.Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiêp, nông thôn tại nh nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh thanh bình - đồng tháp (Trang 27 - 30)

1.3.1.Quan niệm về nông nghiệp, nông thôn

- Nông thôn: là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nơng thơn có thể được xem xét trên nhiều góc độ về kinh tế, chính trị, văn hóa... Nơng thơn khơng đơn thuần là khu vực xã hội mà cũng là khu vực kinh tế - kinh tế nơng thơn. Trong địa bàn nơng thơn ngồi nơng nghiệp cịn có cơng nghiệp, dịch vụ thường gọi là các hoạt động phi nông nghiệp.

- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm lương thực, thực phẩm. Nơng nghiệp theo nghĩa rộng cịn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, có năng suất lao động thấp, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

1.3.2.Vai trị của kinh tế nông nghiệp, nông thôn

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

- Là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, đảm bảo thắng lợi tiến trình CNH-HĐH đất nước.

1.3.3.Đặc điểm của vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn

- Chu kỳ sản xuất mang tính thời vụ trong nơng nghiệp làm cho quá trình luân chuyển vốn đầu tư chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn.

- Sự tác động của vốn vào sản xuất không phải trực tiếp mà thông qua đất đai, cây trồng, vật nuôi...

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên quá trình sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, gây tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp nên khả năng thu hút vốn đầu tư chưa cao.

1.3.4. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn. thôn.

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời nay và là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây, nông nghiệp được coi là nền tảng bền vững, cơ sở để phát triển CNH-HĐH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ trọng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng cao, một số sản phẩm đã đứng hàng đầu trong cung ứng cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, để thoát khỏi những hạn chế như sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều, cơ giới hóa thấp… Đảng ta đã xác định đột phá mạnh mẽ trên cơ sở bổ sung, thay đổi một số quan điểm, mục tiêu để phát triển nông nghiệp. Nghị quyết 26-NQ/TƯ ra ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn được thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc đẩy mạnh đổi mới sản xuất nông nghiệp, nông

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

thơn và nơng dân. Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những hạn chế của thực trạng sản xuất nông nghiệp: “Nơng nghiệp phát triển cịn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - cơng nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nơng nghiệp cịn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp”. Nghị quyết 26 cũng đã vạch ra mục tiêu “Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”; đồng thời khẳng định “Cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết

kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia...”.

Về đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 xác định: Tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tăng mạnh đầu tư ngân sách Nhà nước ngay từ năm 2009 và bảo đảm 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước. Vì vậy, tín dụng cho lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, thể hiện qua các Nghị quyết, Nghị định của Đảng, Chính phủ, cùng các văn bản chỉ đạo của NHNN, đặc biệt là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ với mục đích nhằm khơi thơng nguồn vốn tới nông thôn, nơng dân, đồng thời có sự bổ sung, phát triển và khắc phục những tồn tại của các văn bản quy định trước đây, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; Khuyến khích các TCTD cho vay vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH – TỈNH ĐỒNG THÁP. --- **---

2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiêp, nông thôn tại nh nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh thanh bình - đồng tháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)