Sau khi khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cán bộ phòng tín dụng

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN: TÍN DỤNG NGAN HÀNG 1 ĐỀ TÀI: Tìm hiểu quy trình tín dụng của các Ngân hàng thương mại Vietcombank, MB Bank và Shinhan Bank và so sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 25 - 27)

đủ hồ sơ, cán bộ phịng tín dụng tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, ghi vào “sổ tiếp nhận hồ sơ” và giao hồ sơ lại cho Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay. Đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ từ khách hàng.

Trưởng phịng tín dụng/phó tổng giám đốc Shinhan Bank lập danh sách khách hàng có nhu cầu vay vốn, yêu cầu nhân viên cho vay phỏng vấn sơ bộ khách hàng để nắm rõ khả năng, quy định pháp luật, mục đích vay vốn, số tiền vay, và kế hoạch tình trạng trả nợ, tài sản thế chấp.

Nhận xét

Về cơ bản cả 3 ngân hàng đều có đủ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế tài chính, hồ sơ bảo đảm tiền vay và giấy đề nghị vay vốn. Chỉ khác một vài chi tiết về người tiếp nhận và hoạt động tiếp nhận hồ sơ.

b, Phân tích tín dụng

1. Giống nhau:

Cả 3 ngân hàng đều tiến hành đánh giá, phân tích, năng lực pháp lý, hành vi, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư, tài sản đảm bảo mà khách hàng đưa ra; đánh giá những rủi ro gặp phải và đề ra biện pháp phịng ngừa. Định giá tín dụng phù hợp với ngân hàng đồng thời xác định chính xác nhu cầu xin vay của khách hàng. 3 ngân hàng đều thẩm định hồ sơ do khách hàng cung cấp, thẩm định khảo sát thực tế.

Vietcombank MB Bank Shinhan Bank Xếp hạng tín

dụng Căn cứ theo kết quả xếp hạngkhách hàng trên hệ thống xếp

hạng nội bộ.

Chấm điểm xếp hạng tín dụng theo quy định chung của ngân hàng MB.

Phịng tín dụng, phịng thẩm định và cấp duyệt phối hợp thực hiện chấm điểm kiểm soát, phê duyệt xếp hạng khách hàng theo quy định của Shinhan Bank. Người lập báo cáo và quy trình phân tích Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng phó phịng tín dụng. Sau khi nhất trí với các thơng tin hoặc khơng nhất trí song đã có ý kiến nêu rõ tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định, trưởng phó phịng tín dụng ký tên và trình tiếp lên Giám đốc /phó giám đốc chi nhánh.

Thẩm định của cán bộ trực tiếp cho vay theo những phương pháp phù hợp. Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm tra rồi trả hồ sơ về cho Cán bộ trực tiếp cho vay. Cán bộ quyết định cho vay phê duyệt. Sau đó, tồn bộ hồ sơ vay vốn được trả về cho Cán bộ trực tiếp cho vay.

Nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ nhận hồ sơ và đối chiếu trực tiếp bản chính. Sau khi hồn thành thẩm tra thực tế khách hàng và có kết quả thẩm định, chuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành lập báo cáo định giá và đề xuất cấp tín dụng theo mẫu quản trị tín dụng sau đó chuyển đề xuất kèm theo hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho giám đốc phịng giao dịch.

c, Quyết định tín dụng

1. Giống nhau:

Các ngân hàng dựa trên nội dung của hoạt động phân tích cho vay để từ đó làm cơ sở xác định: mức cho vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay. Các báo cáo của cả 3 ngân hàng đều phải trình cho các cấp có thẩm quyền theo quy định của mỗi ngân hàng kiểm tra, phê duyệt để tránh sai sót xảy ra trong việc cấp tín dụng.

2. Khác nhau:

Nếu đồng ý cho vay

Cán bộ tín dụng dự thảo và trình trưởng/phó phịng tín dụng các văn bản. Trưởng/ phó phịng tín dụng kiểm tra, kiểm sốt, ký kiểm sốt trên từng hợp đồng tín dụng và trình trực tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký.

Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay. Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm sốt các cơng văn giấy tờ có liên quan và trình tồn bộ hồ sơ và tài liệu đó cho Cán bộ quyết định cho vay ký kết.

Sau khi nghiên cứu, thẩm định, cán bộ tín dụng Shinhanbank lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phịng phân tích tín dụng sau đó trình lên Ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh phê duyệt.

Nếu khơng được chấp nhận cho vay

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN: TÍN DỤNG NGAN HÀNG 1 ĐỀ TÀI: Tìm hiểu quy trình tín dụng của các Ngân hàng thương mại Vietcombank, MB Bank và Shinhan Bank và so sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 25 - 27)