Trong khi cấp tín dụng, Ngân hàng Shinhan sẽ kiểm soát việc

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN: TÍN DỤNG NGAN HÀNG 1 ĐỀ TÀI: Tìm hiểu quy trình tín dụng của các Ngân hàng thương mại Vietcombank, MB Bank và Shinhan Bank và so sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 29 - 33)

hàng Shinhan sẽ kiểm soát việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay có gì thay đổi trong q trình sản xuất và vận hành, có dấu hiệu gian lận, thua lỗ trong kinh doanh.

Nhận xét chung: Nhìn chung quy trình cấp tín dụng của mỗi ngân hàng khơng có sự khác biệt quá lớn, cả 3 ngân hàng đều có các gói dịch vụ, hàng hóa; khối lượng giao dịch lớn; lãi suất tiền gửi, cho vay đến các khâu chăm sóc khách hàng, triển khai các mạng lưới giao dịch, bảo mật đều được hoàn thiện và nâng cao

ở mức tối ưu. Sự khác biệt ở cả 3 ngân hàng chủ yếu là do cơ cấu tổ chức, sự phân cấp các phòng ban, các sản phẩm dịch vụ và nhiệm vụ các bên thời gian thực hiện các công việc trong từng nghiệp vụ cũng như hạn mức tín dụng được phép cấp của mỗi ngân hàng để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu và kéo dài. Việc tách bạch rõ ràng từng bước trong quy trình tín dụng cũng như chia nhỏ các đơn vị, phịng ban trong ngân hàng giúp tăng tính chun mơn hóa, hiệu suất hoạt động cho từng bộ phận; có được cái nhìn khách quan, đa chiều hơn khi đánh giá khách hàng và hạn chế được sai sót hơn. Mỗi ngân hàng đều không ngừng xây dựng các sản phẩm tín dụng mới, tiếp tục đầu tư các lĩnh vực nổi trội tạo nên tên tuổi của mình, tạo ra sự khác biệt của mình để khách hàng có thể dễ dàng nhận diện.

4.2. Một số giải pháp khắc phục những rủi ro, hạn chế trong quy trình tín dụngcủa các ngân hàng của các ngân hàng

Trong các loại nghiệp vụ ngân hàng ở Việt Nam, hoạt động tín dụng ln được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ có độ rủi ro cao nhất. Rủi ro tín dụng là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả những ngân hàng đứng đầu thế giới. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cổ phần còn phải đối mặt các loại rủi ro khác như rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đối, tái đầu tư, thanh khoản, chính sách... Tuy nhiên, nổi bật trong những năm gần đây vẫn là rủi ro tín dụng. Một số giải pháp phịng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng quy trình tín dụng có thể kể đến như sau:

- Mở rộng chi nhánh và tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng. Vì nguồn tuyển dụng nhân sự của Ngân hàng đa dạng và chất lượng nhưng nhu cầu nhân sự thì có giới hạn nên doanh nghiệp nên mở rộng chi nhánh để tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và tiếp cận được nhiều khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng tại bộ phận tín dụng, một bộ phận địi hỏi kiến thức chuyên môn sâu, khả năng giải quyết công việc nhanh nhạy, chủ động chính

- Đơn giản hố thủ tục và quy trình: Mặc dù đã có một quy trình tín dụng khá hoàn chỉnh, tuy nhiên, để rút ngắn thời gian và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng, quy trình tín dụng cần được đơn giản hố hơn nữa.

- Xây dựng hệ thống cơng nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định phục vụ cho q trình đánh giá tín dụng. Thường xun kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.

- Nâng cấp chất lượng thẩm định: Để có thể kiểm soát tốt khách hàng cho vay trong điều kiện này, ngân hàng cần nâng cao rõ rệt khâu thẩm định, không chỉ dừng lại ở khâu thẩm định xét duyệt cho vay, mà trong q trình cấp tín dụng, theo diễn biến dịch bệnh để có các thẩm định lại, từ đó mới có các ứng phó thích hợp. Song song đó, ngân hàng cần nâng cấp khâu thẩm định thành dịch vụ tư vấn thẩm định (để đạt 2 mục tiêu, vừa an toàn vốn vay, vừa hỗ trợ tốt khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh tốt).

- Khác biệt hoá chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngân hàng đang có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tuy nhiên sự thâm nhập của Fintech vào thị trường Việt Nam, lãi suất cạnh tranh từ các Ngân hàng khác và những kênh đầu tư sinh lời khác sẽ gây áp lực cạnh tranh nên nâng cao chất lượng dịch vụ và khác biệt hoá sản phẩm để giữ khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các NHTM và quản lý của NHNN. NHNN cần chú trọng tập trung việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động NHTM theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu quy trình tín dụng của 3 ngân hàng trên ta thấy được những điểm khác nhau cơ bản trong quy trình tín dụng của các ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có quy trình cấp tín dụng riêng dựa trên văn hóa, khẩu vị rủi ro hoặc đặc điểm kinh doanh. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, các ngân hàng đã từng bước tiếp cận ngày càng nhiều khách hàng, ngày càng đáp ứng một cách hoàn hảo mọi nhu cầu để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cơng tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập: nhiều dự án kinh doanh hoạt động không hiệu quả, các Ngân hàng không thu hồi được nợ... Các ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng hơn nữa, hồn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín dụng cũng như hồn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản quản trị rủi ro tín dụng.

Trên đây là những tìm hiểu, đánh giá của nhóm em về quy trình tín dụng của 3 ngân hàng Vietcombank, MB Bank và Shinhan Bank. Với thời gian và những kiến thức cịn hạn chế, nhóm em khơng tránh khỏi những sơ suất với bài làm của mình. Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ các thầy cơ để bài làm được hồn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.vietcombank.com.vn/ - Trang thông tin điện tử ngân hàng Vietcombank

2. https://www.mbbank.com.vn/- Trang thông tin điện tử ngân hàng MB Bank 3. https://www.shinhan.com.vn/ - Trang thông tin điện tử ngân hàng Shinhan

Bank

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN: TÍN DỤNG NGAN HÀNG 1 ĐỀ TÀI: Tìm hiểu quy trình tín dụng của các Ngân hàng thương mại Vietcombank, MB Bank và Shinhan Bank và so sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 29 - 33)