Thiết bị cán

Một phần của tài liệu Vật liệu học (Trang 98 - 99)

8.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP Lực

8.2.1.4 Thiết bị cán

8.2.1.4.1 Máy cán (hình8.8) Cấu tạo

a. Giá cán: Là bộ phận chủ yếu của máy cán, trên đó lắp:

- Các trục cán

- Hệ thống điều chỉnh khoảng cách giữa các trục cán

b.Trục cán (6): gồm 3 phần: (hình 8.7)

- Thân (1): có chứa các lỗ hình

- Cổ trục(2) : lắp ghép với hộp trục cán

- Đầu chữ thập(3): nối trục cán với bộ phận truyền dẩn

Hình 8. 7 Cấu tạo trục cán

1. Thân; 2. CỔ trục; 3. Đầu chữ thập

c. Láp truyền và khớp nối các đăng (5):

- Truyền chuyển động từ hộp bánh răng chữ V cho các trục cán.

- Khóp các đăng bảo đảm tính tự lựa cho sự truyền động khi trục cán dịch chuyển.

d. Hộp bánh răng chữ V (4):

- Nhận chuyển động từ giảm tốc phân phối cho trục cán

- Bánh răng chữ V có nhiệm vụ triệt tiêu lực dọc trục và lực trượt giữa 2 trục cán.

e. Động cơ và giảm tốc (1 và 3): truyền lực và momem cán.

Vật Liệu Học Lâm Hồng Cảm

Nguyên lý làm việc: Động cơ (1) thông qua khớp nối(2) truyền chuyển động qua

hộp giảm tốc (3), nhằm tăng mô men cán. Hộp bánh răng chữ V(4) nhận truyền động từ giảm tốc phân phối ra 3 chuyển động quay đồng tốc cho 3 trục cán (6) thơng qua trục truyền và khóp nối các đăng (5).

8.2.1.4.2 Phân loại máy cán a. Máy cán 2 trục (hình a)

- Gồm 2 trục cán quay ngược chiều nhau. - Có thể đảo chiều để đưa phơi từ 2 phía.

b. Máy cán 2 trục trục kép

- Thực chất là 2 máy cán 2 trục đặt cạnh nhau - Có chiều quay ngược nhau để đưa phơi từ 2 phía.

c. Máy cán 3 trục (hình b)

- Phơi cán lúc đầu vào giữa trục dưới và trục giữa (khe hở dưới) (1).

- Sau đó đưa phơi vào giữa trục trên và trục giữa (khe hở trên) (2).

- Rồi lại vào khe hở dưới... cứ thế tiếp tục luân phiên vào lỗ hình nhỏ dần.

Một phần của tài liệu Vật liệu học (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)