Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

Một là, luận án tiếp tục hệ thống hoá và làm sâu sắc thêm khái niệm và đặc

Các cơng trình đã cơng bố chủ yếu đưa ra khái niệm về “hoà giải”, chung quan điểm về việc hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bởi một bên thứ ba làm trung gian, giúp đỡ các bên giải quyết mâu thuẫn. Đây sẽ là quan điểm mà nghiên cứu sinh kế thừa kết quả của các nghiên cứu đi trước, tuy nhiên, luận án sẽ đưa ra khái niệm về “hoà giải thương mại” với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Về xây dựng các đặc điểm pháp lý của hoà giải thương mại, mặc dù các nghiên cứu trước đây cũng đã có những tác giả chỉ ra một số đặc điểm cơ bản như: Ln có sự tham gia của bên thứ ba, tính tự nguyện, tính bảo mật… Luận án sẽ kế thừa và mở rộng, phân tích sâu sắc hơn các đặc điểm pháp lý đó. Theo đó, các đặc điểm pháp lý của hồ giải thương mại sẽ được nghiên cứu sinh phân chia theo bốn tiêu chí: Tính chất, chủ thể, mục đích và thủ tục.

Về phân loại hoà giải, đây là vấn đề còn nhiều quan điểm tại Việt Nam, luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục chỉ ra các loại hoà giải thương mại với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập theo các tiêu chí: (i) Dựa vào hình thức hoà giải; (ii) Dựa vào cách thức/ phương thức hồ giải.

Hai là, luận án phân tích vai trị của hoà giải thương mại trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghiên cứu sinh cũng sẽ kế thừa một số những phân tích trước đây về ưu, nhược điểm của hoà giải thương mại, nhưng làm rõ hơn vai trị của hồ giải thương mại đối với xã hội, nền kinh tế, các bên tranh chấp, Nhà nước. Theo đó, cách tiếp cận của nghiên cứu cũng mang tính so sánh, đánh giá so sánh với các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại. Luận án có phân tích vai trị của hồ giải thương mại trong nền kinh tế hội nhập tại Việt Nam hiện nay, cụ thể là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization- WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) và tiến hành ký kết các hiệp định tự do thế hệ mới như Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt

Nam- Liên minh Châu Âu (Free Trade Agreement Vietnam- European Union- EVFTA).

Ba là, luận án phân tích những vấn đề lý luận về pháp luật hồ giải thương mại.

Có thể nói, vấn đề lý luận về pháp luật hoà giải thương mại còn chưa thực sự được các học giả Việt Nam cũng như quốc tế quan tâm. Các nghiên cứu chủ yếu khai thác vấn đề kinh nghiệm của một số quốc gia về vấn đề hoà giải thương mại. Do đó, nghiên cứu sinh có thể kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác phẩm trước đây và làm rõ hơn về kinh nghiệm xây dựng pháp luật về hoà giải thương mại tại một số quốc gia như Singapore, CHLB Đức, UNCITRAL.

Ngoài ra, trong phần về lý luận pháp luật về hoà giải thương mại, nghiên cứu sinh sẽ nêu và phân tích các vấn đề sau: (i) Khái niệm pháp luật về hoà giải thương mại; (ii) Những yếu tố chi phối đến pháp luật về hồ giải thương mại; (iii) Q trình phát triển pháp luật về hồ giải thương mại; (iii) Hình thức và nội dung pháp luật về hoà giải thương mại.

Bốn là, luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về hoà giải

thương mại ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoà giải thương mại với cách tiếp cận là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, mà cụ thể được ghi nhận tại Luật thương mại 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Chương về cơng nhận kết quả hồ giải ngồi Toà án) và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hồ giải thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh sẽ kế thừa các nghiên cứu của các học giả nước ngoài về pháp luật hoà giải thương mại, chủ yếu về các vấn đề: Nguyên tắc hoà giải, hoà giải viên, thủ tục hoà giải, giá trị thi hành của hồ giải; trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh sẽ so sánh đánh giá với các quy định, quan niệm hiện nay của Việt Nam.

Năm là, luận án cần đưa ra được các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

Trên cơ sở kế thừa một số quan điểm và phát triển, phân tích các quan điểm ấy, nghiên cứu sinh sẽ phân tích các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại theo ba hướng: (i) Hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại phải đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; (ii) Hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; (iii) Hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của phương thức giải quyết tranh chấp này.

Nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp tổng thể về việc xây dựng Luật về hoà giải tại Việt nam trên cơ sở đánh giá nội dung của Nghị định về hoà giải thương mại. Về các đề xuất về nội dung hoàn thiện pháp luật, nghiên cứu sinh đề xuất tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về chủ thể hoà giải (tổ chức hoà giải, hoà giải viên), thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, cơ chế quản lý hoà giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)