Hoạt động của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105 - 106)

3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, dự kiến kết quả nghiên

2.2.4. Hoạt động của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Nhằm cụ thể hoá cam kết mở cửa thị trường dịch vụ hoà giải mà Việt Nam đã ký kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nghị định 22/2017/NĐ-CP đã quy định hình thức tổ chức của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài muốn được hoạt động tại Việt Nam cần đáp ứng 2 điều kiện: (i) Đã được thành lập và hoạt động hợp pháp tại nước ngồi, tơn trọng Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; (ii) Thực hiện thủ tục để hiện diện dưới hai hình thức bao gồm chi nhánh và văn phòng đại diện. Như vậy, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận hoạt động hiện diện pháp nhân bằng một trung tâm hoà giải nước ngoài tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại.

Về chức năng, chi nhánh của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài được cung cấp dịch vụ hoà giải tại Việt Nam. Chi nhánh có con dấu, được thuê trụ sở để thực hiện hoạt động, tuyển dụng lao động Việt Nam hoặc người nước ngoài để làm việc, mở tài khoản tại Việt Nam và chuyển thu nhập ra nước ngoài, đồng thời có đầy đủ nghĩa vụ về thủ tục quản lý hành chính như lưu trữ các loại hồ sơ, báo cáo tổ chức và hoạt động với cơ quan Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó, văn phịng đại diện được thành lập để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hồ giải tại Việt Nam, nhưng khơng được thực hiện hoạt động hoà giải thương mại tại Việt Nam, vì thế khơng phát sinh thu nhập từ hoạt động hoà giải tại Việt Nam.

Về mặt thủ tục, trước hết, tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp (Điều 36 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Bộ Tư pháp sẽ giữ quyền ra quyết định cho phép hay từ chối việc tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam. Bên cạnh Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; những yếu tố mà Bộ Tư pháp sẽ xem xét để quyết định bao gồm: Sự tồn tại hợp pháp của tổ chức hoà giải thương mại tại nước ngoài (giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp); năng lực tổ chức hoạt động của tổ chức hoà giải nước ngoài (bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài); đội ngũ hoà giải viên, nhân sự

phịng đại diện; danh sách hồ giải viên thương mại, nhân viên dự kiến làm việc tại Việt Nam) (Khoản 1 Điều 36 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Sau khi được cấp phép thành lập, tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài cần đăng ký hoạt động của chi nhánh, thông báo việc thành lập văn phòng đại diện tại Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện (Điều 37 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). So với tổ chức hoà giải thương mại tại Việt Nam thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài phải trải qua thêm bước xin cấp phép, tuy nhiên đây là quy định hợp lý nhằm kiểm soát sự hiện diện của tổ chức nước ngoài tại lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, các tổ chức hồ giải thương mại ở Việt Nam đã trải qua bước xin cấp phép và đăng ký hoạt động nên khi thành lập chi nhánh chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp nơi đặt chi nhánh, văn phịng đại diện, thơng báo về việc thành lập chi nhánh cho Sở tư pháp nơi Trung tâm hoà giải thương mại đăng ký hoạt động nếu đặt chi nhánh ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi Trung tâm đăng ký hoạt động; thực hiện thủ tục thơng báo thành lập văn phịng đại diện cho Sở tư pháp nơi đăng ký hoạt động và Sơ tư pháp nơi Trung tâm đăng ký hoạt động nếu đặt ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố Trung tâm đăng ký hoạt động. Cũng vì thế nên thời gian thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam cũng dài hơn. Về mặt thủ tục và thời gian, Nghị định 22/2017/NĐ-CP đã đảm bảo tính khơng phân biệt đối xử với việc gia nhập thị trường của tổ chức hoà giải nước ngoài tại thị trường Việt Nam, tổng thời gian thực hiện thủ tục không dài hơn so với các tổ chức trong nước.  

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)