Từ biểu đồ 3.5 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi nhân thể thủy tinh cứng độ II và độ III chiếm tỷ lệ cao, độ II (54,8% ), độ III (31,8%), chỉ có 3 trường hợp (7,1%) nhân cứng độ IV, không có trường hợp nào nhân cứng độ I và độ V.
Các tác giả trên thế giới nghiên cứu phẫu thuật mắt đục thể thủy tinh đục có AMD chủ yếu tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả giữa phẫu thuật và tiến triển của AMD sau phẫu thuật nên không phải báo cáo nào các tác giả cũng đề cập chi đến mức độ đục của thể thủy tinh mà chỉ nhận xét hoặc khuyến cáo nên phẫu thuật thể thủy tinh đục ở mức tương đối sớm hoặc vừa phải để tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc phát hiện chính xác các tổn thương AMD [45]. Chính vì vậy khó có thể có được một bảng so sánh của các tác giả khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp (7,1%) nhân cứng độ IV, chúng tôi phải đánh giá tình trạng tổn thương võng mạc vùng hoàng điểm sau phẫu thuật do thể thủy tinh đục nhiều, nhưng chúng tôi vẫn lấy vào cỡ mẫu nghiên cứu do:
- Trường hợp thứ nhất: bệnh nhân nam 85 tuổi, mắt phải đục thể thủy tinh nhân cứng độ IV, mắt trái đã phẫu thuật đục thể thủy tinh và đặt TTT nhân tạo, có AMD biểu hiện có drusen cứng và rối loạn sắc tố.
- Trường hợp thứ 2: bệnh nhân nữ 76 tuổi, mắt trái đục thể thủy tinh có AMD, mắt phải thể thủy tinh đục độ IV. Bệnh nhân có nguyện vọng phẫu thuật đục thể thủy tinh mắt trái, sau mổ thị lực cải thiện nên bệnh nhân có nguyện vọng mổ đục thể thủy tinh mắt phải.
AMD là bệnh thường biểu hiện ở cả 2 mắt nên chúng tôi lấy 2 mắt trên vào cỡ mẫu nghiên cứu.
- Trường hợp thứ 3: bệnh nhân nam 83 tuổi mắt phải thể thủy tinh đục độ IV, mắt trái sẹo giác mạc, tiền sử mắt phải có AMD không theo dõi, bệnh nhân có nguyên vọng phẫu thuật thể thủy tinh đục.