Mỗi bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu đều có một phiếu điều tra theo dõi riêng theo mẫu. Khi vào viện bệnh nhân được hỏi bệnh, tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng thường quy, bệnh nhân được chụp mạch huỳnh quang trước và sau phẫu thuật 4 tuần, ngoài ra còn làm đầy đủ các chỉ số nghiên cứu theo mẫu phiếu theo dõi đề ra. Bệnh nhân được phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm đặt TTTNT trong túi bao. Trong qua trình nghiên cứu chúng tôi ghi lại tất cả các khó khăn và biến chứng trong và sau phẫu thuật, kỹ thuật xử lý. Tất cả các lần khám đều được khai thác kiểm tra và ghi vào phiếu theo dõi theo các chỉ số nghiên cứu.
* Khám trước mổ:
- Tuổi: Chúng tôi chia làm 3 nhóm tuổi: < 60 tuổi 60 - 75 tuổi > 75 tuổi - Giới: chia tỷ lệ nam, nữ.
- Khai thác triệu chứng cơ năng: Nhìn mờ, mờ tăng dần hay mờ đột ngột, nhìn khó, cảm giác như thiếu ánh sáng hay nhìn lóa mắt khi gặp ánh sắng chói....
- Khai thác tiền sử: + Tại mắt: viễn thị, đã khám phát hiện AMD? nếu có thì đã điều trị hay không? quá trình và kết quả như thế nào ?
+ Toàn thân: hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, ....
+ Tiền sử gia đình: * Khám bệnh:
- Thị lực: Các bệnh nhân được đo thị lưc, thử kính: Dựa vào bảng phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1993: thị lực được phân chia chi tiết hơn theo các mức độ:
Thị lực Snellen LogMAR Thị lực mù ST (+) – < ĐNT 1m ĐNT 1m – < ĐNT 3m 3.0 – < 2.0 2.0 – < 1.6 Thị lực kém ĐNT 3m – < 20/200 20/200 – < 20/80 1.6 – < 1.0 1.0 – < 0.6 Thị lực khá ≥ 20/80 ≥ 0.6
Tất cả các phân tích thị lực trung bình được chuyển đổi về thang thị lực logMAR sau đó chuyển về giá trị tương đương theo bảng thang thị lực Snellen để báo cáo.
- Tình trạng nhãn áp: Nhãn áp được đo bằng nhãn áp kế Goldmann và chia làm 3 mức độ: + Thấp: chỉ số nhãn áp < 7mmHg
+ Cao: chỉ số nhãn áp > 20mmHg
- Khám bán phần trước bằng sinh hiển vi phát hiện các tổn thương bán phần trước như giác mạc, mống mắt, thể thủy tinh lệch để loại trừ .
- Khám đánh giá mức độ đục và hình thái của thể thủy tinh đục bằng sinh hiển vi đèn khe sau khi đã nhỏ giãn đồng tử.
+ Độ cứng của thể thủy tinh: dựa vào bảng phân loại Buratto chúng tôi chia độ cứng của thể thủy tinh thành 5 mức độ:
Màu sắc TTT Ánh đồng tử
Độ I: Nhân mềm Nhân TTT còn trong Ánh đồng tử hồng đều
Độ II: Nhân mềm vừa phải
Nhân TTT đục ít màu vàng xanh
Ánh đồng tử màu hồng nhạt
Độ III: Nhân cứng trung bình
Nhân TTT đục vàng. Ánh đồng tử xám nhạt
Độ IV: Nhân cứng Nhân TTT vàng hổ
phách hoặc nâu sẫm.
Ánh đông tử tối
Độ V: Nhân rất cứng Nhân TTT màu nâu đen Ánh đồng tử tối
+ Hình thái đục thể thủy tinh được chia: + hình thái đục vỏ. + hình thái đục nhân.
+ hình thái đục cực dưới bao sau. - Khám bán phần sau bằng sinh hiển vi và kính Volk 90D để đánh giá tổn thương thực thể phối hợp với kết quả chụp mạch huỳnh quang để chẩn đoán AMD theo hình thái và giai đoạn bệnh:
+ Hình thái của AMD gồm 2 hình thái: ● AMD thể khô (thể teo): gồm drusen cứng, rối loạn sắc tố, teo biểu mô sắc tố.
● AMD thể ướt (thể xuất tiết): gồm drusen mền, rối loạn sắc tố, bong biểu mô sắc tố, xuất huyết, xuất tiết, tân mạch, sẹo xơ hình đĩa.
+ Giai đoạn của AMD: ● AMD giai đoạn đầu: AMD chưa có triệu chứng. ● AMD giai đoạn bệnh lý: gồm thể khô và thể ướt. ● AMD giai đoạn cuối: mất thị lực trung tâm do teo hoặc xơ hóa võng mạc vùng hoàng điểm.
-Tính công suất thể thủy tinh nhân tạo sao khi đã đo khúc xạ giác mạc và siêu âm theo công thức SRKII (Sanders –Retzlaff- Kraff):
P = A – 2,5 L – 0,9 K