Đôi nét về khách hàng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (seabank) (Trang 42)

XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 65 140 200

2.2.1. Đôi nét về khách hàng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

Trước đây, SeABank gần như không có chiến lược rõ ràng về đối tượng khách hàng vay vốn. Hoạt động cho vay chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung, thượng lưu tại các thành phố lớn, khách hàng lớn và các DNVVN có tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Nhưng khi xây dựng chiến lược

kinh doanh là tập trung chủ yếu vào mảng hoạt động bán lẻ, đối tượng khách hàng mà SeABank hướng đến không chỉ là khách hàng cá nhân; khách hàng doanh nghiệp lớn mà còn được mở rộng ra với đối tượng khách hàng là các DNVVN hoạt động kinh doanh theo nhiều ngành nghề; các hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, lượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu khách hàng vay so với trước đây.

Hiện tại, SeABank đã thành lập khối Bán lẻ (trong đó có phòng Khách hàng DNVVN) và đưa ra một số chính sách tín dụng ưu đãi đối với DNVVN, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khách hàng có uy tín, có tình hình hoạt động kinh doanh tốt và muốn quan hệ lâu dài với SeABank. Hiện tại, lượng khách hàng là các DNVVN đang chiếm khoảng 35% lượng khách hàng của toàn ngân hàng, trong đó có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp mới bắt đầu đặt quan hệ tín dụng với SeABank. Việc cho vay đối với DNVVN tại SeABank được diễn ra mạnh chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Một số chi nhánh trong hệ thống của SeABank có dư nợ cho vay đối với DNVVN lớn như chi nhánh Hai Bà Trưng, Chợ Lớn, Nha Trang, Hà Nội,…

Qua nghiên cứu khảo sát các khách hàng là các DNVVN quan hệ tín dụng tại SeABank trong thời gian qua đã cho thấy một số nét cơ bản sau:

Thứ nhất, hầu hết các DNVVN có quan hệ tín dụng với SeABank đều là các doanh nghiệp tư nhân.

Hầu hết các DNVVN có quan hệ tín dụng tại SeABank đều là các doanh nghiệp tư nhân, lượng doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng tại SeABank chiếm một tỷ lệ nhỏ. Thực tế không phải SeABank không quan tâm tới khối doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc doanh, mà các doanh nghiệp này thường được vay vốn với lãi suất khá ưu đãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước hoặc bản thân các doanh nghiệp quốc doanh thường e ngại lãi suất cho vay cao và thủ tục cho vay quá chặt chẽ tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Thứ hai, các DNVVN có quan hệ tín dụng với SeABank hiện nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ

Đa phần các DNVVN có quan hệ tín dụng với SeABank đều hoạt động trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ như: vận tải, xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại hàng hóa, kinh doanh nhà hàng khách sạn,…Tỷ lệ các doanh nghiệp này chiếm khoảng 80% tổng số DNVVN vay vốn tại SeABank. Các lĩnh vực này

hiện đang có tốc độ tăng trưởng mạnh và thị trường cho các lĩnh vực này cũng rất rộng lớn, tạo điều kiện cho các DNVVN có quy mô vốn nhỏ, số lao động ít, trình độ kĩ thuật công nghệ ở mức độ thấp vẫn có thể gia nhập được dễ dàng. Mặt khác, nhiều DNVVN đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm làm đầu vào cho các doanh nghiệp lớn. Như vậy, nếu các DNVVN phát triển thì sẽ hỗ trợ không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ các DNVVN phát triển bằng cách tạo ra một nguồn cung vốn với chi phí hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cơ sở cho sự phát triển của DNVVN nói riêng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Thứ ba, các doanh nghiệp đã từng bước chấp hành tốt chế độ báo cáo, chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước

Công tác kế toán, sổ sách chứng từ của các doanh nghiệp được thực hiện theo quy định và phản ánh được tương đối chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho SeABank trong việc thu thập thông tin một cách trung thực và chính xác nhất, từ đó giúp cho quá trình thẩm định và đưa ra các quyết định được thuận lợi và có cơ sở hơn.

Thứ tư, trình độ đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý trong các DNVVN cũng đang được cải thiện dần

Số lượng nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và có tay nghề ngày một gia tăng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ, mở các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ do các cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm chuyên môn sâu đào tạo hoặc mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy đào tạo. Một số cán bộ nòng cốt, cán bộ nguồn còn được cử đi đào tạo và học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh ở nước ngoài để về áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mình.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao

Sản phẩm dịch vụ của nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày một khắt khe của khách hàng trong nước. Không những thế, nhiều doanh nghiệp đã bước đầu xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trường quốc tế và được thị trường này chấp nhận. Điều này cho thấy hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng lên không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Nhìn chung, các DNVVN vay vốn tại SeABank phần lớn đều là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động khá hiệu quả, có uy tín và có tiềm lực tài chính cũng như cơ sở vật chất, trình độ nhân lực ở mức khá. Những doanh nghiệp này đang nỗ lực không ngừng để khẳng định tên tuổi và vị thế của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (seabank) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w