Ánh sáng (Lighting):

Một phần của tài liệu lập trình 3d ứng dụng trên nền tảng android (Trang 85 - 90)

Chương 5: Áp dụng OpenGLES để tạo ứng dụng 3D trên Andro

5.10 Ánh sáng (Lighting):

Việc thêm ánh sáng vào cảnh sẽ làm tăng tính chân thực và cách nhìn. Bước đầu tiên cần thực hiện là kích hoạt backface culling như trong 5.10.

Có một số loại ánh sáng có thể được thêm vào hình:

Ambient Light: ánh sáng bao xung quanh, nó khơng đến từ bất kì một hướng

nào cụ thể, khi ánh sáng bao xung quanh một bề mặt ánh sáng sẽ được phản xạ theo nhiều hướng.

Diffuse Light: Ánh sáng khuếch tán, nó đến từ một hướng, ánh sáng khuếch tán

Specular Light: Ánh sáng phản chiếu, cũng giống như ánh sáng khuếch tán

nhưng nó được phản xạ theo một hướng, giống như ánh sáng nổi bật trên bề mặt trước.

Emissive Light: Ánh sáng tỏa, ánh sáng này đến từ một đối tượng cụ thể, các

đối tượng có thể giảm lượng ánh sáng nhưng nó khơng thể phản chiếu ra bất kì bề mặt ngồi nào.

Khơng chỉ có thể chiếu sáng các vật thể mà cịn có thể chỉ định các bề mặt phản ứng như thế nào với ánh sáng bằng cách sử dụng vector pháp tuyến.

Pháp tuyến là một vector vng góc với một bề mặt, nó được sử dụng trong việc tính tốn ánh sáng, cần phải xác định một pháp tuyến cho mọi đa giác được vẽ bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng.

Ví dụ: tạo ra 2 mảng màu cho ánh sáng bao quanh và ánh sáng khuếch tán. Đây sẽ là màu sắc của ánh sáng nguồn:

float[] lightAmbient = {0.2f, 0.3f, 0.6f, 1.0f}; float[] lightDiffuse = {0.2f, 0.3f, 0.6f, 1.0f};

Tiếp theo sẽ tạo ra 1 mảng chất liệu, một ánh sáng bao quanh và một ánh sáng khuếch tán cho nguồn. Về bản chất điều này làm tăng giá trị của ánh sáng bởi các giá trị của chất liệu nó làm cho màu sắc phản chiếu lên các bề mặt bị mất. Các mảng ở bề mặt dưới mất đến 40% ánh sáng , mỗi giá trị tượng trưng cho màu mà nó phản xa.

float[] matAmbient = {0.6f, 0.6f, 0.6f, 1.0f}; float[] matDiffuse = {0.6f, 0.6f, 0.6f, 1.0f}; private void init(GL10 gl) {

Bật cờ GL_LIGHTING trong hàm glEnable, điều này cho phép sử dụng ánh sáng trong OpenGL:

OpenGL ES cho phép có tối đa 8 nguồn sáng từ bất kì điểm nào, để kích hoạt được các nguồn sáng này phải bật cờ GL_LIGHTX trong hàm glEnable, X là giá trị từ 0 đến 7.

gl.glEnable (GL10.GL_LIGHT0);

Xác định các thơng số chất liệu cho các mơ hình chiếu sáng, thơng qua các hàm

glMaterialfv và glMaterialf cùng với 3 tham số.

+ Tham số thứ nhất là cờ GL_FRONT_AND_BACK.

+ Tham số thứ hai dùng để xác định loại nguồn sáng muốn sử dụng như GL_AMBIENT, GL_DIFFUSE, GL_SPECULAR, GL_EMISSION và GL_AMBIENT_AND_DIFFUSE.

+ Tham số cuối cùng là một mảng hoặc một giá trị.

gl.glMaterialf(GL10.GL_FRONT_AND_BACK, GL10.GL_AMBIENT,

matAmbient);

gl.glMaterialf(GL10.GL_FRONT_AND_BACK, GL10.GL_DIFFUSE,

matDiffuse);

Giống như việc thiết lập chất liệu, ánh sáng cũng được thiết lập như vậy, điều này được thực hiện bằng cách sử dụng hàm glLightfv và glLightf :

gl.glLightv(GL10.GL_LIGHT0, GL10.GL_AMBIENT, lightAmbient); gl.glLightv(GL10.GL_LIGHT0, GL10.GL_DIFFUSE, lightDiffuse);

Phần còn lại của hàm Init vẫn được giữ nguyên gl.glEnable (GL10.GL_DEPTH_TEST); gl.glDepthFunc(GL10.GL_LEQUAL); gl.glClearColor(0.0f, 0.0f, 0.0f, 0.0f); gl.glClearDepthf(1.0f);

gl.glVertexPointer(3, GL10.GL_FLOAT, 0, box); gl.glEnableClientState (GL10.GL_VERTEX_ARRAY);

gl.glEnable (GL10.GL_CULL_FACE); gl.glShadeModel(GL10.GL_SMOOTH); }

Phần đầu của hàm display vẫn được giữ nguyên

public void display(GL10 gl)

{ gl.glClear(GL10.GL_COLOR_BUFFER_BIT | GL10.GL_DEPTH_BUFFER_BIT); gl.glLoadIdentity (); GLU.gluLookAt(gl, 0.0f, 0.0f, 3.0f, 0.0f, 0.0f, 0.0f, 0.0f, 1.0f, 0.0f); gl.glRotatef(xrot, 1.0f, 0.0f, 0.0f); gl.glRotatef(yrot, 0.0f, 1.0f, 0.0f);

Ở phần trên chúng ta đã nói về pháp tuyến, các pháp tuyến này cần vng góc với bề mặt, bởi vậy bề mặt phía trước có một vector pháp tuyến (0,0,1), phía sau là (0,0,-1). Độ dài 2 vector này là 1. Các pháp tuyến được xác định bằng hàm glNormal3f

và nó được gọi trước khi vẽ hình, hàm này có 3 tham số float.

// front and back

gl.glColor4f(1.0f, 0.0f, 0.0f, 1.0f); gl.glNormal3f(0.0f, 0.0f, 1.0f);

gl.glNormal3f(0.0f, 0.0f, -1.0f);

gl.glDrawArrays(GL10.GL_TRIANGLES_STRIP, 4, 4);

Điều này cũng được thực hiện cho phía trên, phía dưới và các mặt:

// left and right

gl.glColor4f(0.0f, 1.0f, 0.0f, 1.0f); gl.glNormal3f(-1.0f, 0.0f, 0.0f);

gl.glDrawArrays(GL10.GL_TRIANGLES_STRIP, 8, 4); gl.glNormal3f(1.0f, 0.0f, 0.0f);

gl.glDrawArrays(GL10.GL_TRIANGLES_STRIP, 12, 4);

// top and bottom

gl.glColor4f(0.0f, 0.0f, 1.0f, 1.0f); gl.glNormal3f(0.0f, 1.0f, 0.0f); gl.glDrawArrays(GL10.GL_TRIANGLES_STRIP, 16, 4); gl.glNormal3f(0.0f, -1.0f, 0.0f); gl.glDrawArrays(GL10.GL_TRIANGLES_STRIP, 20, 4); gl.glFlush (); gl.glFinish (); }

Color tracking sẽ tự động đặt thuộc tính chất liệu theo lời gọi đến glColor4f ,

việc làm này sẽ làm cho các mặt phản xạ ánh sáng với màu sắc khác nhau. Việc bật và tắt color tracking thông qua cờ GL_COLOR_MATERIAL trong hàm glEnable.

Kết quả:

Normal Lighting Color Tracking

Hình 23 – Kết quả ánh sáng

Một phần của tài liệu lập trình 3d ứng dụng trên nền tảng android (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w