MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI MBBANK THĂNG LONG:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nh mbbank chi nhánh thăng long (Trang 29 - 32)

VỐN TẠI MBBANK THĂNG LONG:

2.1 Mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Hiện tại MBBank Thăng Long chỉ tập trung phát triển tại các thành phố lớn, thiếu hệ thống chân rết ra các tỉnh nhỏ lẻ. Vì vậy, việc cần thiết hiện nay là phải phát triển hệ thống Ngân hàng tại những tỉnh, địa bàn nhỏ, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể biết đến và sử dụng dịch vụ của MBBank. Việc làm đó vừa làm cho Ngân hàng có thêm một lượng khách hàng lớn, vừa tiết kiệm được chi phí giao dịch. Nó còn giúp cho Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, tạo ưu thế, của một Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.2 Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

2.2.1 Đối với tiền gửi của dân cư:

Trong tất cả các nguồn vốn huy động được của Ngân hàng, thì tiền gửi của dân cư là nguồn ổn định và vững chắc nhất cần khai thác. Song, để khai thác được nguồn vốn, Ngân hàng nên duy trì các hình thức huy động vốn cũ đồng thời mở rộng thêm nhiều hình thức huy động vốn mới, như:

• Huy động vốn tiết kiệm bằng vàng: Theo thói quen người Việt hay giữ những phần dư thừa từ thu nhập của mình bằng vàng. Do đó, Chi nhánh cần

đưa ra một số sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng, vừa đem lại lợi ích cho người dân.

• Huy động vốn theo nhiều loại kỳ hạn: Với các hình thức trả lãi, trả gốc khác nhau(cả VNĐ và ngoại tệ), để đa dạng hoá nguồn tiền gửi, Chi nhánh cần định ra nhiều lại kỳ hạn : 4tháng, 5tháng. 7tháng, 8tháng, 10tháng, 11tháng(đối với nội tệ)nhằm hấp dẫn khách hàng

• Thực hiện hình thức huy động “Tiết kiệm học đường”: Áp dụng cho các đối tượng là học sinh, sinh viên. Đặc trưng của đối tượng khách hàng này là nhận tiền vào một thời điểm và chi tiêu trong một thời gian dài. Đây là nhóm có nhiều tiềm năng, cần khai thác.

2.2.2 Đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Mục đích của các tổ chức kinh tế là gửi tiền vào Ngân hàng để được hưởng các lợi ích trong thanh toán. Đây là nguồn có chi phí huy động và tính ổn định thấp, nhưng nếu tạo được tính liên tục sẽ đem lại một lợi thế không nhỏ cho Chi nhánh.

Ngân hàng nên thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tiếp cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ( nhận tiền gửi và đảm bảo thanh toán tại đơn vị theo yêu cầu của khách hàng một cách an toàn và hiệu quả nhất ). Thực hiện nối mạng thanh toán trực tiếp cho khách hàng lớn. Làm tốt công tác thanh toán chuyển tiền cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.3 Đẩy mạnh hoạt động của các công ty trực thuộc.

Ngoài kinh doanh các dịch vụ NH, Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các công ty trực thuộc của Chi nhánh như Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý tài sản. Tích cực phát triển hoạt động phát hành và thanh toán Thẻ, phát triển hệ thống ATM trên cơ sở tự đầu tư của NH

2.4 Giảm chi phí huy động vốn.

• Tìm nguồn rẻ bằng cách tăng đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng. Hiện nay, MBBank chủ yếu nhận tiền gửi của các doanh nghiệp vào để thanh toán qua Ngân hàng. Chi nhánh cần nâng cao hiệu quả thanh toán, nhanh chóng và an toàn để thu hút được nhiều khách hàng.

• Huy động vốn không kỳ hạn: Vốn huy động không kỳ hạn thường có lãi suất thấp hơn vốn huy động có kỳ hạn, do đó sẽ giảm được chi phí huy động.

• Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp: lãi suất là yếu tố cấu thành phần lớn thu nhập và chi phí của Ngân hàng. Vì vậy mọi biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh cần có chính sách lãi suất vừa hấp dẫn người gửi tiền, vừa hạn chế gia tăng lãi suất đầu ra

+ Cụ thể : Áp dụng khung lãi suất huy động. - Từ 1 đến 6 tháng : lãi suất sát trần.

- Từ 7 đến 9 tháng : lãi suất giảm dần.

- Từ 10 đến 13 tháng : lãi suất thấp hơn.

+ Có biện pháp khuyến khích, duy trì số dư tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn gửi ban đầu

+ Lãi suất phải xây dựng dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và biến động tỷ giá.

2.5 Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong huy động vốn

Công tác huy động và sử dụng vốn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Tình hình hoạt động sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động vốn. Nếu Chi nhánh mà kinh doanh không có hiệu quả, cho vay vốn không thu được lãi, hay

nhận tiền gửi mà không thể cho vay được…, sẽ có tác động xấu đến huy động vốn của Ngân hàng. Trong tương lai, uy tín của MBBank sẽ giảm sút và ngược lại.

Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả, giảm tỷ lệ rủi ro, đảm bảo an toàn vốn tín dụng, NH nên thực hiện các biện pháp: trước khi cho vay phải thẩm định lỹ khách hàng có tài sản thế chấp, tư cách pháp nhân, dự án có hiệu quả kinh tế không? NH phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương đẻ quản lý tài sản bảo lãnh. NH nên phát mãi tài sản thế chấp chậm nhất 10 ngày sau khi bên vay không trả được nợ đến hạn…

2.6 Chi phí quảng cáo và marketing hợp lý:

Để thu hút khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều, thì Ngân hàng phải đặt ra các chiến lược có hiệu quả. Thời gian qua, Chi nhánh đã coi trọng việc duy trì các khách hàng truyền thống và có chính sách ưu đãi với các khách hàng cá nhân - tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi cao…Do vậy, hoạt động quảng cáo đối với Ngân hàng là một việc làm hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng cần có những chiến lược quảng cáo về thông tin các dịch vụ mà MBBank cung cấp tới từng đối tượng khách hàng, quảng bá rộng rãi các sản phẩm trên các trang báo có số lượng độc giả đông đảo, trên đài phát thanh và truyền hình, hay qua internet.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nh mbbank chi nhánh thăng long (Trang 29 - 32)