3.1.1 Vị trí địa lý
( gọi tắt là Trung tâm thực nghiệm) hoạt động trên địa bàn xã Nhân Mục, xã Bằng Cốc và thị trấn Tân Yên thuộc huyện Hàm Yên-Tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm thực nghiệm nằm trong khu vực địa lý có tọa độ 20o00’ - 20o15’ độ vĩ Bắc và 104o05’ – 105o10’ độ kinh Đông.
Địa giới Trung tâm thực nghiệm:
+ Phía Bắc Trung tâm thực nghiệm giáp đội 322 Lâm trường Hàm Yên + Phía Đơng giáp đội Đồng Bàng lâm trường Hàm Yên
+ Phía Nam giáp đội 34 lâm trường Tân Phong
+ Phía Tây giáp xã Tích Cốc huyện n Bình – Yên Bái, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 40km về phía Nam.
3.1.2 Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng của Trung tâm thực nghiệm cây NLGHàm Yên Hàm Yên
a. Địa hình
Trung tâm thực nghiệm nằm trong vùng quy hoạch NLG trung tâm Bắc Bộ, Địa hình thấp dần về phía Nam, khơng q phức tạp, chủ yếu là dạng địa hình đồi núi thấp và trung bình, với độ cao tuyệt đối từ 200 – 300m, độ dốc >= 30o chiếm phần lớn diện tích đất được giao.
Nhìn bao qt, địa hình địa thế của Trung tâm tương đối đồng nhất, là dạng địa hình đồi bắt úp xen lẫn đồi núi thấp. Khơng q khó khăn trong việc tiếp cận và khá thuận lợi cho việc kinh doanh lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng NLG.
b. Địa chất, thổ nhưỡng,
•Nền vật chất tạo đất.
Đất đai khu vực huyện Hàm n được hình thành từ sản phẩm phong hóa của một số nhóm đá mẹ sau đây:
- Nhóm đá hỗn hợp (h).
- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hật mịn (s). - Nhóm đá vơi biến chất (v).
- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thơ (Q). - Nhóm đá macma axit (a).
• Các loại đất chính.
- Trong khu vực Trung tâm hoạt động sản xuất Lâm nghiệp có 2 nhóm đất chính là :
+ Nhóm đất Feralitic đỏ vàng phát triển trên nhóm đá mẹ biến chất, chiếm phần lớn, tập trung hầu hết ở diện tích đất đồi núi lâm nghiệp của Trung tâm.
+ Nhóm đất thung lũng,chân khe phân bố rải rác ở các địa hình kiểu thung lũng, ven chân lơ chiếm một diện tích nhỏ.
- Tính chất đất đai: đất đồi (loại đất chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp) hàm lượng mùn từ thấp đến trung bình (1 – 1,5%), đạm dễ tiêu (0,08 – 0,12%); P2O5 từ 0,05 – 0,08%; lân dễ tiêu từ 8 – 12mg/100g đất; K2O5 từ 0,05 – 0,14%; kali dễ tiêu từ 8 – 10mg/100g đất ( số liệu quy hoạch vùng NLG trung tâm Bắc Bộ - VĐTQH năm 2005),
c. Hiện trạng đất đai – tài nguyên thực vật. • Hiện trạng đất đai:
Diện tích đất Trung tâm quản lý chủ yếu là đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên đá mẹ Sa thạch, phiến thạch sét . Độ dầy tầng đất thường >80cm. Thành phần cơ giới trung bình, đất chủ yếu thuộc nhóm 2, có thực bì che phủ. Nhìn chung hiện trạng đất đai của Trung tâm thích hợp cho trồng các loại cây làm nguyên liệu giấy như Keo, Mỡ, Bồ đề, Tre, Luồng.
• Tài nguyên thực vật rừng: - Đặc điểm thảm thực vật:
Trong diện tích đất lâm nghiệp Trung tâm đang quản lý, chủ yếu là tập đoàn cây trồng rừng cho mục tiêu nguyên liệu giấy, bao gồm một số loài như: Keo, Mỡ, Bồ đề, Thơng và Tre Luồng, khơng có rừng tự nhiên.
Đất đai của Trung tâm đã qua 2 – 3 chu kỳ trồng rừng nên đất đai cũng đã xuống cấp. Hiện tại lồi cây Keo có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng, sinh trưởng và phát triển nhanh, khả năng sau một chu kỳ 7 – 8 năm có thể đạt sản lượng từ 80 – 100m3/ha. Hiện đang là cây trồng rừng cho mục tiêu cây nguyên liệu giấy chủ lực của Trung tâm và trên địa bàn huyện Hàm Yên.
Các loài cây khác như: Mỡ, Bồ đề thường yêu cầu đất tốt , nên đã hạn chế trồng từ một số năm gần đây vì năng suất khơng cao và kén đất. Riêng lồi Thông do không phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái trong vùng và điều kiện đầu tư nên đã không đưa vào trồng rừng từ lâu.
Đánh giá chung tài nguyên thực vật rừng của Trung tâm không đa dạng và phong phú chủ yếu là rừng trồng cho mục tiêu NLG và thực hiện các đề tài nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
- Thực trạng cảnh quan môi trường:
Trong những năm qua cùng với địa phương Trung tâm thực nghiệm đã tích cực trong phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng. Đến nay diện tích đất trồng rừng của Trung tâm đạt hơn 600 ha, mỗi năm trồng mới ,trồng lại từ 40 – 50 ha. Do có kế hoạch cân đối giữa khai thác và trồng lại rừng nên trong Trung tâm khơng có đất trống, tạo cảnh quan mơi trường tương đối tốt.
3.1.3 Khí hậu – thủy văn
a. Khí hậu
Trung tâm thực nghiệm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,một năm có 22 mùa rõ rệt, mùa đơng khơ lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng và ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ bình quân năm 230C, biên độ nhiệt trong năm : tháng lạnh nhất là 15,30C, tháng nóng nhất là 280C, lượng mưa trung bình năm 1800 mm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8; độ ẩm trung bình 80 – 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (87%).
Nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi đối với phát triển hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Do đặc điểm của địa hình và chế độ mưa hàng năm nên thường ít có lũ qt, lũ ống hay lở đất. Ảnh hưởng của gió bão là rất ít. Tuy nhiên do điều kiện địa hình nên các thung lũng hay có sương muối, sương mù vào mùa đông.
b. Thủy văn
Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn chảy qua huyện Hàm Yên khoảng 60 km. Ngồi Sơng Lơ trong lịng địa bàn sản xuất lâm nghiệp của Trung tâm cịn có một suối lớn bắt nguồn từ xã Thành Long và xã Yên Bình- Yên Bái, chảy qua 2 xã Nhân Mục và Bằng Cốc ra sơng Lơ. Nhìn chung các suối này khá thuận lợi cho vận chuyển thủy và cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Địa bàn hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Trung tâm cách sông Lô trung bình từ 3 – 6 km.
Hiện nay, trên đoạn sơng Lơ chảy qua huyện hàm n có các bến lâm sản của Trung tâm và 3 lâm trường làm nhiệm vụ tập kết và vận chuyển gỗ NLG về công ty giấy Bãi Bằng.