NGUYÊN NHÂN TỪ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp môi trường kinh doanh quốc tế những vấn đề cơ bản , cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam (Trang 87 - 88)

2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÁCH THỨC

2.4.1. NGUYÊN NHÂN TỪ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP

Khi đề cập đến những nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp gây ra những thách thức trong KDQT của các doanh nghiệp Việt Nam, cần kể đến các nguyên nhân sau:

- Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn thiếu ổn định: sự vận hành và tính đồng bộ của mơi trường kinh tế vĩ mơ có tác dụng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thương mại quốc tế do Việt Nam vẫn chưa có được một chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế đến năm 2010 và 2020 để định hướng cho các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp khi tham gia vào đầu tư, kinh doanh thương mại quốc tế.

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, thống nhất: Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường và xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu quan trọng nhất là sự quản lý và điều hành cuả Nhà nước phải thực hiện bởi một hệ thống chính sách, cơ chế điều hành ngày càng hồn chỉnh thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên để được như vậy thì cần phải có thời gian dài khơng ngừng nghiên cứu hoàn thiện, thử nghiệm, áp dụng… Do vậy các doanh nghiệp KDQT của Việt Nam luôn phải đối mặt với tính thiếu thống nhất, đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, sự không phù hợp, không theo kịp với biến động

của sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, điều 319 Luật Thương mại hiện hành (được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005) quy định thời hiệu tố tụng của các tranh chấp thương mại là 2 năm, trong khi pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế chỉ giới hạn là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Như vậy có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp quy có giá trị pháp lý thấp với các văn bản pháp lý cao gây lúng túng cho việc giải quyết tranh chấp, khởi kiện.

- Đối tác nước ngoài lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cách chèn ép, giành những điều kiện có lợi hơn về phía mình: có một thực tế rằng vị thế, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa thực sự được khẳng định, thường xuyên bị các đối tác nước ngồi “coi thường”, hoặc có những hành động cạnh tranh khơng lành mạnh, thậm chí lừa đảo. Nhiều doanh nghiệp nước ngồi đã ép các doanh nghiệp Việt Nam ký kết theo các hợp đồng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của doanh nghiệp các nước trong khuu vực do có cơ cấu hàng xuất khẩu tương dối giống nhau và Việt Nam khơng có những lợi thế thực sự rõ rệt. Thậm chí, các nghiệp Việt Nam cịn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà ở một số mặt hàng như chè, trái cây và thậm chí là gạo.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp môi trường kinh doanh quốc tế những vấn đề cơ bản , cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)