3.1. GIẢI PHÁP NẮM BẮT CƠ HỘI
3.1.3. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT VÀ KINH
Một thực trạng đáng lo ngại của các doanh nghiệp KDQT của Việt Nam là cơng nghệ trong sản xuất kinh doanh cịn lạc hậu so với khu vực. Vấn đề đổi mới công nghệ là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp này.
Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra các sản phẩm không thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng về giá cả cũng như chất lượng.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu lâu năm vẫn ở trong tình trạng cơng nghệ lạc hậu và cần đổi mới. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ sản xuất đối với các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn cần khắc phục mà nguyên nhân là:
Một là: nhiều nhà quản lý chưa thực sự quyết tâm trong việc đổi mới
công nghệ. Các nhà quản lý doanh nghiệp thường bảo thủ và sợ những quyết định mạo hiểm. Mặt khác, hệ thống khuyến khích chưa đủ mạnh để gắn yêu cầu, quyền lợi và trách nhiệm trong việc quản lý và đổi mới công nghệ.
Hai là: không đủ khả năng tiếp thị, nhiều doanh nghiệp rất coi trọng
hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm thảo mãn nhu cầu khách hàng nước ngoài nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị từ khâu nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, giá cả và xúc tiến thương mại. Do đó thường khơng đưa ra được một kế hoạch đầu tư đổi mới cơng nghệ có tính chiến lược trong sản xuất hàng xuất khẩu.
Ba là: thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ. Một số lớn các doanh
lành nghề. Chính khả năng kỹ thuật yếu kém trong các doanh nghiệp là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới cơng nghệ.
Bốn là: thiếu thông tin về công nghệ, nhiều doanh nghiệp do thiếu thông
tin về công nghệ nên đã hạn chế những quyết định về đổi mới công nghệ. Khơng ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã nhập những thiết bị lỗi thời hay không phù hợp và đã không sử dụng được hoặc sử dụng khơng hiệu quả.
Năm là: khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính, đây có thể coi
là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đổi mới cơng nghệ chậm chạp.
Sáu là: quá trình ra quyết định quá dài, phần lớn khi gặp khó khăn về
tài chính, ban giám đốc thường dựa vào cấp trên và ngân hàng, chỉ có một số ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn khác. Do đó, để ra được một quyết định phải mất khá nhiều thời gian, nhiều khi còn mất cả cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, vấn đề cốt lõi là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nước ta phải có tính tự chủ cao. Các doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện việc cải tiến, đổi mới cơng nghệ của họ khi có động cơ thúc đẩy bằng các biện pháp như:
+ Học hỏi từ đối tác nước ngoài trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh.
+ Chuyển giao và mua sắm công nghệ:
- Mua, nhập công nghệ phù hợp với mục tiêu sản xuất và kinh doanh. - Chuyển giao quyền sở hữu: nhập máy móc thiết bị tiên tiến từ nước ngoài.
- Chuyển giao quyền sử dụng: mua bán (licence)
+ Đào tạo đội ngũ các cán bộ giỏi về công nghệ bằng cách đào tạo ngắn hạn trong nước hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngồi. Mặt khác, để có một đội ngũ cơng nhân có tay nghề vững thì các doanh nghiệp cần tuyển dụng các cơng nhân có trình độ, đã được qua đào tạo về chuyên môn. Làm được như vậy, mới giúp doanh nghiệp có được những quyết định đúng đắn trong việc
đưa ra quyết định đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
+ Tìm kiếm thơng tin về công nghệ thông qua Internet, báo, tạp chí