- Về nội dung: Viết về vai trị của gia đình đối với mỗi người Cụ thể như sau:
3, So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích:
-Giống nhau:
• Đều là một thể loại văn học dân gian. • Đều có yếu tố kì ảo.
- Khác nhau:
• Truyền thuyết ra đời trước truyện cổ tích.
• Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; truyện cổ tích phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta.
• Truyền thuyết có cốt lõi là những sự thực lịch sử cịn cổ tích hồn tồn hư cấu.
• Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trị thần kì hóa để ngợi ca các nhân vật lịch sử còn trong cổ tích, yếu tố hoang đường, kì ảo đóng vai trị cán cân cơng lí, thể hiện khát vọng cơng bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.
• Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể; truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về cơng lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
II, LUYỆN TẬP
ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THẦN NÚI ĐỒNG CỔ
Vương vốn là thần núi Đồng Cổ (núi ấy ở tỉnh Thanh Hóa, tục danh là núi Khả Phong). Ngày xưa, thời Lý Thái Tông đang làm Thái tử, Thái Tổ sai đem quân đi đánh Chiêm Thành (1); quân kéo đến Tràng Châu, đêm đóng quân nghỉ lại. Chừng khoảng canh ba, giữa lúc mông lung bỗng thấy một người kỳ dị, thân dài tám thước, tu mi như kích, y quan nghiêm nhã, mình mặc nhung phục, tay cầm binh khí, cúi đầu khép nép tâu rằng:
- Thần là chủ núi Đồng Cổ, nghe Quân Thượng nam chinh chẳng nề nguy hiểm, xin theo trợ thuận vương sư, sau là có thể khiếp phục được hồ man, lập chút công mọn.
Thái Tông cả mừng, vỗ tay cho ngay, bỗng thức dậy thì hóa ra đó là một giấc mơ. Trận đánh ấy quả thắng lớn. Đại công cáo thành, Thái Tông đem lễ phẩm đến tạ ơn, nhân đó xin rước thần về kinh sư để bảo quốc hộ dân. Vua sai người đi xem chỗ để lập đền thì từ phía ngồi kinh kỳ chưa thấy có chỗ nào tốt. Đêm ấy, Vương thác mộng cho vua xin chỗ đất trong Đại nội, bên hữu chùa Thánh Thọ, sau nói rằng:
Vua liền nghe theo, chọn ngày lành tháng tốt để khởi cơng, chẳng bao lâu mà hồn thành. Thái Tổ băng, Thái Tơng tức vị. Đêm đó, Vương lại thác mộng tâu Thái Tông rằng:
- Ba Vương lâu nay hồi bão dị chí, muốn huy động binh giáp, xin vua sớm lo phòng bị khỏi hậu hoạn. (2)
Vua tỉnh dậy cũng chưa lấy gì làm tin chắc. Đến lúc trời mờ sáng, quả nhiên đúng như lời nói trong mộng.
Thái Tơng thấy sự việc Vương báo thường linh ứng, chiếu phong làm Thiên Hạ Minh Chủ Thần, thêm tước Đại Vương.
Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Linh Ứng Đại Vương. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Chiêu Cảm. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Bảo Hựu. (Theo Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh tập, Trịnh Đình Rư dịch, GS. Đinh Gia Khánh hiệu đính NXB Hồng Bàng, 2012)
Chú thích:
(1) Khi Lý Thái Tơng đang làm Thái tử, vua Thái Tổ sai đem quân đi đánh nước Chiêm Thành. Năm ấy là năm 1020 (Việt Sử Lược II, 3b).
(2) Thần báo cho Thái tử biết có nội loạn do 3 vương đệ gây ra. Đó là đêm tháng 3, ngày Mậu Tuất, khi Lý Thái Tổ vừa băng hà (xem Cương Mục, chính biên, II 30).
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 10):