lẽ cạnh tranh lành mạnh bao giờ cũng dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn về phía mình. Trong cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm. Nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng một cách tốt nhất, bởi họ có quyền quyết định ai sẽ được tồn tại và ai sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường thông qua việc tác động trở lại cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, giá cả, chất lượng phục vụ.
II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Những mặt lợi của cạnh tranh đối với người tiêu dùng dùng
Thứ nhất, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua quy luật cung cầu, cạnh tranh có khả
năng nhanh nhạy trong việc phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sự lựa chọn và sức tiêu thụ hàng hố của họ là thước đo chính xác cho u cầu về chất lượng và độ phù hợp của một sản phẩm. Cạnh tranh gây tác động liên tục đến giá cả sản phẩm trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tốt để phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều kiện có cạnh tranh, người tiêu dùng là thượng đế, là trung tâm thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm, buộc các nhà kinh doanh phải thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn mua, hình thức thanh tốn, hình thức mua sắm (trực tuyến hay trực tiếp tại cửa hàng). Cạnh tranh thúc đẩy nhà sản xuất bán sản phẩm ở mức giá hấp dẫn nhất với nhiều lựa chọn về chất lượng. Trên thị trường cạnh tranh, các nhà sản xuất phải đạt được mức doanh thu mới, thu hút khách hàng mới bằng cách thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc tăng thêm lựa chọn cho khách hàng, bởi nếu người tiêu dùng không cảm thấy thỏa mãn với lời chào hàng của một người bán, thơng tin đó có thể dễ dàng được truyền đến tai người khác. Đó là do sự
sẵn có của các sản phẩm thay thế ở mức giá chấp nhận được trên thị trường cạnh tranh giúp người tiêu dùng có thể thay đổi hành vi mua hàng, áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt đối với mỗi người bán để thỏa mãn sở thích của người tiêu dùng. Bên cạnh việc tăng thêm lựa chọn sẵn có cho người tiêu dùng, trên thị trường cạnh tranh, những chiến lược cạnh tranh lâu dài bắt buộc các nhà sản xuất phải cung cấp những thơng tin chính xác và hữu ích về sản phẩm, thực hiện đầy đủ các cam kết về giá cả, chất lượng và các điều khoản kinh doanh khác, và từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cũng cần liên tục sáng tạo nếu họ khơng muốn bị tụt lại phía sau trong cuộc đua thỏa mãn nhu cầu luôn thay đổi.
Thứ hai, thơng qua q trình cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ được hưởng những sự phục vụ/chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất. Một trong những yếu tố
không thể thiếu để làm nên sự thành cơng của các doanh nghiệp đó là chính sách chăm sóc khách hàng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có các chính sách chăm sóc khách hàng trực tiếp kết hợp với chăm sóc khách hàng gián tiếp. Với sự hỗ trợ của cơng nghệ số, việc chăm sóc khách hàng gián tiếp của các doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, khách hàng có thể nhanh chóng nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7, có số điện thoại đường dây nóng, cổng chat trực tiếp trên website…và nhiều phương thức khác để người tiêu dùng có thể tiếp cận. Do vậy, người tiêu dùng có thể biết được thêm nhiều thông tin cần thiết, kịp thời phản ánh về chất lượng dịch vụ mà họ đã và đang sử dụng. Ngồi ra, chăm sóc khách hàng trực tiếp tại cửa hàng cũng là cách để doanh nghiệp có thể tăng sự nhận diện thương hiệu trong lịng khách hàng, gia tăng lợi nhuận cho mình. Do vậy, họ cũng rất chú trọng yếu tố này. Yếu tố này được thể hiện như: đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp sẽ tư vấn nhiệt tình khi khách đến mua hàng, lịch sự đón tiếp và chào hỏi khi khách hàng ra vào…
Phân tích cụ thể trong ngành thời trang:
Thời trang được nói đến ở đây có thể bao gồm: thời trang công sở, thời trang đi biển, thời trang hàng ngày (thời trang mặc nhà),… Nếu xét theo đối tượng, chúng ta có thể chia thành thời trang dành cho trẻ nhỏ, thời trang dành cho thiếu niên, thời trang
dành cho người đi làm, thời trang dành cho người cao tuổi… Do vậy, ở bất kỳ một độ tuổi nào, khi đi đâu chúng ta cũng có nhu cầu may mặc. Khi nhắc đến thời trang cơng sở có thể nhắc đến các cửa hàng nổi tiếng như: Owen, Evy Moda, JM Dress, TNG… Cịn khi nhắc đến thời trang hàng ngày thì khơng thể khơng nhắc tới các cửa hàng như:
Vincy, Winny… Thậm chí, để thuận tiện cho người tiêu dùng mua sắm, nhiều của hàng cịn tích hợp cung ứng sản phẩm dành cho nhiều độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn như, cửa hàng quần áo Vincy vừa bán mặt hàng quần áo mặc nhà cho nữ giới trưởng thành, vừa bán mặt hàng quần áo mặc nhà cho các bé. Cửa hàng quần áo thời trang TNG vừa bán các mặt hàng thời trang công sở vừa bán các mặt hàng thời trang mặc nhà cho cả nam và nữ. Để đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của người tiêu dùng, những cửa hàng này đã ra đời. Khơng chỉ có một của hàng duy nhất, mà nhiều cửa hàng thời trang nổi tiếng cũng mở thêm nhiều cơ sở khác trên cùng một địa bàn hoặc mở rộng ra các tỉnh thành lân cận (hệ thống cửa hàng). Chẳng hạn như, với những cửa hàng quy mô lớn như Owen, họ có hệ thống cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam, có thể kể đến cửa hàng ở các tỉnh: Hà Nội, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh… Do đó, người tiêu dùng trên khắp mọi miền tổ quốc đều có thể tiếp cận đến sản phẩm của họ, dù người tiêu dùng có đi đến đâu thì nhu cầu của họ vẫn được đáp ứng. Thêm vào đó, hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi nhanh trong những năm gần đây; cụ thể, trong năm 2021, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%, số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020. Bởi vậy, đẩy mạnh kênh phân phối, tiếp cận thị trường tiềm năng, làm hài lòng khách hàng là mục tiêu được các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đặc biệt chú trọng ở thời điểm thị trường bùng nổ như hiện nay.
Bên cạnh đó, để thu hút được người tiêu dùng, các nhà kinh doanh thời trang luôn phải cân nhắc để đưa ra được mức giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Hiện nay, khơng phải cửa hàng nào cũng có một mức giá sàn nhau đối với các mặt hàng, mà có sự phân khúc giá. Chẳng hạn như, với những mặt hàng thời trang chất lượng cao, chúng ta có thể tìm tới các cửa hàng của Dior, Hermes, Zara, UNIQLO…
Còn đối với những mặt hàng thời trang chất lượng “bình dân” hơn, ta có thể tìm tới các cửa hàng như: 20 Again, May, Mina… với mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Các nhà kinh doanh luôn cố gắng điều chỉnh giá phù hợp nhất trong phân khúc ngành hàng để thu hút khách hàng. Do đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua các sản phẩm mình u thích với mức giá hợp lý. Đặc biệt, các nhà kinh doanh mặt hàng thời trang cịn có những chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng như: giảm giá 10-50% nhân dịp sinh nhật cửa hàng, giảm giá ngày Black Friday, giảm giá nhân dịp sinh nhật khách hàng, các chương trình khuyến mại mua 2 tặng 1, mua 1 tặng 1… Chính vì thế, các nhà sản xuất cần nhắm vào những thay đổi về xu hướng tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm có thể chinh phục người tiêu dùng. Cũng chính điều này mà thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm mới.
Ngồi ra, yếu tố tác động đến tâm lý khách hàng nhiều nhất đó là chất lượng phục vụ của mỗi cửa hàng. Hiện nay, đa phần các cửa hàng thời trang cũng đã và đang làm khá tốt điều này. Thực tế, đến với các cửa hàng của thương hiệu thời trang Yody, khách hàng sẽ được chào đón lịch sự, tư vấn niềm nở, hỗ trợ nhiệt tình. Khi khách hàng có bất cứ vấn đề gì với sản phẩm, khách hàng có thể liên lạc đến đường dây nóng của Yody để được tư vấn và hỗ trợ. Hơn nữa, khi có dịp khuyến mãi, Yody sẽ gửi tin nhắn đến các khách hàng để họ biết thêm thơng tin. Đặc biệt, thương hiệu này cịn có chính sách đổi trả sản phẩm hợp lý trong thời gian 15 ngày, các chính sách bảo hành từ 6 tháng đến trọn đời. Và nhiều hãng thời trang khác cũng đang có chất lượng phục vụ tốt ví dụ như Uniqlo, Chanel, Hermès, Gucci, Louis Vuitton,…
2. Những mặt bất lợi của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh diễn ra giúp thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên nó ln đi kèm với những vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh gian dối,…Khi đó, một số chủ thể kinh doanh vì lợi nhuận của mình đã làm gia những sản phẩm kém chất lượng, mạo danh các thương hiệu nổi tiếng rồi bán ra cho người tiêu dùng. Năm 2017, Khaisilk đã nhập lụa sản xuất tại Trung Quốc, cắt mác "Made in China", gắn mác "Made in Vietnam" để bán cho khách. Ngoài ra, hiện nay, đối với phương thức mua hàng trực tuyến trên các mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử thì việc quảng
cáo những mặt hàng giả, kém chất lượng như sản phẩm thật rất dễ khiến cho người tiêu dùng bị đánh lừa bởi khó có thể kiểm tra xác thực chất lượng của các sản phẩm trên internet. Điều này diễn ra khiến cho người tiêu dùng dễ mua phải những sản phẩm không xứng đáng với giá tiền.
Để giải quyết được vấn đề này thì các cơ quan có liên quan nên tăng cường việc kiểm tra các cửa hàng thời trang để kịp thời phát hiện ra những nơi bán mặt hàng kém chất lượng. Đồng thời đưa ra các chế tài mạnh để răn đe, xử phạt những trường hợp đã bị phát hiện.
III. KẾT LUẬN
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy rằng: về mặt tích cực, cạnh tranh tạo ra nhiều quyền lợi đối với người tiêu dùng. Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng có thể lựa chọn và sở hữu các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn với chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ. Bên cạnh những lợi ích, khơng thể phủ nhận rằng cạnh tranh vẫn còn tồn tại những mảng bất cập gây bất lợi đối với người tiêu dùng, phổ biến nhất là cạnh tranh khơng lành mạnh: Tình trạng làm hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, trốn thuế, hối lộ, ăn cắp bản quyền, tung tin thất thiệt nhằm phá hoại uy tín của đối thủ, vi phạm pháp luật...; Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận, lợi ích cá nhân bất chấp gây ảnh hưởng đến môi trường, cạn kiệt tài nguyên, gia tăng sự phân hóa giàu nghèo; gây bất ổn định về kinh tế... Chính vì vậy, điều đặt ra là cần phải có những biện pháp triệt để nhằm giữ gìn bản chất tốt đẹp của cạnh tranh là bình đẳng và minh bạch.