Những hạn chế của luận văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính bằng chứng thực nghiệm tại VN (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.3. Những hạn chế của luận văn

Bài nghiên cứu đã đóng góp trong việc đưa ra kết quả giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định tài trợ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó bài nghiên cứu vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế sau:

Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên 1827 mẫu quan sát của 261 công ty thuộc các ngành nghề khác nhau trong giai đoạn 2008-2014. Đây là số lượng công ty được thu thập từ Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX). Số quan sát cịn tương đối ít so với tổng số cơng ty đang niêm yết trên thị trường chứng khốn tại Việt Nam cũng như một số ngành nghề hoạt động trong nền kinh tế vẫn chưa được đưa vào nghiên cứu. Điều này có thể khiến cho mơ hình chưa thể mang lại đủ bằng chứng thực nghiệm để giải thích được mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Một hạn chế khác của việc thu thập và xử lý số liệu của đề tài là việc tính tốn các số liệu tài chính được xây dựng hồn tồn dựa trên báo cáo tài chính của các cơng ty, nghĩa là các chỉ tiêu đều được tính tốn theo giá trị sổ sách mà khơng xét đến giá trị thị trường của chúng. Do những giới hạn của sự phát triển của thị trường Việt Nam, những quy định của chuẩn mực kế tốn trong việc trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên việc sử dụng giá trị thị trường là hết sức khó khăn.

Bài nghiên cứu chỉ xem xét tác động của cơ hội tăng trưởng lên đòn bẩy sổ sách của doanh nghiệp chứ chưa xem xét đến tác động của cơ hội tăng trưởng lên đòn bẩy thị trường.

Các biến xem xét đưa vào mơ hình nghiên cứu vẫn chủ yếu là các biến thuộc đặc điểm nội tại của doanh nghiệp mà vẫn chưa xem xét đến các biến số mơi trường bên ngồi doanh nghiệp như các yếu tố về thị trường và điều kiện vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát…như nghiên cứu của Chun Chang, Xin Chen, Guanmin Liao (2014).

Đề tài nghiên cứu cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến mức độ tác động của cơ hội tăng trưởng lên địn bẩy tài chính chỉ dừng lại ở chỗ lấy tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn nhất làm đại diện cho cấu trúc sở hữu thể hiện mức độ tập trung vốn của doanh nghiệp chứ chưa xem xét được mức độ phân kỳ giữa quyền dòng tiền và quyền kiểm sốt do hình thức sở hữu chéo ở Việt Nam quá nhiều và cịn nhiều cơng ty chưa niêm yết nên dữ liệu về sở hữu chéo của các công ty cũng chưa được minh bạch. Vì vậy cũng có khả năng gây sai lệch kết quả.

Đề tài nghiên cứu về tác động của cơ hội tăng trưởng lên địn bẩy tài chính của doanh nghiệp là một đề tài cịn chưa được khai thác nhiều ở Việt Nam. Do đó hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khác để làm cơ sở so sánh và kiểm chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính bằng chứng thực nghiệm tại VN (Trang 71 - 72)

w