Phương pháp giảng dạy truyện thiếu nhi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 45)

1. Yêu cầu:

- giáo viên không nên kể quá 10-15 phút. Cần dành thời gian để học sinh tiếp xúc vào nội dung bài họckhi tìm hiểu về bài học đó.

- sử dụng nhiều hình thức kể, kể cả câu chuyện, kể nửa câu chuyện, kể trước lớp- nhóm

- cần chống lại hiện tượng học sinh học thuộc lòng từng câu chữ trong sách giáo khoa . cần phát huy khả năng học sinh tự kể bằng ngơn ngữ của mình. Để làm được điều này giáo viên cần cho học sinh đọc trước sgk dựa theo các câu hỏi cho của giáo viên. Dàn dựng tranh ảnh theo trình tự diễn biến câu chuyện để cho học sinh dễ nhớ và kể lại

- kết hợp với các phương pháp khác như: trực quan, thảo luận nhóm, nêu vấn đề để truyền tải kiến thức và từ đó học sinh tái hiện được sự thật lịch sử

2.Các bước tiến hành:

1: tổ chức cho học sinh tìm hiểu câu chuyện

2: học sinh kể lại câu chuyện bằng lời thoại của mình dựa trên kết quả đã tìm hiểu 3: đại diện các nhóm lên kể trước lớp

4: Giáo viên nhận xét trước lớp và tổng kết nội dung bài học 3: Giọng kể

KẾT LUẬN

Tuy đã có mầm mống từ văn học dân gian, nhưng bộ phận văn học

thiếu nhi của Việt Nam mới có chưa đến một trăm năm phát triển. Tuy vậy, chúng ta đã có nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi xuất sắc, với nhiều tác phẩm

được các em yêu thích qua nhiều thế hệ. Tơ Hồi chính là một trong những nhà văn như vậy. Bên cạnh nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật, những tác phẩm văn học thiếu nhi của ông từ lúc ra đời đến nay ln có một sức hấp dẫn đặc biệt với các bạn đọc nhỏ tuổi và cả người lớn. Trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, Tơ Hồi viết về nhiều đề tài như truyện lồi vật, tự truyện, truyện về quê hương đất nước, truyện cổ tích viết lại, trong số đó mảng truyện thiếu nhi về lồi vật của ơng được đánh giá rất cao, có thể xem như mảng đề tài thành cơng và làm nên tên tuổi của Tơ Hồi trong lĩnh vực văn học thiếu nhi “Trong văn học Việt nam thời kì hiện đại, Tơ Hồi là nhà văn viết thành cơng nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật” (Hà Minh Đức). Qua khảo sát, Tơ Hồi có khoảng 180 tác phẩm văn học thiếu nhi, trong số đó có 48 tác phẩm là truyện viết về loài vật, ngoài ra trong một số tác phẩm khác, lồi vật tuy khơng đóng vai trị là nhân vật, sự vật chính nhưng cũng có những chi tiết miêu tả đến. Với cảm hứng đời thường và mục tiêu hướng đến đối tượng bạn đọc là

các em thiếu nhi, các tác phẩm truyện thiếu nhi về lồi vật của Tơ Hồi có cốt truyện đơn giản, chủ yếu là cốt truyện đơn tuyến. Nếu dựa vào nội dung và nghệ thuật để phân loại, chúng ta có thể chia thành các loại cốt truyện sinh hoạt đời thường, cốt truyện phiêu lưu và cốt truyện cổ tích. Phần lớn các câu truyện có cốt truyện đơn giản, khơng phức tạp, ít lắt léo, diễn biến số phận của nhân vật được tác giả bám sátphản ánh theo trình tự thời gian, chuỗi sự kiện trong các tác phẩm diễn ra qua các giaiđoạn: trình bày - vận động (thắt nút - phát triển - cao trào) - kết thúc. Trong đó phần trình bày thường trực tiếp giới thiệu nhân vật, trong phần vận động tùy theo ý đồ sáng tác, câu truyện có

thể có đầy đủ nút thắt – phát triển – cao trào – mở nút cũng có thể khơng, và kết thúc thường là kết thúc mở tạo sự bất ngờ, khơi gợi sự “đồng sáng tạo” từ phía người đọc, khéo léo đưa vào những nội dung giáo dục một cách thấm thía. Với số lượng truyện viết về lồi vật tương đối lớn, Tơ Hồi đã dựng lên một thế giới loài vật phong phú trong các tác phẩm của mình, bao gồm cả các lồi vật ni trong nhà như chó mèo, lợn, gà, ngan, ngỗng… đến các lồi vật ni hoang dã từ những cơn trùng bó nhỏ nơi đồng ruộng như Dế, cành cạch, niềng niễng, xiến tóc, bọ ngựa, nhà trị… đến các lồi chim thú trên rừng dưới sông như chim, cá, hươu, nai, khỉ, sơn dương, bướm, ngựa… Các loài vật đều được miêu tả chân thực và cũng vơ cùng sinh động, tỉ mỉ, thể hiện một óc quan sát và miêu tả tài tình. Thơng qua việc miêu tả thế giới lồi vật, ơng cịn gửi gắm vào đó ý nghĩa xã hội và những bài học về cuộc sống. Tơ Hồi sử dụng cả ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba cho các câu truyện của mình, ơng vận dụng ngơi kể linh hoạt, tạo cho câu truyện màu sắc khách quan, thuyết phục, gần giống với cách kể chuyện trong truyện cổ tích, vốn là những câu truyện quen thuộc và được các em u thích. Trong q trình kể truyện, Tơ Hồi sử dụng ngơn ngữ rất giản dị, gần gũi dễ hiểu. Cách xây dựng cốt

truyện, lựa chọn và miêu tả nhân vật cũng như kể chuyện của ông hướng đến sự đơn giản, mạch lạc, dễ hiểu, thân thuộc mà sâu sắc, phù hợp với sự yêu thích, tâm lý và khả năng tiếp nhận của lứa tuổi thiếu nhi. Từ Dế Mèn phiêu lưu ký, đến O chuột rồi những Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cưới chuột, Mèo già hóa cáo, Cá đi ăn thề, Đơi ri đá, Chim Chích lạc rừng… Tơ Hồi đã chứng minh khả năng sáng tạo dồi dào, quan sát tỉ mỉ và sự yêu thương, am hiểu tâm lý

các em thiếu nhi. Sức sống lâu bền của những tác phẩm truyện thiếu nhi về loài vật của Tơ Hồi suốt từ khi ra đời cho đến ngày hôm nay là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của ơng với nền văn học nước nhà nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Vân Anh (2013), Phong cách Tơ Hồi qua truyện viết cho thiếu nhi, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH & NV Hà Nội, Hà Nội.

2. Đào Tuấn Ảnh (2004), Cách tân nghệ thuật của Anton Chekhov: thử một cách tiếp cận mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 8), tr.69-79

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Tào Văn Ân (2016) , Bài giảng Lý luận văn học 2,

https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/supham/llanhoc2/ch3.htm, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

5. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 7), tr. 34-43

6. Nguyễn Đức Dân (1979), Cái lý và chiều sâu qua ngôn ngữ trong truyện nhi đồng, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 3), tr.91-97

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 7), tr.26-33

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w