Mơ hình kinh tế lượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em VN (Trang 35)

Mã biến Ý nghĩa Đơn vị tính Kỳ

vọng Biến phụ thuộc

Y Chi tiêu y tế hộ cho trẻ em Nghìn đồng/ năm

Biến độc lập

Đặc điểm kinh tế

TN Thu nhập trong năm của hộ Nghìn đồng/ năm +

Đặc điểm nhân khẩu

GT Giới tính Nam=1; Nữ=0 +/-

TUOI Tuổi Tuổi của chủ hộ +/-

HV Học vấn cao nhất trong hộ gia đình Số năm đi học +/-

TE Số trẻ em trong hộ Trẻ em +

TV Số thành viên trong hộ Người +/-

TT Trẻ em số khu vực thành thị Thành thi=1; nông thôn=0 + V1 Trẻ em sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng Ở V1=1 khác=0 + V2 Trẻ em sống ở vùng Trung du và vùng núi phía Bắc Ở V2=1 khác=0 + V3 Trẻ em sống ở vùng Đồng bằng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung

Ở V3=1 khác=0 +

V5 Trẻ em sống ở vùng Đông Nam bộ Ở V5=1 khác=0 +

V6 Trẻ em sống ở vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long

Mã biến Ý nghĩa Đơn vị tính Kỳ vọng

DT Dân tộc Kinh hoặc Hoa Dân tộc kinh hoặc hoa

= 1 khác=0

+

Điều kiện chăm sóc sức khỏe

BHYT Hộ có trẻ em có BHYT Có BHYT= 1 khơng=0 -

SDBHYT Có sử dụng BHYT Có sử dụng BHYT= 1

khơng=0

-

CS1 Tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện cấp 1

KCB tại bệnh viện cấp 1 =1 khác =0

+

CS2 Tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện cấp 2

KCB tại bệnh viện cấp 2 =1 khác =0

+

CS3 Tham gia khám chữa bệnh tại bệnhviện cấp 3 KCB tại bệnh viện cấp 3 =1 khác =0

+

CS4 Tham gia khám chữa bệnh tại bệnhviện cấp 4 KCB tại bệnh viện cấp 4 =1 khác =0 + Hỗ trợ từ bên ngoài TCBH Trợ cấp BHYT Có hỗ trợ BHYT = 1 khác = 0 -

HT Trợ cấp chi phí y tế Nhận được hỗ trợ chi

phí y tế=1 khơng =0 -

HTVV Hỗ trợ vay vốn Nhận được hỗ trợ vay

vốn=1 không =0

+

3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp thống kê mơ tả các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế cho trẻ em. Thống kê mô tả được thực hiện trên phần mềm Excel, Stata. Bên cạnh đó, việc xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu y tế trẻ em tác giả xử lý tìm mối quan hệ thơng qua ước lượng dữ liệu bảng dưới dạng tobit.

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2010 và 2012 do Tổng cục thống kê Việt Nam thực hiện năm 2010 và 2012 để trích lọc các thơng tin về các loại hình chi tiêu y tế của hộ gia đình cho trẻ em và các đặc điểm của hộ gia đình, cơ sở y tế và sự hỗ trợ y tế từ bên ngồi dạng dữ liệu bảng. Bộ dữ liệu có tổng cộng 9.402 hộ (2010) và 9.399 hộ (2012) đại diện cho 46.955 hộ được điều tra trên 3,133 xã/phường thuộc 64 tỉnh thành, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Tác giả đã trích lọc dữ liệu theo từng năm với các biến phụ thuộc và giải thích từ theo từng bộ dữ liệu VHLSS 2010 và 2012. Để kết nối dữ liệu từng năm dưới dạng dữ liệu bảng, tác giả đã tiến hành tìm bộ mã hộ chung cho hai bộ dữ liệu sau đó mới kết hợp dữ liệu của hai năm thành dữ liệu bảng.

Các thông tin được thu thập chủ yếu trên cơ sở trích xuất từ các mục từ phần stata được lưu lại theo dofile (Phụ lục 1).

Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến đặc điểm hộ gia đình Mục 2: Giáo dục

Mục 3: Y tế và chăm sóc sức khỏe Mục 4: Thu nhập và các khoản trợ cấp Mục 8: Tham gia các chương trình trợ giúp. Ttchung: Tổng hợp các chỉ số chung

Bên cạnh đó, tác giả sẽ chuyển đổi các biến thu nhập, chi tiêu y tế về giá thực 2010 để việc ước lượng trong mơ hình tobit panel chuẩn xác hơn.

Bảng 3.2: Thơng tin nguồn dữ liệu được trích lọc từ VHLSS 2010-2012

Mục Các biến dữ liệu gốc được trích

Tên biến trong mơ

hình Ý nghĩa

muc1a.dta

m1ac2 GT Giới tính chủ hộ

m1ac5 TUOI Tuổi của chủ hộ, số trẻ em

trong hộ

muc2.dta m2ac2a; m2ac2b HV Học vấn cao nhất của chủ hộ

muc3a.dta m3c5b; m3c6b;m3c11; m3c13; m3c14

Y Chi phí chi tiêu y tế trẻ em (Chiphí KCB ngoại trú, nội trú, mua BHYT, thuốc và dụng cụ y tế)

muc3b.dta

m3c9 BHYT Hộ có trẻ em có bảo hiểm y tế

m3c3b

CS2 Tham gia khám chữa bệnh bệnh tại bệnh viên cấp 2

CS3 Tham gia khám chữa bệnh bệnh tại bệnh viên cấp 3

CS4 Tham gia khám chữa bệnh bệnh tại bệnh viên cấp 4 m3c12a; m3c12b;

m3c9 SDBHYT Có sử dụng bảo hiểm y tế

muc8.dta m8c22_01 TCBH Trợ cấp bảo hiểm y tế

m8c22_02 HT Hỗ trợ chi phí y tế

ttchung.dta

Thubq TN Thu nhập bình quân hộ

Dantoc DT Dân tộc Kinh, Hoa

Ttnt TT Thành thị

Hhsize TV Tổng số người trong hộ

reg8Paul

V1 Trẻ em sống ở vùng đồng bằngsông Hồng V2 Trẻ em sống ở vùng Trung du và vùng núi phía bắc

ttchung.dta reg8Paul

V3 Trẻ em sống ở vùng đồng bằngBắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung

V5 Trẻ em sống ở vùng Đông Nam

Mục Các biến dữ liệu gốc được trích Tên biến trong mơ hình Ý nghĩa V6 Trẻ em sống ở vùng ĐBSCL m8c22_14==1 HTVV Hỗ trợ vay vốn 3.4. TÓM TẮT

Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mơ hình kinh tế chi tiêu cho trẻ em của hộ gia đình. Từ đó đã lựa chọn được mơ hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Thông qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở Chương 2. Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày tóm tắt quy trình trích lọc cơ sở dữ liệu phục vụ cho dữ liệu đầu vào để đánh giá mơ hình kinh tế mà tác giả đã lựa chọn.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ CHI TIÊU Y TẾ CHO TRẺ EM

Trong chương này, tác giả tập trung vào mô tả thực trạng sức khỏe, hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đi vào phân tích việc tiếp cận dịch vụ y tế và mức chi tiêu y tế của xã hội dành cho trẻ em theo khu vực và nhóm đối tượng, Nội dung trình bày sẽ đi vào trọng tâm các phần sau: Hệ thống chăm sóc sức khỏe và thực trạng sức khỏe trẻ em; chi tiêu chăm sóc sức khỏe xã hội dành cho trẻ em; điều kiện chăm sóc sức khỏe và mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

4.1. HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT NAM

Mạng lưới y tế ở Việt Nam được xây dựng và bao phủ rộng khắp cả nước. Các cơ sở y tế được thiết lập theo 4 tuyến, từ trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Trong những năm gần đây, hệ thống y tế và cung ứng dịch vụ y tế ở nước ta đang được đổi mới mạnh mẽ và có cải thiện đáng kể về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Nhiều tiến bộ khoa học, y học đã được áp dụng trong chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị. Bên cạnh đó, theo báo cáo của JAHR (2014, trang 42) việc cung ứng các dịch vụ y tế hiện nay ở Việt Nam cịn nhiều bất cập như: mơ hình tổ chức nhiều biến động; y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cịn nhiều hạn chế; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tuyến; còn tách biệt giữa phòng bệnh và khám, chữa bệnh; các hoạt động y tế tập trung nhiều cho khám, chữa bệnh; tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên cịn nặng nề. Chính sách tài chính y tế cịn nhiều bất cập, đặc biệt là các phương thức chi trả dịch vụ y tế, thiếu các công cụ điều phối và kiểm sốt để bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện tự chủ dẫn đến những bất cập trong cung ứng dịch vụ y tế, ảnh hưởng đến tính cơng bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ.

Theo khảo sát mức sống hộ gia đình 2012 thì tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 39,2%, trong đó 36% có khám chữa

bệnh ngoại trú và 7,3% có khám chữa bệnh nội trú. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nơng thơn; nhóm hộ giàu nhất cao hơn nhóm hộ nghèo nhất. Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đã đến các bệnh viện công. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện công năm 2012 là 82,6%. Tuy nhiên, so với người dân thành thị thì người dân nơng thơn có ít hơn cơ hội được khám chữa bệnh tại các bệnh viện cơng. Năm 2012 có 80% lượt người ở khu vực nơng thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện công, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 91%. Trên kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2012 đã cho ta thấy rằng 72,1% số người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong đó thành thị là 77,7%, nơng thơn là 69,6%. Đặc biệt có 81,5% số người thuộc nhóm hộ nghèo nhất có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 75,3%. Những vùng nghèo nhất như Trung du và Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, những nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của cả nước. Chi phí bình qn 1 người có khám chữa bệnh năm 2012 là 1,8 triệu đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2010. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 78 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5,2% trong chi tiêu cho đời sống. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình qn 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 3,8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao gấp 1,5 lần so với hộ nông thơn.

Trên phương diện hành chính, hệ thống y tế cơng được phân theo 3 cấp như trong Hình 4.1: Cấp trung ương (Bộ Y tế); cấp tỉnh (Sở Y tế tỉnh, hoặc có khi được gọi là cơ quan y tế tỉnh); và cấp huyện (các phòng y tế huyện). Trong hệ thống dịch vụ y tế hiện chính thức phân thành 4 tuyến dịch vụ: (a) tuyến trung ương (gồm có các bệnh viện trung ương và bệnh viện khu vực) trực thuộc quản lý trực tiếp của Bộ Y tế; (b) cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tuyến tỉnh do Sở y tế quản lý; (c) các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế huyện, cũng do Sở Y tế trực tiếp quản lý; và (d) y tế xã thuộc quản lý của phòng y tế huyện hoặc Trung tâm Y tế Huyện (có tỉnh là Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện). Tuy nhiên hiện nay các

bệnh viện tuyến Trung ương và cấp tỉnh đang xảy ra hiện tượng quá tải và bệnh nhân thường hay vượt tuyến dẫn đến làm gia tăng chi phí điều trị bệnh từ túi người bệnh (nếu vượt tuyến thì chế độ được bảo hiểm chi trả khá thấp).

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống y tế công tại Việt Nam

(Nguồn: PAHE Việt Nam, 2011b trang 16)

Bên cạnh đó, cơ sở y tế công và tư nhân cả nước trong những năm qua có tăng về số lượng bệnh viện cấp xã, phòng khám, bệnh tuyến huyện, tỉnh và bác sĩ, y tá tư nhân (thể hiện qua bảng 4.1). Tuy nhiên việc quản lý chất lượng hoạt động này còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh của người dân chưa tốt ảnh hưởng đến sức khỏe và chi phí của người dân.

Bảng 4.1. Thống kê xã có cơ sở y tế chia theo loại cơ sở y tế (Đơn vị tính: %)Năm Trạmy tế Năm Trạmy tế Phòng khám đa khoa khu vực Bệnh viện/ trung tâm y tế huyện Bệnh viện tỉnh Các loại bệnh viện khác Bác sĩ nhân Y sĩ nhân Y tá nhân 2004 99.3 9.4 2.7 0.8 2.7 45.3 57.6 49.1 2006 98.4 8.2 2.6 0.6 1.8 43.9 53.3 45.6 2008 99.0 9.2 2.9 1.1 4.0 50.1 58.7 51.2 2010 98.9 9.1 3.2 1.1 4.1 50.3 56.8 50.2 2012 99.4 9.4 4.2 1.7 3.1 54.4 57.6 51.0

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình 2012)

Như vậy, hiện nay người dân Việt Nam đang sử dụng và tiếp cận dịch vụ y tế công là chủ yếu. Tuy nhiên hệ thống để đánh giá hiệu quả và kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế, trong cả các cơ sở công lập và tư nhân chưa tốt. Bên cạnh đó, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế hiện nay còn bất cập, các tuyến giữa y tế dự phòng và khám chữa bệnh, chưa thực hiện tốt chăm sóc hỗ trợ lồng ghép. Mạng lưới y tế từ tuyến huyện trở xuống còn thiếu phương tiện và nhân lực, trong khi đó có nhu cầu đặc biệt cao của người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em, người trong tuổi sinh đẻ ở các tuyến huyện rất cần thiết tuy nhiên khả năng tiếp cận khá khó khăn vì thiếu sự tin tưởng về chun mơn ở tuyến dưới nên vượt tuyến lên tuyến trên dẫn đến tốn chi phí và khó tiếp cận được dịch vụ tốt.

4.2. CHI TIÊU CHO Y TẾ TẠI VIỆT NAM

Chi tiêu cho y tế là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá thực trạng tài chính y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân. Ở cấp độ vĩ mô, chi tiêu y tế được đại diện bởi tỷ trọng chi tiêu cho y tế trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP), trong đó ngồi ngân sách nhà nước phải tạo ra các nguồn thu như BHYT, phí trả trực tiếp của người bệnh, phí đồng chi trả của người bệnh, các quỹ từ thiện, các tài trợ nước ngoài. Như vậy ở Việt Nam việc huy động các nguồn tài chính khác nhau cho chi tiêu y tế người dân đã khuyến khích việc nâng cao chất lượng dịch

vụ y tế và phát triển kỹ thuật y tế; bảo vệ người dân trước các rủi ro do các chi phí y tế quá lớn.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012, theo số liệu của WHO tỷ trọng chi tiêu cho y tế của Việt Nam có xu hướng gia tăng trong GDP. Từ mức 5,9% năm 2005 tăng lên đến 6,6% vào năm 2012 (Hình 4.2). So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Myanmar, Malaysia, Trung Quốc thì tỷ trọng chi tiêu cho y tế trên GDP của Việt Nam là cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ về y tế so với tổng chi tiêu của chính phủ thì Việt Nam có xu hướng gia tăng trong từng năm (từ 5,2% năm 2005 tăng lên đến 9,5% vào năm 2012. So với khu vực như Lào, Myanmar, Malaysia, Cambodia thì tỷ trọng chi tiêu của chính phủ trong lĩnh vực y tế là khá cao (Hình 4.3). Điều này cho thấy chính phủ có sự quan tâm cao về chăm sóc sức khỏe quốc gia.

Hình 4.2. Tỷ trọng chi tiêu y tế trong GDP Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012

Hình 4.3. Tỷ trọng chi tiêu y tế của chính phủ trong tổng chi tiêu của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu chi tiêu y tế toàn cầu của WHO năm 2014)

Trong thời gian gần đây chính phủ đã chú trọng cho cơng tác chi tiêu chăm sóc sức khỏe tồn dân qua các năm, do đó chi tiêu y tế tư nhân ngày càng giảm (Hình 4.4). Như vậy cho thấy rằng, người dân Việt Nam đang dần giảm gánh nặng về tài chính cho việc chi tiêu y tế và chính phủ đã thể hiện vai trị của mình trong việc gia tăng phúc lợi xã hội cho người dân.

Hình 4.4. So sánh chi tiêu y tế của chính phủ và tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012

Theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 cho thấy mức chi tiêu ở cấp hộ gia đình có xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu ngay cả ở thành thị và nơng thơn (Hình 4.5). Điều này cũng có thể khẳng định việc chính phủ gia

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em VN (Trang 35)