.Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em VN (Trang 63)

Biến thu nhập của hộ gia đình có tác động dương lên mức chi tiêu y tế bình quân cho trẻ em. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu thu nhập của hộ tăng thì mức chi tiêu y tế bình quân cho trẻ em sẽ tăng và ngược lại. Ngồi ra, nhóm hộ có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu y tế bình quân cho trẻ càng cao. Điều này cũng phù hợp với cả 3 mơ hình với kết quả thống kê mô tả ban đầu khi cho rằng mức chi tiêu y tế bình quân của hộ cho trẻ em sẽ tăng theo các mức thu nhập của hộ.

5.4.2. Đặc điểm hộ gia đình

Giới tính của chủ hộ có tác động dương đến mức chi tiêu y tế bình quân của trẻ em. Vấn đề này chỉ xảy ra ở mơ hình tobit panel cịn mơ hình tobit theo từng năm thì khơng ảnh hưởng. Điều này được giải thích với lý do 2 mơ hình theo từng năm ở bảng 5.8 và 5.9 chưa quan sát được sự thay đổi của yếu tố giới tính qua thời gian, có thể qua thời gian thì mới nhận thấy rõ mức quan tâm của chủ hộ là nữ hơn người nam về vấn đề sức khỏe và qua từng năm số chủ hộ là nữ cũng tăng lên và họ làm chủ được kinh tế gia đình. Như vậy, theo mơ hình tobit panel ở bảng 5.10 thì qua thời gian chủ hộ là phụ nữ sẽ chi tiêu y tế cho trẻ em nhiều hơn.

Học vấn của chủ hộ theo nghiên cứu này khơng có tác động đến mức chi tiêu y tế trẻ em bình quân của hộ gia đình. Tuy nhiên, trong mơ hình ở bảng 5.8 (năm 2010) thì những hộ có trình độ học vấn cao thì mức chi tiêu y tế trẻ em cao, nhưng trong mơ hình ở bảng 5.9 (năm 2012) và mơ hình panel thì trình độ học vấn lại khơng có ảnh hưởng.

Biến Tuổi chủ hộ có hệ số âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều với chi tiêu y tế bình quân cho trẻ em. Điều này cho thấy rằng trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, thì khi tuổi bình quân của chủ hộ tăng chi tiêu y tế bình quân của trẻ em sẽ giảm. Điều này có thể lý giải cho việc khi tuổi chủ hộ tăng thì phải dành một số chi tiêu cần thiết cho người cao tuổi.

Tác động tương tự như biến tuổi của chủ hộ, biến quy mô các thành viên trong hộ (TV) cho thấy một tác động ngược chiều lên mức chi tiêu bình quân cho y tế của trẻ em. Theo đó, trong cùng điều kiện, hộ càng đơng người phụ thuộc thì mức chi tiêu y tế bình quân cho trẻ càng thấp. Như vậy, khi thu nhập của hộ và các điều kiện khác khơng đổi thì việc càng có nhiều thành viên phụ thuộc sinh sống thì mức chi tiêu y tế bình quân cho từng người, kể cả trẻ em sẽ sụt giảm.

Ngược với số thành viên trong hộ đó là số trẻ em trong hộ, theo các mơ hình cho thấy số trẻ em trong hộ có tác động dương đến chi tiêu y tế trẻ em. Như vậy khi hộ gia đình có số lượng trẻ em càng nhiều thì chi tiêu y tế cho trẻ em trong hộ sẽ tăng.

Yếu tố Thành thị - nơng thơn (TT) có dấu dương cho thấy một mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu bình quân cho y tế của trẻ em. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu trẻ em đang sinh sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho y tế cao hơn trẻ em đang sinh sống ở khu vực nơng thơn. Điều này hồn tồn phù hợp với kết luận thống kê mô tả khi cho rằng có sự chênh lệch chi tiêu cho y tế của trẻ giữa khu vực thành thị so với khu vực nơng thơn. Mơ hình cho thấy có ít nhất 1 biến vùng trung du và miền núi phía Bắc có tác động đến biến chi tiêu y tế. Điều này có thể kết luận rằng đặc điểm của các vùng miền nơi trẻ sinh sống tác động có ý nghĩa đến chi tiêu cho y tế của trẻ em.

Kết quả phân tích hồi quy tobit cả 3 mơ hình ở Bảng 5.8, 5.9 và 5.10 đều khẳng định có sự khác biệt trong chi tiêu cho y tế của trẻ giữa hai nhóm dân tộc Kinh, Hoa và nhóm dân tộc khác. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu trẻ em là người dân tộc Kinh, Hoa thì có mức chi tiêu bình qn cho y tế là cao hơn trẻ em thuộc các dân tộc khác. Bên cạnh đó, kết quả thống kê mơ tả ở

chương 3 cho thấy những hộ có trẻ là người dân tộc Kinh và Hoa có mức chi tiêu bình qn cho y tế cho trẻ em cao hơn rất nhiều so với các trẻ em thuộc các dân tộc khác.

5.4.3. Đặc điểm về điều kiện chăm sóc sức khỏe

Các biến đại diện cho cơ sở y tế khám chức bệnh có biến CS4 mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê mức nghĩa 10%. Điều này có thể kết luận rằng đặc điểm, loại hình cơ sở y tế có tác động khơng lớn đến quyết định, cũng như mức chi tiêu y tế trẻ em.

Với cơ sở chọn bệnh viện cấp 1 gồm y tế thôn bản,trạm y tế xã/phường làm biến tham chiếu thì hệ số ước lượng của biến đại diện cho biến bệnh viện cấp 4 (CS4) tác động dương. Điều này cho thấy có sự khác biệt giữa mức chi tiêu trung bình cho y tế của trẻ em giữa các cấp bệnh viện, cơ sở y tế. Sự gia tăng mức chi tiêu trung bình cho y tế của trẻ em ở cấp cơ sở y tế tư nhân so với trạm y tế thơn, bản, phường/xã có thể được giải thích bởi tình trạng bệnh tật của trẻ em, chi phí khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư nhân cao hơn các cơ sở nhà nước và hơn nữa phần lớn người dân thích dẫn trẻ em đi khám ở cơ sở khám chữa bệnh tư nhân với những bệnh nhẹ để giảm bớt thời gian chờ đợi.

Biến hộ gia đình có trẻ em có thẻ BHYT (BHYT) và hộ có trẻ em sử dụng bảo hiểm y tế (SDBHYT) đại diện cho việc hộ có trẻ em khơng có tham gia bảo hiểm y tế và khơng sử dụng bảo hiểm y tế. Hệ số của BHYT và SDBHYT trong mơ hình đều dương cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ có và khơng có tham gia BHYT và SDBHYT (điều này ngược dấu với kỳ vọng của mơ hình). Trong điều kiện các nhân tố được giữ ngun thì việc hộ có trẻ em tham gia BHYT và SDBHYT sẽ có mức chi trả chi tiêu y tế cho khám chữa bệnh cao hơn so với nhóm trẻ em khơng tham gia BHYT và SDBHYT. Kết quả này phù hợp với số liệu thống kê (bảng 5.5 và bảng 5.6) những hộ có tham gia bảo hiểm và sử dụng bảo hiểm thì có số lần đi khám chữa bệnh nhiều hơn do đó sẽ gia tăng chi phí khám chữa bệnh hơn. Hay nói cách khác, việc tham gia BHYT & SDBHYT sẽ làm hộ gia đình quan tâm hơn đến sức khoẻ trẻ em và tăng chi tiêu cho y tế

cho trẻ em. Điều này phù hợp với mục đích bảo hiểm và hỗ trợ của BHYT nhằm giúp mọi người tham gia và quan tâm đến sức khoẻ hơn.

5.4.4. Sự hỗ trợ từ bên ngoài

Kết quả ước lượng các mơ hình cho thấy, các đặc điểm về sự hỗ trợ từ bên ngoài như sự quan tâm hỗ trợ về y tế của người thân, láng giềng, cơ quan các cấp, tổ chức đoàn thể cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo trong việc hỗ trợ chi phí y tế (TC) và Trợ cấp Bảo hiểm (TCBH) có tác động âm và ý nghĩa đến việc chi tiêu cho y tế cho trẻ em.

Theo đó, các hộ gia đình có nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ bên ngồi sẽ có mức chi tiêu cho y tế cho trẻ em thấp hơn so với nhóm hộ gia đình khơng nhận được sự quan tâm trợ giúp này. Trị giá các khoản hỗ trợ từ bên ngoài trong trường hợp này là nguồn tài chính quan trọng, có ý nghĩa giúp hộ gia đình quan tâm đến chăm sóc trẻ em. Điều này phù hợp với kết quả thống kê ở bảng 5.5.

5.5. TÓM TẮT

Trong nội dung chương này, nghiên cứu đã trình bày mơ hình hồi quy tobit và tobit panel 4 nhóm nhân tố liên quan đến mức chi tiêu y tế bình quân dành cho trẻ em Việt Nam. Sử dụng phương pháp tobit và tobit panel để ước lượng 21 biến độc lập trong mơ hình. Sau khi loại bỏ 1 biến không ảnh hưởng, cùng với những kiểm định cần thiết, mơ hình thích hợp 20 biến cịn lại để phân tích tác động của những yếu tố riêng lẻ đến chi tiêu y tế cho trẻ em.

Trong đó, nhóm đặc điểm kinh tế thu nhập hộ gia đình tác động đến chi tiêu y tế trẻ em. Nhóm đặc điểm về nhân khẩu bao gồm các yếu tố về cơ sở y tế, bảo hiểm y tế cũng như các đặc điểm về sự hỗ trợ từ bên ngồi đều có tác động đến mức chi tiêu bình quân cho y tế trẻ em. Tất cả tác động của các yếu tố đều phù hợp với thực tiễn và được củng cố bởi các nghiên cứu thực nghiệm trước.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố tác động đến mức chi tiêu cho y tế trẻ em Việt Nam được thực hiện dựa trên 6.106 quan sát được trích lọc từ bộ dữ liệu VHLSS 2010, 5.861 quan sát được trích lọc từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 và sử dụng 2.466 quan sát số hộ có cùng chung mã code 2010 & 2012. Dựa theo các nghiên cứu có liên quan về chi tiêu y tế trẻ em, nghiên cứu này đã xây dựng khung phân tích và đặt ra giả thuyết nghiên cứu các đặc điểm hộ gia đình có khả năng tác động đến chi tiêu y tế trẻ em Việt Nam. Sau khi thực hiện thống kê mơ tả và phân tích hồi quy dựa trên nguồn số liệu, nghiên cứu đã làm sáng tỏ được các yếu tố thuộc 4 nhóm đặc điểm ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi tiêu y tế trẻ em Việt Nam. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng đã trả lời rõ ràng những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở phần mở đầu của đề tài.

6.1. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Thu nhập của hộ gia đình là nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi tiêu cho y tế trẻ em. Thu nhập của hộ gia đình tăng lên hoặc giảm xuống đều ảnh hưởng đến mức chi tiêu y tế bình quân cho trẻ em trong hộ gia đình. Qua đó cũng cho thấy nhiều khả năng chi tiêu cho y tế trẻ em là thấp ở những hộ gia đình có thu nhập thấp. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước về chi tiêu y tế Việt Nam của Van Minh và cộng sự (2013).

Có sự khác biệt trong mức chi tiêu cho y tế cho trẻ em theo khu vực hoặc địa bàn hộ sinh sống. Các hộ có trẻ em sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho y tế nhiều hơn các hộ sống ở khu vực nơng thơn. Tuổi và giới tính của hộ gia đình có tác động ngược chiều với mức chi tiêu y tế cho bản thân. Tuổi chủ hộ càng cao thì chi phí y tế cho trẻ em càng thấp, giới tính chủ hộ là giới tính nữ quan tâm đến chi tiêu y tế trẻ em hơn chủ hộ là nam giới. Bên cạnh đó, hai nhóm dân tộc Kinh và dân tộc Hoa thì có mức chi tiêu cho y tế cao hơn so với nhóm dân tộc cịn lại. Tổng số người trong hộ, cùng với số trẻ em trong đều tác động

lên chi tiêu y tế trẻ em nhưng tác động ngược chiều nhau. Số thành viên trong hộ càng nhiều thì mức chi tiêu bình quân cho y tế trẻ em trong gia đình sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, nếu trong hộ có trẻ em càng nhiều thì sẽ làm gia tăng chi tiêu y tế trẻ em. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước của Nguyen, L et al. (2008).

Chi tiêu cho y tế của trẻ cũng phụ thuộc vào loại hình hoặc cấp cơ sở y tế mà trẻ em tham gia khám chữa bệnh và điều trị. Ở các cấp bệnh viện tuyến trên (so với trạm y tế thôn, xã) như bệnh viện huyện, thị xã, tỉnh/thành phố, các bệnh viện Trung ương và các phòng khám, bệnh viện tư nhân đều có mức chi phí cho y tế cho trẻ em cao hơn. Bên cạnh tính chất, nghiệp vụ khám chữa bệnh của các cấp bệnh viện này là cao hơn dẫn dến chi phí khám chữa bệnh cao hơn, trong đó có một phần chi phí khơng nhỏ từ việc đi lại, ăn ở và thăm nom chăm sóc của những người thân trong gia đình.

Bảo hiểm y tế và sử dụng bảo hiểm y tế cũng là một nhân tố có tác động tích cực đến việc hộ gia đình quan tâm đầu tư cho sức khoẻ, nhờ có bảo hiểm y tế đã giúp người dân thường xuyên khám chữa bệnh hơn ở các cơ sở y tế và người dân sẳn lòng bỏ ra một khoản tiền đối ứng cùng với cơ quan bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe trẻ em. Nhóm hộ gia đình khơng có tham gia BHYT có mức chi tiêu y tế bình qn thấp hơn so với nhóm có BHYT. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng bảo hiểm đến giảm chi tiêu y tế. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này là bảo hiểm làm tăng chi tiêu y tế nhưng theo hướng tích cực. Nghĩa là, khi có bảo hiểm y tế, các hộ gia đình quan tâm hơn đến việc khám chữa bệnh cho trẻ em thông qua số lần khám chữa bệnh của những hộ có bảo hiểm nhiều hơn những hộ khơng có bảo hiểm. Những hộ có số lần khám bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả thêm chi phí trong mỗi lần khám vì bảo hiểm hiện nay định mức chi trả về giường bệnh, khám, thuốc khá thấp so với thực tế.

Hỗ trợ y tế được thể hiện ở 2 khía cạnh sự giúp đỡ của người thân, láng giềng hoặc các tổ chức đồn thể về chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp bảo hiểm y tế. Trong cả hai trường hợp, hộ gia đình nhận được một trong hai hình thức hỗ trợ

này đều có mức chi tiêu y tế cho thấp hơn với nhóm hộ khơng nhận được sự hỗ trợ. Sự hỗ trợ cho y tế trong trường hợp này là nguồn tài chính bổ sung quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước như trong nghiên cứu Cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe tài chính ở Tunisia của Mohammad Abu-Zaineh et al. (2013), Tinh Doan (2011).

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến chi tiêu y tế cho trẻ em Việt Nam giai đoạn 2010-2012. Để cải thiện và chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam thông qua quan tâm của xã hội đến chi tiêu y tế trẻ em, thì chính sách cần xem xét cụ thể từng nhân tố tác động nhằm đưa ra những chính sách thiết thực và hiệu quả.

Tác động chính đến dẫn đến hành vi chi tiêu nhiều hơn cho chi tiêu y tế trẻ em là nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Do đó, nhà nước và cộng đồng xã hội cần quan tâm hơn nữa cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó giúp hộ gia đình cải thiện thu nhập dẫn đến gia tăng khả năng chi tiêu của hộ gia đình. Chính phủ cần duy trì các chính sách riêng để nâng cao đời sống kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số ở Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Ngun. Cần có chương trình dạy nghề, kỹ năng trồng trọt chăn nuôi phát huy được ưu điểm của điều kiện thiên nhiên ở khu vực hộ gia đình đang sinh sống. Đồng thời, cũng cần hướng dẫn họ cách chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Đời sống kinh tế khá giả

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em VN (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w