Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trong chương trình cho vay

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tín DỤNG đối với học SINH SINH VIÊN của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội (Trang 68 - 70)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.9. Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trong chương trình cho vay

trình cho vay đối với HSSV

Tổ TK&VV đây được xác định là mắt xích quan trọng trong hệ thống ngân hàng CSXH, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng CSXH. Tổ TK&VV cần phải:

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. Phát hiện kịp thời những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho cán bộ ngân hàng tại buổi giao ban hàng tháng để lập biên bản xử lý theo quy định.

Trên địa bàn của thôn có nhiều hộ thuộc đối tượng vay vốn, có nhu cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH thỏa thuận với các tổ chức chính trị xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để tạo sự thi đua và phong phú cho hoạt động của hội đoàn thể tại xã ,thôn.

Tổ viên trong tổ TK&VV không nhất thiết là hội viên của tổ( ví dụ như Đoàn thanh niên đứng ra thành lập tổ thì tổ viên có thể là phụ nữ, nông dân hoặc cựu chiến binh, miễn là người vay vốn tin tưởng và tự nguyện gia nhập, đoàn thanh niên đứng ra thành lập quản lý và giám sát thì tổ đó là tổ vay vốn của đoàn thanh niên).

Thường vụ của hội đoàn thể cấp xã ( chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường vụ) không được kiêm nhiệm tham gia ban quản lý tổ, tổ trưởng tổ TK&VV. Phải tách bạch bằng được chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của tổ.

Ngân hàng cần chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại tổ TK&VV theo thôn để thực hiện cho vay với số lượng tổ viên nên có từ 35 đến 50 người, tổ TK&VV phải có số lương tổ viên như vậy mới có thể thu nhập từ tiền hoa hồng do NHCSXH trả và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn. Việc sắp xếp tổ chức lại tổ TK&VV đồng thời là việc phải tổ chức bầu chọn tổ trưởng, ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ thì ngân hàng phối hợp với các tổ chức hội cấp xã, hướng dẫn tổ TK&VV chọn người đủ năng lực, uy tín đứng ra làm tổ trưởng.

Ngoài ra để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, Tổ TK&VV cần thực hiện thêm một số giải pháp sau:

Thường xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho Ban quản lý tổ TK&VV theo hình thức “ cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng như trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của tổ, quá trình kiểm tra sử dụng vốn.

In các nội dung quy định về chức năng quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý tổ TK&VV tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho tổ TK&VV: Sổ theo dõi cho vay- thu nợ- thu lãi thành viên trong ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các quan hệ giao dịch với ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay.

Yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ,thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi ,đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay.

3.3.10.Một số giải pháp khác

Tiếp tục thực hiện xã hội hóa công tác cho vay, dân chủ trong việc bình xét về đối tượng chương trình tín dụng, đối tượng vay vốn. Quá trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách phải có sự phối hợp của các Bộ, Ngành từ TW đến cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt việc cho vay có sự bình xét, tham gia của người dân của tổ TK&VV, của các tổ chức chính trị-xã hội.

Để việc cho vay tới HSSV có hoàn cảnh khó khăn được kịp thời và đầy đủ, chi nhánh cần có sự điều tra để nắm bắt nhu cầu vốn vay đối với đối tượng HSSV trên địa bàn. Từ đó kiến nghị Chính Phủ có kế hoạch cân đối nguồn vốn để Ngân Hàng CSXH giải ngân kịp thời.

Mở rộng cho vay đi đôi với không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nhằm kiểm soát và khống chế rủi ro.Tiến hành phân tích làm rõ các nguyên nhân quá hạn từ đó có giải pháp cụ thể để xủ lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn kiên quyết chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn đối với những khoản cho vay sai đối tượng sử dụng vốn cho vay sai mục đích.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở từ đó có những giải pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đúng chính sách các chương trình được giao.

Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành, của ủy viên HĐQT, Ban đại diện HĐQT địa phương nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế một cách khách quan, trung thực từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh.Đồng thời qua thực tế kiểm tra, rà soát các chủ trương, chính sách, quy trình , thủ tục nếu xét thấy không còn phù hợp thì trình Chính Phủ, Bộ, Ngành TW xem xét chỉnh sửa, bổ sung để triển khai thực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả, đúng chính sách, chế đội quy định.

Gắn thực hiện kế hoạch tài chính với tăng trưởng dư nợ tín dụng, tổ chức phát động phong trào thi đua, lập thành tích hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được giao, tổ chức sơ kết các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tín DỤNG đối với học SINH SINH VIÊN của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w