3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.6. Rủi ro tín dụng sinh viên
Rủi ro tín dụng đươc chia ra làm 4 nhóm rủi ro chính, đó là :
Nhóm 1:Rủi ro do ý thức chủ quan của cán bộ
- Các cán bộ trong NHCSXH chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác xử lý rủi ro, nên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ văn bản xử lý nợ bị rủi ro, xử lý nợ bị rủi ro chưa kịp thời.
- Nhiều cán bộ chưa có ý thức và trách nhiệm cao trong công tác xử lý nợ bị rủi ro.
Nhóm 2: Tồn tại do cơ chế
- Món nợ nhận bàn giao khi thành lập NHCSXH, không có khả năng thu hồi do một số lý do:
+ Món vay bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích… không có khả năng trả nợ.
+ Không nhận nợ, không có người nhận nợ.
- Người vay bị tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên không có người thừa kế không thể đến cơ sở y tế xin xác nhận nên không có hồ sơ để xử lý.
- Người vay bỏ địa phương chiếm tỉ lệ cao, không có khả năng thu hồi nợ, hiện đã quá hạn.
- Các thành viên trong hộ vay vốn ốm đau thường xuyên dẫn tới khó khăn không có khả năng trả nợ.
- Nhiều món vay bị rủi ro xảy ra từ lâu nhưng do không làm hồ sơ kịp thời nên đến thời điểm hiện tại không thể làm được hồ sơ… hiện người vay khó khăn không có khả năng trả nợ.
Nhóm 3: Tồn tại do hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ chưa đảm bảo tính pháp lý, còn nhiều sai sót, cẩu thả trong việc lập hồ sơ như :
+ Tẩy xóa, ghi chèn, ghi đè.
+ Trường hợp được coi là mất tích hoặc chết việc xác nhận của UBND và công an xã không thống nhất.
+ Chưa đánh giá tình trạng thực tế của khách hàng đối với món vay hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vẫn tiếp tục khó khăn đề nghị khoanh nợ bổ sung hoặc xóa nợ.
+ Nguyên nhân trên hồ pháp lý và nguyên nhân trên biểu tổng hợp không thống nhất...
Nhóm 4: Do nguyên nhân khác.
- Người vay, tổ TK&VV, tổ chức chính trị - xã hội ủy thác chưa thực sự hiểu rõ, nắm vững về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro.
- Công tác phối hợp với chính quyền cấp xã trong công tác xử lý nợ bị rủi ro chưa thực sự hiệu quả.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN THIỆU HÓA
3.1 Định hướngng hoạt động cho vay HSSV trong những năm tới
Ngày 10/7/2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 với các nhiệm vị cụ thể trọng tâm:Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững.Nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH để thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu phát triển Ngân hàng CSXH Thiệu Hóa đến năm 2020 là phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của nhà nước; tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tập trung chỉ đạo sâu sát, tìm mọi biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ quá hạn, nợ có vấn đề, nợ ngoài bảng đối với các khoản vay HSSV. Đối với lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các điểm giao dịch lưu động do mình quản lý khi có các vấn đề xảy ra.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có kế hoạch và biện pháp cụ thể trong cho vay HSSV để khắc phục những tồn tại cũ, kiến nghị với thanh tra,kiểm tra. Thực hiện đầy đủ các chế độ thông tin báo cáo, báo cáo phải trung thực, không thiên về thành tích.
Mục tiêu cụ thể:
Đảm bảo 100% các đối tượng chính sách là HSSV có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp nhận vốn vay do NHCSXH cung cấp.
Dư nợ tăng trưởng bình quân năm tăng từ 5-10%.
Thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% đối với các khoản vay HSSV.
Thu hồi và xử lý nợ tốt đến hạn , bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Tỷ lệ thu lãi đạt 98% trở lên.
Thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao công nghệ…nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
3.2 Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất: việc tổ chức triển khai chương trình tín dụng đối với HSSV được thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả khi có sự tham gia của cả hệ thống xã hội. Cần có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các Ban, Ngành, Hội đoàn thể và cơ quan liên quan cùng sự ủng hộ từ phía nhân dân.
Thứ hai, vấn đề đào tạo tập huấn và thong tin tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác cho vay, giúp người dân và cơ quan liên quan hiểu rõ những chủ trương của Nhà nước, nắm chắc quy trình nghiệp vụ trong quá trình triển khai thực hiện.
Thứ ba, tổ TK&VV là đầu mối khách hàng quan trọng của Ngân hàng CSXH, chất lượng hoạt động của tổ phản ánh chất lượng của công tác cho vay.Mọi hoạt động của Ngân hàng CSXH ngoài trụ sở giao dịch còn có điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, đây là đặc điểm riêng có là thế mạnh và là thành công của Ngân hàng CSXH trong quá trình chuyển tải chương trình tín dụng ưu đãi đến với nhân dân. Vì thế công tác cũng như chất lượng hoạt động của các Tổ giao dịch lưu đông cấp xã và tổ TK&VV trên toàn địa bàn luôn được coi trọng và là mục tiêu lâu dài của Ngân hàng CSXH.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với HSSV
3.3.1.Kết hợp nhiều giải pháp để thu hồi nợ ( kể cả nợ quá hạn ), đảm bảo vốn cho vay quay vòng
Để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, bên cạnh việc xử lý nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan cần ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong hoạt động cho vay. Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tổ chức hoạt động theo đúng quy chế hướng dẫn, giám sát các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền cấp xã thực hiện
tốt công tác bình xét cho vay bảo đảm đúng đối tượng, công bằng, dân chủ, quan tâm chỉ đạo công tác xử lý nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng đúng quy định.
Các cơ quan liên quan cần rà soát lại việc gia hạn chậm trả nợ để có cách tháo gỡ hợp lý, nhưng không được gây sức ép quá lớn và nâng cao trách nhiệm với những đối tượng vay vốn.
Cần chỉ đạo thực hiện tốt việc bình xét đối tượng cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn, tăng tỷ lệ thu lãi, phân loại nợ quá hạn, nợ xâm tiêu chiếm dụng để xử lý hiệu quả.
Ngân hàng CSXH huyện phối hợp cùng các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, cấp xã phân loại nợ quá hạn, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở các biện pháp xử lý nợ theo đúng quy định.
Điều này đặt ra việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao ý thức của người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm-vay vốn, phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể và sự tham gia cụ thể, hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành liên quan.
Ngân hàng cần có nhiều biện pháp trong việc đôn đốc thu hồi nợ để đảm bảo vốn cho vay quay vòng :
Gửi thông báo nợ đến hạn, quá hạn, thông báo trả nợ thay về gia đình HSSV vay vốn để đôn đốc, nhắc nhở người vay có trách nhiệm hoàn trả vốn. Nhưng quan trọng về việc thu nợ phải trên nguyên tắc không gây sức ép lên học sinh sinh viên, phải giúp họ có ý thức trách nhiệm trong việc trả nợ.
Phối hợp với NHCSXH các tỉnh trong việc đối chiếu hộ gia đình HSSV vay vốn, nhất là đối với những trường hợp địa chỉ gia đình không rõ rang hoặc chuyển nơi khác sinh sống tránh tình trạng nguồn vốn bị hao hụt .
Ngân hàng cần nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt công tác huy động vốn, thu nợ đến hạn để tạo nguồn cho vay mới; nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng từ khâu bình xét đúng đối tượng, giúp đỡ nhau sử dụng vốn hiệu quả, củng cố các tổ, nhóm, phối hợp với chính quyền các xã tổ chức và làm tốt việc ủy thác với hội, đoàn thể, tổ chức giao dịch tại các xã thường xuyên theo kế hoạch..
3.3.2 Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ trong hoạt động của Ngân hàng
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phải kiểm tra chặt chẽ các cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ tín dụng để bảo vệ lợi ích cho chính bản thân Ngân hàng trước pháp luật.
Ngân hàng CSXH huyện cần thường xuyên củng cố, kiện toàn các Tổ tiết kiệm và vay vốn bằng cách rà soát, đánh giá thực chất hoạt động của các tổ, tiến hành tập huấn nghiệp vụ… Đối với những tổ trưởng yếu kém về năng lực và trách nhiệm, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp với Ban chỉ đạo thu hồi nợ của các xã và phối hợp cùng các hội, đoàn thể tiến hành bầu chọn, thay tổ trưởng mới, củng cố lại Ban quản lý tổ.
Cần có nhiều biện pháp để củng cố và nâng chất lượng hoạt động của của các tổ TK&VV, các tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại xã để thực hiện việc cho vay và thu nợ kịp thời.
3.3.3 Nắm bắt, theo dõi kịp thời những biến động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến Ngân hàng
Vì nguồn vốn mà Ngân hàng phụ thuộc rất lớn từ Ngân sách nhà nước nên những biến động từ nền kinh tế của nước ta là yết tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngân hàng như : Giá cả tăng cao, lạm phát tăng nhanh, kinh tế giảm sút, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương thay đổi….
Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chính sách tín dụng cho Ngân hàng. Nội dung được thể hiện ở các mặt như: Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường…
Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp liên hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng với khách hàng là rất mật thiết.
Ngoài phẩm chất tốt, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ là yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định,kiểm tra và giám sát, từ đó có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Nâng cao năng lực chuyên môn, công tác cho cán bộ, tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn.
Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng có thể tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ, nhân viên.
Định kì tổ chức kiểm tra trình độ nhân viên để bổ sung kiến thức còn hạn chế, tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn.
3.3.5. Triển khai thực hiện tốt việc tổ chức cho vay
Chủ động tham mưu Ban đại diện kịp thời phân bổ chỉ tiêu tăng cường vốn tín dụng ,nắm bắt nợ đến hạn sẽ thu hồi để đẩy nhanh tốc độ quay vòng luân chuyển vốn. Nâng mức cho vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của HSSV có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được tổng giám đốc Ngân hàng CSXH giao.
Ngân hàng cần giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục cho vay, thu hồi vốn, hạn chế tối đa thất thoát. Tham mưu cho chính quyền cơ sở có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, kiên quyết xử lý những cá nhân sai phạm.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể các cấp triển khai thực hiện tốt chương trình cho vay thông qua việc tổ chức giao ban với các cấp Hội từ cơ sở theo quy định hàng tháng, quý để kịp thời đánh giá kết quả đạt được, chỉnh sửa các tồn tại, đề ra các biện pháp giải quyết cụ thể cho từng thời kỳ nhằm đạt được các kế hoạch chương trình đề ra.
Phòng giao dịch CSXH huyện cũng phải thường xuyên kiểm tra tình hình vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi ở hầu hết các xã và hộ vay, qua đó tham mưu cho UBND huyện và Ban đại diện ngân hàng CSXH huyện có văn bản đôn đốc, xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong công tác tín dụng chính sách ở cơ sở.
Ngoài ra đối với chương trình cho vay này NHCSXH đã kí kết với ngân hàng Agribank ( Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Vietinbank Ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV. Do đây là hướng giải ngân mới không qua hình thức tiền mặt do đó chi nhánh cần thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch về tín dụng, kế toán tin học…theo hướng mới cho phù hợp, đồng thời thực hiện tốt việc phổ biến hướng dẫn cán bộ về quy trình, thủ tục cho vay qua hình thức phát hành thẻ.
Giám đốc Ngân hàng cần chỉ đạo các thành viên thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của tổ tín dụng theo địa bàn đã được phân công, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác cho vay HSSV, hạn chế thấp nhất các sai phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách, ngăn ngừa tiêu cực.
Duy trì các cuộc họp định kỳ để tháo gỡ và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tồn tại ở các xã, báo cáo số liệu và tình hình cho vay HSSV trên địa bàn, đặc biệt quan tâm đến công tác cho vay mới, công tác xử lý nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng, tình hình thu lãi.
3.3.6. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định 157 của Thủ Tướng chính phủ
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay tín dụng ưu đãi đối với học sinh,