Thể bệnh và bài thuốc nghiên cứu trong đề tài

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của bài thuốc “sài hồ sơ can thang” trên bệnh nhân viêm gan mạn tính do rượu thể nhẹ (Trang 38)

- Tiền sử phát hiện và điều trị viêm gan do rượu

1.4.4. Thể bệnh và bài thuốc nghiên cứu trong đề tài

1.4.4.1 Thể Can khí uất kết

Đề tài này tiến hành nghiên cứu viêm gan do rượu thể thường gặp trên lâm sàng là Can khí uất kết với các chứng trạng:

Sắc mặt vàng hoặc tối sạm, chất lưỡi nhạt hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, tinh thần uất ức, dễ cáu giận, ngực sườn đầy tức, có thể có khối tích dưới sườn phải, miệng đắng, ăn kém, người mệt, đại tiện có thể táo hoặc nát, mạch huyền.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thể Can khí uất kết trong bệnh Viêm gan do rượu

Do uống rượu bia quá độ lâu dần dẫn đến thấp nhiệt nội sinh, can mất tính nhu hòa, ảnh hưởng tới sự chuyển lưu khí trong cơ thể, dẫn đến can khí uất kết. Can khí không sơ tiết, uất kết ở trong, khí mất điều hòa cho nên thấy uất ức, ngực sườn đầy tức, bụng chướng đầy không muốn ăn, ợ hơi, người mệt, đại tiện thường táo hoặc nát. Khí là soái của huyết, là động lực cho huyết vận hành. Do vậy, khí uất lâu ngày, ảnh hưởng tới sự vận hành của huyết mà gây ra huyết vận hành trở trệ, huyết ứ lâu ngày dần hình thành khối tích dưới sườn. Mạch huyền là thuộc bệnh Can.

1.4.4.2 Bài thuốc nghiên cứu: “Sài hồ sơ can thang”

Tổng quan bài thuốc nghiên cứu [33]

- Xuất xứ của bài thuốc: Cảnh Nhạc toàn thư (Trương Cảnh Nhạc 1563 – 1640, Danh y đời nhà Minh – Trung Quốc)

- Thành phần:

Sài hồ 12g Xuyên khung 10g

Trần bì 10g Cam thảo 06g Hương phụ 10g

- Cách dùng: Làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần - Tác dụng: Sơ can, lý khí, hòa huyết, chỉ thống

- Chủ trị: Can khí uất kết, đau tức nặng vùng mạng sườn

- Phân tích bài thuốc: Bài thuốc này là bài Tứ nghịch tán gia thêm Xuyên khung, Trần bì, Hương phụ, thay Chỉ thực bằng Chỉ xác.

Tứ nghịch tán có tác dụng sơ can lý khí, hòa dinh tán uất. Chỉ định trong các trường hợp Can khí uất kết, ngực sườn đau tức kiêm có ỉa chảy. Trong Thương Hàn luận bài này được dùng để điều trị chứng nhiệt tà truyền vào bên trong, dương khí uất không thể đưa ra bên ngoài mà hình thành chứng nhiệt quyết, biểu hiện tứ chi lạnh. Những y gia đời sau đã mở rộng phạm vi ứng dụng của bài thuốc trên lâm sàng, những trường hợp Can khí uất kết đều lấy bài này là bài thuốc nòng cốt cơ bản để vận dụng điều trị. Trong bài thuốc sử dụng Sài hồ để giải uất đưa tà khí ra ngoài, nó là vị thuốc chủ yếu để sơ can lý khí. Sài hồ phối ngũ với Bạch thược, Cam thảo để hòa dinh, chỉ thống; phối ngũ với Chỉ thực để tiêu đạo tích ngưng khiến cho hiệu quả hành khí giải uất của bài thuốc được tăng cường. Trên lâm sàng, đây là bài thuốc tiêu biểu để sơ can giải uất.

Phụ phương “Sài hồ sơ can tán” là bài thuốc “Tứ nghịch tán” gia thêm Xuyên khung, Trần bì, Hương phụ để tăng cường hiệu lực của sơ can lý khí, lại kèm thêm tác dụng hoạt huyết chỉ thống, nên điều trị chứng Can khí uất kết có kiêm huyết trệ là thích hợp nhất.

Phân tích các vị trong bài thuốc:[34], [35] (1) Sài hồ:

- Tên khoa học: Bupleurum sinense, thuộc họ hoa tán (Umbelliferae) - Bộ phận dùng: rễ (Radix Bupleuri)

- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính lạnh, vào kinh can, đởm. - Tác dụng: hòa giải thiếu dương, sơ can giải uất, thăng dương

- Chủ trị:

+ Chứng cảm mạo bán biểu bán lý + Chữa sốt rét

+ Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra các bệnh rối loạn chức năng như Hysteria, suy nhược thần kinh, thống kinh cơ năng…

+ Chữa chứng can tỳ bất hòa: loét dạ dày tá tràng, ỉa chảy do thần kinh. + Phối ngũ với Thăng ma, Hoàng kỳ có tác dụng thăng dương để điều trị các trường hợp khí hư hạ hãm.

- Liều dùng: 10-12g

- Nghiên cứu tác dụng dược lý:

+ Thành phần hóa học: Acid hexanoic; Acid heptanoic; Acid octanoic; Acid nonanoic; Ethylphenol; Thymol…

+ Tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm đau, giảm ho rõ rệt. + Tác dụng như corticoid kháng viêm.

+ Bảo vệ gan và lợi mật. + Hạ mỡ trong máu.

+ Tác dụng tăng cường thể dịch miễn dịch và miễn dịch tế bào.

+ Tác dụng ức chế liên cầu khuẩn tan huyết, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao, leptospira, virus cúm. Thuốc còn có tác dụng kháng virus viêm gan, ký sinh trùng sốt rét.

Sài hồ thường dùng chung với Bạch thược để tăng tác dụng thư can trấn thống vừa để làm dịu tính kích thích của sài hồ đối với cơ thể.

(2)Bạch thược:

- Tên khoa học: Paconia lactiflora Pall, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae)

- Bộ phận dùng: rễ của cây Thược dược (Radix Paeoniae lactiflorae) - Tính vị quy kinh: Vị hơi đắng chát, chua nhiều, vào kinh Tỳ, Phế, Can

- Công năng và chủ trị: Dưỡng huyết hòa dinh, hoãn cấp chỉ thống, liễm can, bình can. Trị đau bụng, đầu váng mắt hoa.

- Liều dùng: 12-16g

- Nghiên cứu tác dụng dược lý:

+ Thành phần hóa học: Paeoniflorin, Lactoflorin, Catechin, Acid benzoic.. + Tác dụng bảo vệ tế bào gan, làm hạ men Transaminaza và giải độc. + Tác dụng chống di căn ung thư

+ Tác dụng chống viêm, chống hoại tử.

+ Tác dụng ức chế trung khu thần kinh nên có tác dụng an thần, giảm đau. + Tăng công năng miễn dịch của cơ thể: Làm tăng đáp ứng miễn dịch theo cả 2 con đường tế bào và thể dịch.

(3) Xuyên khung

- Tên khoa học: Ligusticum Wallichii, thuộc họ hoa tán (Umelliferae) - Bộ phận dùng: thân rễ (Rhizoma Ligustici wallichii)

- Tính vị quy kinh: đắng, ấm vào kinh can, đởm, tâm bào - Tác dụng: hành khí hoạt huyết, khu phong chỉ thống - Ứng dụng lâm sàng:

+ Hoạt huyết điều kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh + Chữa nhức đầu, đau mình, đau các khớp do phong thấp.

+ Giải uất chữa chứng can khí uất kết, đau mạng sườn, tình chí uất kết. + Chữa đau khớp do lạnh (hàn tý)

+ Tiêu viêm chữa mụn nhọt - Liều dùng: 12-16g

- Nghiên cứu tác dụng dược lý:

Thành phần hóa học: Ancaloid, Phenola, Saponin…

+ Tác dụng đối với tim: nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, tăng co bóp. Nồng độ cao, có tác dụng ức chế làm giãn cơ tim và tim ngừng đập.

+ Đối với tuần hoàn mạch vành: làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy cơ tim.

+ Làm giãn mạch ngoại vi và hạ áp: Dùng đơn độc không có tác dụng rõ rệt, nhưng làm tăng tác dụng hạ áp của resecpin; có tác dụng giảm sức cản ngoại vi, tăng lưu lượng máu, tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn.

+ Tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành cục máu đông. + Làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não, do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu.

+ Tác dụng an thần rõ rệt: làm tăng tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ barbital; tác dụng đối kháng với cafein hưng phấn trung khu thần kinh.

+ Tác dụng đối với cơ trơn: liều nhỏ có tác dụng làm tăng co bóp cơ tử cung và ruột, lượng lớn trái lại làm cơ tê liệt.

+ Xuyên khung có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, còn có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E.

(4) Chỉ xác

- Tên khoa học: Citrus aurantium L, thuộc họ cam quýt (Rutaceae) - Bộ phận dùng: Quả già phơi khô (Fructus Aurantii)

- Tính vị quy kinh: đắng, chua, lạnh vào tỳ vị - Tác dụng: phá khí giáng đàm, tiêu thực. - Chủ trị:

+ Chữa chứng ứ trệ thức ăn: ăn không tiêu, bụng đầy chướng, đại tiện lỏng…Chữa đầy bụng do sa dạ dày.

+ Chữa đờm nhiều, tức ngực.

+ Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau ngực, co thắt tử cung sau đẻ, co thắt đại trường do lạnh…

- Liều lượng: 4 - 8g/ngày

- Nghiên cứu tác dụng dược lý:

+ Thành phần hoá học: Tinh dầu, pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ. + Tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu Neohesperidin, nhưng không làm tăng nhịp tim. Tác dụng co mạch, tăng co bóp cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương; còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận.

hưng phấn tăng nhu động ruột, nồng độ thuốc khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau.

+ Tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung phù hợp với kết quả điều trị sa tử cung có kết quả trên lâm sàng.

+ Glucosid của Chỉ xác có tác dụng như Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch.

(5) Trần bì

- Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco, thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) - Bộ phận dùng: Vỏ quả quýt (Pericarpium Citri reticulatae)

- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh phế vị. - Tác dụng: hành khí, tiêu đờm

- Chủ trị:

+ Chữa chứng đau do khí trệ: gặp lạnh tỳ vị bị ảnh hưởng gây đau bụng táo bón, bí tiểu tiện.

+ Kích thích tiêu hóa: do tỳ vị hư, ăn kém, nhạt miệng, đầy bụng chậm tiêu. + Chữa nôn mửa do lạnh.

+ Chữa ỉa chảy do tỳ hư.

+ Chữa ho, long đờm do đàm thấp gây ra - Nghiên cứu tác dụng dược lý:

+Thành phần: tinh dầu (d.nimonen, xitrala, andehyd nonylic…), nobiletin, hesperidin, vitamin A,B…

+ Tính kháng viêm: Nobiletin tác động trực tiếp như là chất chống oxy hóa nhưng cũng can thiệp vào tiến trình sinh học của viêm.

+ Tính chống ung thư: Nobiletin có tác dụng chống tăng sinh tế bào (anti-proliferation) trong ung thư mà không độc hại cho tế bào lành. Đã có những kết quả tốt ở dòng tế bào ung thư của gan, dạ dày, tuyến ruột.

+ Nobiletin ức chế sản xuất mồ hôi nhờn (sebum), ức chế tăng sinh tế bào sinh bã nhờn nên giảm điều kiện cho mụn phát triển.

+ Nitric oxid (NO) liên quan với khả năng cương dương và nhiều loại sinh lý bệnh như viêm, sinh ung thư và xơ vữa động mạch.

+ Tác dụng ngăn cản sự tích tụ chất béo trong gan. + Ngăn ngừa bệnh béo phì và xơ vữa động mạch.

(6) Hương phụ

- Tên khoa học: Cyperus rotundus L, thuộc họ cói (Cyperaceae) - Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô của cây cỏ gấu (Rhizoma Cyperi) - Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh tâm, can, tỳ

- Tác dụng: hành khí giải uất, điều kinh. - Chủ trị:

+ Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, co thắt các cơ, đau dây thần kinh ngoại biên, viêm đại tràng co thắt.

+ Giải uất: do lo nghĩ tức giận, làm can khí mất điều đạt gây ngực sườn đầy tức, đầy bụng, tình chí uất ức.

+ Điều kinh giải uất: do khí trệ trong huyết gây các chứng nôn ra máu, đái ra máu, đại tiện máu, rong huyết, kinh nguyệt không đều, thống kinh.

+ Kích thích tiêu hóa: ăn không tiêu, bụng đầy tức, buồn nôn. + Chữa ứ sữa, viêm tuyến vú và các loại nhọt sưng đau khác. + Hương phụ còn tán hàn giải biểu chữa chứng cảm mạo do lạnh - Nghiên cứu tác dụng dược lý:

+ Thành phần: Tinh dầu (cyperen, β caryophylen, selinen, cyperotundon, cyperolon,…). Flavonoid, tanin, các acid phenol (acid p.coumaric, acid p.hydroxybenzoic…), alkaloid, glycoside...

+ Ức chế sự co bóp tử cung.

+ Ức chế thần kinh trung ương: kéo dài thời gian gây ngủ của pentobarbital, tăng cường tác dụng gây mê của scopolamine.

+ Tác dụng chống viêm, do chất α-cyperen (trong tinh dầu), ức chế sự hình thành prostaglandin E2.

+ Tinh dầu hương phụ có tác dụng kiểu estrogen. Ngoài ra, hương phụ sống và chế đều có tác dụng kiểu estrogen.

+ Tác dụng kháng khuẩn: hương phụ tác dụng ức chế Staphylococcus aureus và Shigeela shiga.

+ Thuốc có tác dụng cường tim và hạ áp.

+ Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng. + Ngoài ra, hương phụ còn tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ ợ hơi, khó tiêu, đường tiêu hóa.

(7) Cam thảo

- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis, thuộc họ đậu cánh bướm (Papiolionaceae)

- Bộ phận dùng: Rễ (Radix Glycyrrhizae)

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình, quy 12 kinh

- Tác dụng: bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau, giải độc, điều hòa các vị thuốc. - Liều dùng: 2- 12g

- Nghiên cứu tác dụng dược lý:

+ Thành phần có Glucoza, Saccaroze, Tinh bột, chất Saponin.

+ Giải độc: Glycyrrhizin và các muối (Ca, Na...) trong cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại, giúp bảo vệ gan trong viêm gan mạn, ngăn độc tố tác dụng lên tim, chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat. Cam thảo có khả năng chống lại chất độc của cá, thịt lợn, nọc rắn, độc tố uốn ván và bạch hầu.

+ Chữa loét đường tiêu hóa: Do tác dụng chống viêm và ức chế tăng tiết dịch vị.

+ Chống co thắt cơ trơn: Do tác dụng của các flavonoid.

+ Còn có tác dụng giảm ho, chữa táo bón, gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, chữa một số bệnh về da, bệnh Addison.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của bài thuốc “sài hồ sơ can thang” trên bệnh nhân viêm gan mạn tính do rượu thể nhẹ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w