Thời điểm Nợ xấu/ Tổng dư nợ (TCTD) Nợ xấu (TCTD) /GDP Ghi chú
31/12/2011 3,07% Trang web của NHNN
30/06/2012 8,82% 10% Báo cáo NHNN trước Quốc hội
4,14% Trang web của NHNN
30/09/2012 17,21% Báo cáo NHNN trước Quốc hội
4,93% Trang web của NHNN
31/12/2012 4,08% Thơng cáo báo chí của NHNN ngày 21/2/2014;
30/06/2013 4,46% Trang web của NHNN
30/09/2013 4,62% 5% Tổng nợ xấu nội bảng > 142.000 tỉ
31/12/2013 3,63% Thơng cáo báo chí của NHNN ngày 21/2/2014.
9%
Nếu tính bao gồm cả những khoản nợ xấu được cơ cấu lại theo QĐ 780/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 9% (thơng cáo báo chí của NHNN 21/2/2014)
25% Moody’s công bố vào ngày 18/2/2014: tài sản xấu của Việt Nam có thể lên tới 15% tổng tài sản.
30/06/2014 4,17% Trang web của NHNN
30/09/2014 3,88%
31/12/2014 3,25%
28/02/2015 3,59%
3.2. Phân loại nợ xấu
Cho đến nay hầu hết các NHTM Việt Nam chỉ mới hạch toán nợ xấu theo thời gian quá hạn trên 90 ngày; Phần lớn các NHTM rất khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, do vậy việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng đang gặp nhiều khó khăn.
Ngày 21 tháng 01 năm 2013, NHNN ban hành Thông tư 02, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. Điểm mới của Thơng tư 02 có thể nhận thấy là bên cạnh việc tất cả các TCTD phải phân loại nợ theo 5 nhóm như cũ, cịn phải kèm theo các tiêu chí chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhiều khoản cấp tín dụng dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn, mua trái phiếu DN chưa niêm yết... phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro. Trước đây, các TCTD tự phân nhóm đối với các khoản nợ tín dụng, do đó có mức độ chủ quan trong đánh giá là cao khiến rủi ro đạo đức tăng cao. Theo quy định mới, các NH chuyển thông tin lên Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC), NHNN tổng hợp và sau đó các TCTD muốn tìm hiểu về khách hàng phải truy suất thông tin từ CIC. Quy định mới sẽ dẫn tới sự thống nhất trong việc phân loại nhóm nợ đối với một khách hàng cụ thể và do đó tránh tình trạng khách hàng có nợ xấu tại NHTM này có thể tiếp tục vay tại NHTM khác tăng rủi ro hệ thống.
Ngày 18 tháng 3 năm 2014, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21 tháng 1 năm 2013. Ngoài việc bổ sung thêm quy định về trích lập dự phòng trong trường hợp bán nợ xấu cho VAMC, về cơ bản các sửa đổi chính được nêu trong Thông tư 09 chủ yếu vẫn là lùi thời hạn hiệu lực của việc quy định về phân loại nợ và trích dự phòng đến 1/4/2015 để tránh gây sốc đối với thị trường.
3.3. Những trục trặc trong việc xử lý nợ theo phương thức mua bán nợ, chuyển nợ thành cổ phần tại Việt nam
Xử lý nợ thông qua thị trường mua bán nợ ở Việt Nam: Xác lập một thị trường mua bán nợ là biện pháp được nhiều quốc gia đã áp dụng thành công như đã nêu trong phần chương 2, tuy nhiên ở Việt Nam, mặc dù biện pháp này được đưa ra trong đề án nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Hiện nay ở Việt Nam, tồn tại 3 loại hình cơng ty chuyên xử lý và mua bán nợ.
Thứ nhất, các Công ty xử lý và mua bán nợ của các NHTM (AMC): có khoảng 20 AMC trực thuộc các TCTD ở Việt Nam. Các AMC này chủ yếu làm nghiệp vụ quản lý tài sản
cần xử lý của các NH mẹ, chưa thực sự xử lý nợ như AMC của Hàn quốc hay Trung Quốc đã làm được.
Thứ hai, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), thuộc Bộ Tài chính, được thành lập năm 2003, với chức năng mua nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, xử lý nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước…. Nhưng DATC có số vốn điều lệ hạn chế, nên hoạt động lâu nay chủ yếu mua bán nợ một số NHTM trong giai đoạn 2003 - 2004.