CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U
4.8. Phân tích mối quan hệ VECM Granger các biế n
Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ Granger dựa trên 2 bước. Bước thứ nhất, tác giả sử dụng mơ hình DOLS (panel dynamic ordinary least square) nhằm ước lượng phần dư mơ hình. Bước thứ 2, tác giả sử dụng mơ hình GMM trên dữ liệu bảng với cách tiếp cận của Arellano và Bond để ước lượng hệ số và sử dụng kiểm định Wald nhằm xác định mức ý nghĩa của các quan hệ Granger.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định nhân quả VECM Granger.
Biến phụ
thuộc Nguồn của hướng tác động
Mối quan hệ ngắn hạn Dài hạn
ΔGDP ΔEC ΔNET ΔL ΔCPI ECT(-1)
(0.0535) (0.2348) (0.0193) (0.9305) (0.0000) ΔEC 3.97 - 0.29 1.70 2.03 0.04 (0.1377) (0.8649) (0.4278) (0.3617) (0.8387) ΔNET 0.51 3.10 - 0.81 1.37 0.06 (0.7759) (0.2124) (0.6676) (0.5053) (0.8134) ΔL 3.07 6.51** 0.18 - 3.62 1.70 (0.2150) (0.0385) (0.9128) (0.1636) (0.1929) ΔCPI 2.83 11.48*** 0.82 8.31** - 10.08*** (0.2429) (0.0032) (0.6651) (0.0157) (0.0015)
Ghi chú: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%
Nguồn: kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 120 quan sát của 6 quốc gia trong giai đoạn 1995 – 2014 (Phụ lục 1.X).
Trong bảng kết quả 4.11, nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ ngắn hạn từ GDP thực tế bình quân/người, số lượng người sử dụng internet, lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát đến sản lượng điện tiêu thụ do giá trị p-value của các biến này đều lớn hơn 0.05 (cụ thể là : ProbY = 0.1377; ProbIn =0.8649; ProbL =0.4278; ProbCPI = 0.3617). Đều này có nghĩa là sản lượng điện tiêu thụ bình quân/ người sẽ không bị ảnh hưởng bởi GDP thực tế bình quân/ người, số lượng người sử dụng internet, lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát.
Tương tự, nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ ngắn hạn từ GDP thực tế bình quân/ người, sản lượng điện tiêu thụ, lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát đến số lượng người sử dụng internet vì ProbY = 0.7759; ProbE = 0.2124; ProbL =0.6676; ProbCPI = 0.5053 tất cả đều lớn hơn 0.05. Nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0( khơng có mối quan hệ nhân quả giữa các biến đến số lượng người sử dụng internet trong ngắn hạn).
Tuy nhiên, tìm thấy các mối quan hệ ngắn hạn một chiều từ sản lượng điện tiêu thụ bình quân/người đến GDP bình quân/người (với ProbE = 0.0535) với mức ý nghĩa 10%; mối quan hệ từ sản lượng điện tiêu thụ bình quân/người đến lực lượng lao động (với ProbE =0.0385) với mức ý nghĩa 5%; mối quan hệ từ sản lượng điện tiêu thụ bình quân /người đến tỷ lệ lạm phát ( với ProbE = 0.0032 ) với mức ý nghĩa 1% ; mối quan hệ từ lực lượng lao động đến GDP bình quân /người ( với ProbL = 0.0193) với mức ý nghĩa 5%; mối quan hệ từ lực lượng lao động đến tỷ lệ lạm phát ( với ProbL = 0.0157) với mức ý nghĩa 5%. Đều này có nghĩa là tăng sản lượng điện tiêu thụ bình qn/người có thể dẫn đến gia tăng GDP bình qn/người, tăng lực lượng lao động và tăng tỷ lệ lạm phát. Đồng thời, sự gia tăng lực lượng lao động có thể tăng GDP bình quân/người và tăng tỷ lệ lạm phát.
Trong dài hạn, có hai ước lượng sai số điều chỉnh ECT trong phương trình có biến phụ thuộc lần lượt là GDP bình quần đầu người (với Prob = 0.0000 < 0.01); tỷ lệ lạm phát (với Prob =0.0015< 0.01) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý rằng, các yếu tố giải thích cho tăng tưởng kinh tế và giải thích cho tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ trong dài hạn.
EC
GDP L CPI
GDP EC
CPI L
NET
Hình 4.2: Tóm tắt mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn với dữ liệu bảng. 4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Bài nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế. Kết quả từ kiểm định nhân quả VECM Granger cho thấy có mối quan hệ nhân quả một chiều từ sản lượng điện tiêu thụ đến tăng trưởng kinh tế nhưng khơng tìm thấy chiều ngược lại trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như của Altinay và Karagol, 2005 cho Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1950-2000; Shiu và Lâm, 2004 cho Trung Quốc trong giai đoạn 1971-2000; Wolde – Rufael (2006); Chen, Kuo, and Chen (2007); Bernard Njindan Iyke (2014) cho Nigeria(1971-2011). Đều này có nghĩa là sản lượng điện tiêu thụ bình qn/người tăng có thể dẫn đến gia tăng GDP bình qn/người. Cho thấy ASEAN là khu vực có nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng. Trong khu vực châu Á, ASEAN có mức tăng trưởng nhanh nhất nên ln địi hỏi nguồn cung ứng năng lượng nhiều để tiếp thêm nhiên liệu cho sự tăng trưởng kinh tế. Năng lượng nói chung, điện năng nói riêng ln đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Là đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất, thương mại. Muốn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế thì điện năng là điều kiện không thể thiếu. Không những thế, ngành năng lượng (ngành điện) là một trong những ngành cơng nghiệp chủ lực, đóng góp một phần lớn
vào GDP của cả nước. Chính vì vậy việc gia tăng sản lượng điện sẽ thúc đẩy ngành năng lượng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kết quả kiểm định nhân quả khơng tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ người sử dụng internet đến tăng trưởng kinh tế, sản lượng điện tiêu thụ, lực lượng lao động và tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 1995-2014 mức độ tăng số lượng người sử dụng internet chưa đủ để làm tăng trưởng kinh tế, sản lượng điện tiêu thụ, lao động và tỷ lệ lạm phát. Do bởi internet chỉ mới phát triền nhanh chóng trong thời gian gần đây. Trong tương lai internet chắc chắn sẽ là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của khu vực ASEAN.
Ngồi ra, trong dài hạn, chỉ có hệ số ước tính phần dư (ECT) trong phương trình tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa ở mức 1%. Ngụ ý rằng, sản lượng điện tiêu thụ, số lượng người sử dụng internet, lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát là những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Sản lượng điện tiêu thụ, lực lượng lao động đều là những yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất, thương mại. Chính vì vậy, việc kiểm soát sản lượng điện tiêu thụ và lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trức tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Việc tăng lượng người sử dụng internet sẽ tạo đà phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Ngày càng có nhiều hoạt động kinh tế dựa vào Internet, từ du lịch cho đến dịch vụ tài chính, và Internet đã cho phép doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp nhỏ, có thể tìm kiếm khách hàng ở thị trường nước ngồi một cách dễ dàng nhanh chóng. Từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc mức độ tiêu thụ điện năng, nguồn lực lao động, tỷ lệ lạm phát khi xây dựng chính sách tăng trưởng kinh tế.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.
5.1. Kết luận.
Điện năng đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Cũng như là nhu cầu thiết yếu trong việc nâng cao đời sống xã hội. Tạo nền tảng cho sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông đã tăng cường sản xuất, thương mại giữa các quốc gia (Apergis and Payne, 2010). Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu bảng của 6 quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2014. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ. Kết quả từ kiểm định ECM Granger cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ sản lượng tiêu thụ điện đến tăng trưởng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn. Mối quan hệ này thể hiện việc tăng sản lượng điện tiêu thụ bình qn/người có thể dẫn đến gia tăng GDP bình quân/người. Sự gia tăng của sản lượng điện tiêu thụ ngoài tác động trực tiếp là đẩy mạnh hoạt động thương mại, sản xuất kinh doanh. Nó cịn dẫn đến việc gia tăng hoạt động sản xuất năng lượng, trong đó có tác động gián tiếp như tạo ra nhiều việc làm, xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực năng lượng dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngành năng lượng ln là ngành chủ lực, đóng góp một phần lớn vào GDP của các quốc gia ASEAN.
5.2.Gợi ý chính sách.
Việc tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ sản lượng tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế sẽ có một số tác động đối với các nhà phân tích chính sách và các nhà dự báo. Do một mức độ cao về tiêu thụ điện sẽ dẫn đến mức tăng GDP thực tế bình quân đầu người. Điều này ngụ ý rằng thiếu cơ sở hạ tầng của nguồn điện tiêu thụ có thể kiềm chế sự tăng trưởng kinh tế ở các nước khu vực ASEAN. Tăng trưởng kinh tế thực tế đòi hỏi tiêu thụ điện rất lớn, mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào tăng trưởng
kinh tế, và điện chỉ là một trong những yếu tố như thế. Nhưng để không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước cần nỗ lực, tăng cường đầu tư cung cấp điện để vượt qua những khó khăn về tiêu thụ điện năng. Trong việc tiếp tục theo đuổi tăng trưởng kinh tế, các quốc gia ASEAN cần phải nỗ lực hơn nữa vào việc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho ngành điện quốc gia như một chiến lược hướng tới sự phát triển tiên tiến trong thời gian dài. Hơn nữa, theo Baer et al.(2002) hiệu ứng của công nghệ thông tin vào tăng trưởng kinh tế có thể đạt được chỉ thơng qua một cơ sở hạ tầng điện lực quốc gia mạnh mẽ hỗ trợ việc áp dụng công nghệ thông tin.
Các nước nên áp dụng chiến lược đa hướng tăng đầu tư cơ sở hạ tầng để mở rộng quy mô năng lượng đầu vào, cần cải cách chính sách sử dụng năng lượng, đưa vào chính sách bảo tồn năng lượng để sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài sáng kiến khu vực như lưới điện ASEAN (APG) và đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (TAGP),một số nước ASEAN đã tiến hành các bước để tăng cường năng lượng đầu vào và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Ví dụ, Singapore đã tự do hóa thị trường điện và khí đốt của mình để cho phép cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ. Các quốc gia trong khu vực có thể kiểm sốt giá cả điện năng để nâng cao hiệu suất sử dụng điện theo tình hình của từng quốc gia. Hay cách khác là cải thiện nguồn cung điện năng, về điểm này chính phủ có thể đầu tư vào các nguồn thay thế điện như năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học. Đây là hướng đi mà hầu hết các nước đang hướng tới với mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra các nước trong khu vực cần cải thiện phát triển lưới điện, cung cấp điện đến khu vực thiếu điện hoặc chưa tiếp cận được nguồn điện để thúc đẩy phát triển kinh tế đồng đều ở nhiều khu vực của từng quốc gia. Do tỷ lệ dân số sử dụng điện ở các quốc gia ASEAN nói chung còn thấp, một số khu vực vẫn chưa tiếp cận được với nguồn điện.
Ở Việt Nam nói riêng, việc định hướng cho sự phát triển của toàn bộ chuỗi giá trị ngành điện Việt Nam là vô cùng cần thiết. Trước hết, nước ta cần phải quy hoạch và
phát triển nguồn điện. Thực trạng về nguồn năng lượng hóa thạch đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ nguồn năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo là rất lớn. Ví dụ: Trong một báo cáo phân tích về tiềm năng điện gió của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng điện gió tốt, cao hơn rất nhiều lần các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Lào; về năng lượng mặt trời nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra rằng, với cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, nhiều khu vực ở nước ta giàu tiềm năng điện mặt trời; cùng với lợi thế một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối lớn và đa dạng từ gỗ củi, trấu, bã cà phê, rơm rạ và bã mía…phế phẩm nơng nghiệp rất phong phú dồi dào. Bên cạnh những thuận lợi về mặt tự nhiên, chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam cũng dành rất nhiều sự ưu đãi cho năng lượng tái tạo. Do đó, việc quy hoạch phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, …) cần được ưu tiên. Riêng về thủy điện, cần khai thác hơn nữa nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống lũ, cấp nước, sản xuất điện). Vừa phát triển nguồn cung cấp điện vừa trữ nước chống lũ khi đến mùa mưa, vừa đáp ứng nhu cầu nước khi đến mùa khô. Phát triển các nhà máy nhiệt điện , phù hợp với khả năng cung cấp và phân bổ của các nguồn nhiên liệu, phát triển nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, xuất nhập khẩu điện … để cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Thứ hai, phát triển lưới điện - là khâu trung gian để vận chuyển điện năng đến khâu phân phối và bán lẻ, cần phải được đầu tư đúng mức để tăng hiệu suất sử dụng điện, tăng tính ổn định về lượng điện cung cấp giữa các vùng miền. Thứ ba, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, để trao đổi điện năng với các nước trong khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên và tăng cường trao đổi để đảm bảo an toàn hệ thống. Thứ tư, cung cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo, cung cấp cho nhu cầu điện ở những nơi này để tăng triển vọng phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa, nâng cao đời sống xã hội.
50
Cuối cùng, là về tổng vốn đầu tư cho toàn ngành, cần đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện nhằm thu hút và cân đối nguồn vốn cho phát triển ngành.
Tuy các hàm ý chính sách từ nghiên cứu này khơng mới nhưng có bằng chứng đáng tin cậy, khơng phải là đề xuất cảm tính.
5.3.Hạn chế của đề tài.
Một trong những hạn chế của bài nghiên cứu này là phân tích ở một m ức độ tổng hợp. Các ngành cơng nghiệp khác nhau sẽ có cường độ tiêu thụ điện khác nhau. Đến thời điểm này, có rất ít nghiên cứu về các mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế ở mức độ phân tách theo từng lĩnh vực (cơng nghiệp, thương mại dịch vụ …). Vì sẽ rất khó để có được dữ liệu tách biệt về tiêu thụ điện năng trên dữ liệu bảng cho các nước ASEAN. Nếu như dữ liệu đó có thể thu được cho từng quốc gia thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế phân tách theo từng lĩnh vực có thể là một chủ đề có ích cho các nghiên cứu sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢOc Danh mục tài liệu Tiếng Việt.
Lê Quang Cảnh, 2012. Phân tích nhân quả và đồng liên kết giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, số chuyên san, trang 27-33.
Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2014. Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm các nước Asean.
Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2006. Kinh tế lượng ứng dụng. TP. Hồ Chí