KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước asean (Trang 56)

5.1. Kết luận.

Điện năng đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Cũng như là nhu cầu thiết yếu trong việc nâng cao đời sống xã hội. Tạo nền tảng cho sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông đã tăng cường sản xuất, thương mại giữa các quốc gia (Apergis and Payne, 2010). Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu bảng của 6 quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2014. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ. Kết quả từ kiểm định ECM Granger cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ sản lượng tiêu thụ điện đến tăng trưởng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn. Mối quan hệ này thể hiện việc tăng sản lượng điện tiêu thụ bình qn/người có thể dẫn đến gia tăng GDP bình quân/người. Sự gia tăng của sản lượng điện tiêu thụ ngoài tác động trực tiếp là đẩy mạnh hoạt động thương mại, sản xuất kinh doanh. Nó cịn dẫn đến việc gia tăng hoạt động sản xuất năng lượng, trong đó có tác động gián tiếp như tạo ra nhiều việc làm, xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực năng lượng dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngành năng lượng ln là ngành chủ lực, đóng góp một phần lớn vào GDP của các quốc gia ASEAN.

5.2.Gợi ý chính sách.

Việc tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ sản lượng tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế sẽ có một số tác động đối với các nhà phân tích chính sách và các nhà dự báo. Do một mức độ cao về tiêu thụ điện sẽ dẫn đến mức tăng GDP thực tế bình quân đầu người. Điều này ngụ ý rằng thiếu cơ sở hạ tầng của nguồn điện tiêu thụ có thể kiềm chế sự tăng trưởng kinh tế ở các nước khu vực ASEAN. Tăng trưởng kinh tế thực tế địi hỏi tiêu thụ điện rất lớn, mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào tăng trưởng

kinh tế, và điện chỉ là một trong những yếu tố như thế. Nhưng để không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước cần nỗ lực, tăng cường đầu tư cung cấp điện để vượt qua những khó khăn về tiêu thụ điện năng. Trong việc tiếp tục theo đuổi tăng trưởng kinh tế, các quốc gia ASEAN cần phải nỗ lực hơn nữa vào việc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho ngành điện quốc gia như một chiến lược hướng tới sự phát triển tiên tiến trong thời gian dài. Hơn nữa, theo Baer et al.(2002) hiệu ứng của cơng nghệ thơng tin vào tăng trưởng kinh tế có thể đạt được chỉ thơng qua một cơ sở hạ tầng điện lực quốc gia mạnh mẽ hỗ trợ việc áp dụng công nghệ thông tin.

Các nước nên áp dụng chiến lược đa hướng tăng đầu tư cơ sở hạ tầng để mở rộng quy mô năng lượng đầu vào, cần cải cách chính sách sử dụng năng lượng, đưa vào chính sách bảo tồn năng lượng để sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài sáng kiến khu vực như lưới điện ASEAN (APG) và đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (TAGP),một số nước ASEAN đã tiến hành các bước để tăng cường năng lượng đầu vào và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Ví dụ, Singapore đã tự do hóa thị trường điện và khí đốt của mình để cho phép cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ. Các quốc gia trong khu vực có thể kiểm sốt giá cả điện năng để nâng cao hiệu suất sử dụng điện theo tình hình của từng quốc gia. Hay cách khác là cải thiện nguồn cung điện năng, về điểm này chính phủ có thể đầu tư vào các nguồn thay thế điện như năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học. Đây là hướng đi mà hầu hết các nước đang hướng tới với mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra các nước trong khu vực cần cải thiện phát triển lưới điện, cung cấp điện đến khu vực thiếu điện hoặc chưa tiếp cận được nguồn điện để thúc đẩy phát triển kinh tế đồng đều ở nhiều khu vực của từng quốc gia. Do tỷ lệ dân số sử dụng điện ở các quốc gia ASEAN nói chung cịn thấp, một số khu vực vẫn chưa tiếp cận được với nguồn điện.

Ở Việt Nam nói riêng, việc định hướng cho sự phát triển của toàn bộ chuỗi giá trị ngành điện Việt Nam là vô cùng cần thiết. Trước hết, nước ta cần phải quy hoạch và

phát triển nguồn điện. Thực trạng về nguồn năng lượng hóa thạch đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ nguồn năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo là rất lớn. Ví dụ: Trong một báo cáo phân tích về tiềm năng điện gió của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng điện gió tốt, cao hơn rất nhiều lần các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Lào; về năng lượng mặt trời nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra rằng, với cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, nhiều khu vực ở nước ta giàu tiềm năng điện mặt trời; cùng với lợi thế một quốc gia nơng nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối lớn và đa dạng từ gỗ củi, trấu, bã cà phê, rơm rạ và bã mía…phế phẩm nơng nghiệp rất phong phú dồi dào. Bên cạnh những thuận lợi về mặt tự nhiên, chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam cũng dành rất nhiều sự ưu đãi cho năng lượng tái tạo. Do đó, việc quy hoạch phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, …) cần được ưu tiên. Riêng về thủy điện, cần khai thác hơn nữa nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống lũ, cấp nước, sản xuất điện). Vừa phát triển nguồn cung cấp điện vừa trữ nước chống lũ khi đến mùa mưa, vừa đáp ứng nhu cầu nước khi đến mùa khô. Phát triển các nhà máy nhiệt điện , phù hợp với khả năng cung cấp và phân bổ của các nguồn nhiên liệu, phát triển nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, xuất nhập khẩu điện … để cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Thứ hai, phát triển lưới điện - là khâu trung gian để vận chuyển điện năng đến khâu phân phối và bán lẻ, cần phải được đầu tư đúng mức để tăng hiệu suất sử dụng điện, tăng tính ổn định về lượng điện cung cấp giữa các vùng miền. Thứ ba, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, để trao đổi điện năng với các nước trong khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên và tăng cường trao đổi để đảm bảo an toàn hệ thống. Thứ tư, cung cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo, cung cấp cho nhu cầu điện ở những nơi này để tăng triển vọng phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa, nâng cao đời sống xã hội.

50

Cuối cùng, là về tổng vốn đầu tư cho tồn ngành, cần đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện nhằm thu hút và cân đối nguồn vốn cho phát triển ngành.

Tuy các hàm ý chính sách từ nghiên cứu này khơng mới nhưng có bằng chứng đáng tin cậy, khơng phải là đề xuất cảm tính.

5.3.Hạn chế của đề tài.

Một trong những hạn chế của bài nghiên cứu này là phân tích ở một m ức độ tổng hợp. Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có cường độ tiêu thụ điện khác nhau. Đến thời điểm này, có rất ít nghiên cứu về các mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế ở mức độ phân tách theo từng lĩnh vực (cơng nghiệp, thương mại dịch vụ …). Vì sẽ rất khó để có được dữ liệu tách biệt về tiêu thụ điện năng trên dữ liệu bảng cho các nước ASEAN. Nếu như dữ liệu đó có thể thu được cho từng quốc gia thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế phân tách theo từng lĩnh vực có thể là một chủ đề có ích cho các nghiên cứu sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢOc Danh mục tài liệu Tiếng Việt.

Lê Quang Cảnh, 2012. Phân tích nhân quả và đồng liên kết giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, số chuyên san, trang 27-33.

Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2014. Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm các nước Asean.

Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2006. Kinh tế lượng ứng dụng. TP. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Lao động –Xã hội.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh.

A presentation for Energy Efficiency Policies in ASEAN Region, 2011. Energy Efficiency Action Planning in ASEAN. Jakarta, 18 – 20 October 2011.

Dwight H. Perkins et al, 2012. Economics of Development. 7 th ed. New York: W. W. Norton & Company.

Acaravci, A., Ozturk, I., 2010. Electricity consumption-growth nexus: evidence from panel data for transition countries. Energy Econ, 32: 604–608.

Altinay, G., Karagol, E., 2005. Electricity consumption and economic growth: evidence from Turkey. Energy Economics, 27: 849–856.

Apergis, N., Payne, J.E., 2010. Energy consumption and growth in South America: Evidence from a panel error correction model. Energy Economics, 32: 1421– 1426.

Apergis, N., Payne, J.E., 2011. A dynamic panel study of economic development and the electricity consumption growth nexus. Energy Econ, 33: 770– 781.

1014.

ASEAN Centre for Energy, 2014. ASEAN Energy Indicators . Jakarta, July

Baer, W., Hassell, S., Vollaard, B., 2002. Electricity Requirements for a Digital

Society. MR-1617-DOE, RAND.

Bildirici, M.E., Kayikci, F., 2012. Economic growth and electricity consumption in former Soviet Republics. Energy Econ, 34: 747–753.

Chen, S., Kuo, H., Chen, C., 2007. The relationship between GDP and electricity consumption in 10 Asian countries. Energy Policy, 35: 2611–2621.

Ciaretta, A., Zarraga, A., 2010. Electricity consumption and economic growth in Spain. Appl. Econ. Lett, 17: 1417–1421.

Cowan, W.N., Chang, T., Inglesi-Lotz, R., Gupta, R., 2014. The nexus of electricity consumption, economic growth and CO2 emissions in the BRICS countries.

Damodar N. Gujarati, 1988. Basic Econometrics. 2 nd ed. New York: McGraw- Hill. Energy Policy, 66: 359–368.

Ghosh, S., 2002. Electricity consumption and economic growth in India. Energy

Policy, 30: 125–129.

Ghosh, S., 2009. Electricity supply, employment and real GDP in India: evidence from cointegration and Granger-causality tests . Energy Policy, 37 : 699–702.

Iyke, B. N., 2014. Electricity Consumption and Economic Growth in Nigeria: A Revisit of the Energy-Growth Debate. Energy Economics, 57: 699-704.

Jumbe, C.B.L., 2004. Cointegration and causality between electricity consumption and GDP: empirical evidence from Malawi. Energy Economics, 26: 61– 68.

Kraft, J., Kraft, A., 1978. On the relationship between energy and GNP. Journal

of Energy Development, 3: 401–403.

Levin, A., Lin, C-F. & Chu, Y-B., 2002. Unit root test in panel data: asymptotic and finite-sample properties. Journal of Econometrics, 108:1-24.

Lutkepohl, H., 1982. Non-Causality Due To Omitted Variables . Journal of Econometrics ,19: 367-378.

Narayan, P.K., Narayan, S., Popp, S., 2010. Does electricity consumption panel Granger cause GDP? A new global evidence. Appl. Energy, 87: 3294–3298.

Narayan, P.K., Prasad, A., 2008. Electricity consumption-real GDP causality nexus: evidence froma bootstrapped causality test for 30 OECD countries. Energy Policy, 36: 910–918.

Narayan, P.K., Singh, B., 2007. The electricity consumption and GDP nexus for Fiji Islands. Energy Economics, 29: 1141–1150.

Odhiambo, N.M., 2009. Electricity consumption and economic growth in South Africa: A trivariate causality test. Energy economics, 37 : 617–622.

Rosenberg, N., 1998. The role of electricity in industrial development. The Energy Journal, 19: 7–24.

Salahuddin, M., Alam, K., 2015. nternet usage, electricity consumption and economic growth in Australia: A time series evidence. Telematics and Informatics, 32:

Shiu, A., Lam, P.L., 2004. Electricity consumption and economic growth in China. Energy Policy, 32: 47–54.

Sqaulli, J., 2007. Electricity consumption and economic growth: bounds and causality analyses of OPEC members. Energy Econ., 29: 1192–1205.

Wolde-Rufael, Y., 2014. Electricity consumption and economic growth in transition countries: a revisit using bootstrap panel Granger causality analysis. Energy Econ,44: 325–330.

Yoo, S., 2006. The causal relationship between electricity consumption and economic growth in ASEAN countries. Energy Policy,34: 3573–3582.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả các bước thực hiện mơ hình.

I. Phân tích thống kê mơ tả.

THỐNG KÊ

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Ma

x

gdp_percap~ 120 6768.519 10396.4 409.826 38087.8

electric_c~n 120 2403.839 2647.90 159.301 8520.01

internet_u~s 120 22.03259 23.0925 . 73

labor_force 120 3.91e+07 3.35e+0 176198 1.20e+0

cpi 120 5.048973 6.26213 -1.710337 58.3870

II. Kiểm định tương quan chéo (cross-section independence).

Correlation matrix of residuals:

e1 e2 e3 e4 e5 __e6 e1 1.0000 e2 0.1750 1.0000 e3 0.0139 0.4862 1.0000 e4 0.1347 0.3930 0.0958 1.0000 e5 0.0347 -0.1559 0.3740 0.4431 1.0000 e6 0.2415 0.8305 0.6250 0.1886 -0.0030 1.0000

Breusch-Pagan LM test of independence: chi2(15) = 39.701, Pr = 0.0005 Based on 20 complete observations

III. : Kiểm định tính dừng cho từng biến

1. Biến GDP bình quân đầu người.( GDP)

. xtunitroot llc gdp_percapita, lags(9) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for gdp_percapita

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 20 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 9 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Unadjusted t 0.2114

. xtunitroot llc dgdp_percapita, lags(0) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for dgdp_percapita

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 19 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 0 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Unadjusted t -10.0483

Adjusted t* -7.4661 0.0000

2. Biến tiêu thụ điện bình quân đầu người (EC)

. xtunitroot llc electric_consumption, lags(9) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for electric_consumption

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 20 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 9 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Unadjusted t -0.7556

Adjusted t* 1.3e+15 1.0000

.

. xtunitroot llc delectric_consumption, lags(0) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for delectric_consumption

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 19 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 0 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Unadjusted t -9.1404

3. Biến số người sử dụng internet trên 100 người ( NET)

. xtunitroot llc internet_users, lags(9) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for internet_users

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 20 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 9 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Unadjusted t 0.0084

Adjusted t* 2.7e+15 1.0000

. xtunitroot llc dinternet_users, lags(0) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for dinternet_users

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 19 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 0 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Unadjusted t -28.7226

Adjusted t* -26.6236 0.0000

4. Biến lực lượng lao động (L)

. xtunitroot llc labor_force, lags(9) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for labor_force

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 20 AR parameter: Common Asymptotics: N/T -> 0 Panel means: Included

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 9 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value Unadjusted t Adjusted t* -1.0909 2.7e+1 4 1.0000

. xtunitroot llc dlabor_force, lags(0) demean Levin-Lin-Chu unit-root test for dlabor_force

Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 6 Ha: Panels are stationary Number of periods = 19 AR parameter:

Common Panel means: Asymptotics: N/T -> 0

Time trend: Not included Cross-sectional means removed ADF regressions: 0 lags

LR variance: Bartlett kernel, 8.00 lags average (chosen by LLC) Statistic p-value

Một phần của tài liệu Mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước asean (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w