Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu bài 2 GIẢI PHÁP mở RỘNG tín DỤNG với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 63)

5: KẾT CẤU BÁO CÁO THỰC TẬP

3.2.1: Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động kinh tế xã hội và trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy. Doanh số cho vay cao hay thấp, chất lượng tín dụng tốt hay kém, phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Các bộ tín dụng phải là người am hiểu về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó để có thể đưa ra những nhận xét xác đáng về năng lực cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng cũng chính là bộ mặt của ngân hàng, đại diện cho ngân hàng trong các giao dịch với ngân hàng nên họ phải là người nhanh nhẹn, hoạt bát, ân cần, chu đáo, tạo ấn tượng tốt với khách hàng về ngân hàng mình. Vì vậy, công tác cán bộ cần phải được quan tâm đặc biệt để đảm bảo rằng họ có đủ năng lực cũng như phẩm

chất để đảm đương và hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Ngân hàng cần chú ý một số điểm chính sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khâu tuyển dụng nhân viên mới: Quy trình tuyển dụng nhân viên mới cần được thiết kế để có thể chọn lọc những ứng viên phù hợp nhất cho công việc. Ngân hàng nên thông báo thi tuyển rộng rãi để nhiều ứng viên biết đến. Hồ sơ của ứng viên cần được xem xét kỹ, tổ chức thi, phỏng vấn một cách công khai, nghiêm túc và khách quan để tìm được những người phù hợp nhất. Cũng nên dành ưu tiên cho các sinh viên mới ra trường vì đây là đội ngũ lao động rất trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết sẽ góp phần tạo nên bước phát triển vững mạnh của ngân hàng.

Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo chuyên môn. Tiếp ngay sau qua trình thi tuyển và tiếp nhận nhân viên mới, cần bố trí khóa đào tạo ngắn hạn cho họ để giúp họ thành thạo nghiệp vụ trước khi bắt tay chính thức vào làm việc. Cũng cần thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo bổ sung cho nhân viên đang làm việc để cập nhật kiến thức thị trường, pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức những buổi trao đổi về kinh nghiệm, chuyên môn giữa các nhân viên để họ có thể học hỏi lẫn nhau trong quá trình từ tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến giải ngân, thu nợ.

Thứ ba, nâng cao kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân viên: Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng trong kinh doanh hiện đại ngày nay. Nhân viên ngân hàng cần được đào tạo thêm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm…thông qua việc tổ chức các khóa học kỹ năng mềm thường xuyên do các cá nhân, tổ chức có uy tín trong lĩnh vực này giảng dạy. Ngân hàng cũng nên tổ chức các sự kiện, chương trình ngoại khóa để tăng thêm sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau và làm cho quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gần gũi hơn.

Một phần của tài liệu bài 2 GIẢI PHÁP mở RỘNG tín DỤNG với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 63)