CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Quá trình và thiết bị ngưng tụ
1.3.1. Quá trình ngưng tụ
Quá trình ngưng tụ là quá trình một hơi (hay hỗn hợp hơi) chuyển qua thành dạng lỏng tại một điều kiện nhất định. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ yếu là tính tan lẫn các chất lỏng sau khi ngưng.
Người ta nhận thấy thường xuyên xảy ra hai dạng biến thiên nhiệt độ trog quá trình ngưng tụ đẳng áp là: Dạng ngưng tụ đẳng nhiệt, dạng ngưng tụ với nhiệt độ ngưng tụ giảm dần.
1.3.2. Thiết bị ngưng tụ
Tùy theo các tính chất và điều kiện làm việc của hơi ngưng cũng như phụ thuộc vào chất tải ẩn nhiệt ngưng tụ (dịng lạnh) mà thiết bị ngưng tụ có cấu tạo rất đa dạng.
Phân loại theo chất làm lạnh: Thiết bị làm lạnh dùng NH3, các freon R-12, R-22.
Phân loại theo điều kiện áp suất ngưng tụ: Thiết bị ngưng tụ áp suất thấp (chân không), áp suất thường, áp suất cao.
Phân loại theo khả năng tiếp xúc của hai lưu chất: Kiểu gián tiếp (hay kiểu bề mặt), kiểu trực tiếp.
Các thiết bị nhiệt nói chung phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đáp ứng yêu cầu công nghệ, hiệu suất truyền nhiệt cao, thiết bị có khả năng tự điều chỉnh càng tốt.
Thiết bị làm việc ổn định, an toàn, kết cấu gọn nhẹ, dễ vận hành, lắp đặt, sửa chữa, vệ sinh thuận tiện.
Một số loại thiết bị ngưng tụ thường gặp: Thiết bị ngưng tụ kiểu xối tưới, kiểu vỏ - ống nằm ngang, kiểu vỏ - ống thẳng đứng,… và một số loại thiết bị truyền nhiệt khác.
Giới thiệu về thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm:
Thiết bị có diện tích trao đổi nhiệt lớn, có thể đến hàng nghìn mét vng, hệ số trao đổi nhiệt cao, thích hợp dùng làm thiết bị truyền nhiệt lỏng – lỏng, lỏng – khí, khí – khí và cả thiết bị ngưng tụ. Bởi vậy loại thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong cơng nghiệp hóa chất và thực phẩm.
Ưu điểm: Cấu tạo gọn, chắc chắn, tốn ít kim loại (theo đơn vị truyền nhiệt). Dễ làm sạch phía trong ống bằng phương pháp cơ học trừ thiết bị có ống truyền nhiệt hình chữ U.