tin báo cáo)
a) Yêu cầu
- Tiếp tục đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá phải bảo đảm khách quan, chính xác, cơng bằng.
- Chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, không sử dụng những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của Điều lệ hoặc Quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của HS, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học ...
- Thực hiện tốt việc quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý tốt nề nếp chuyên môn và cơ sở vật chất, không cho cá nhân thuê cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
b) Chỉ tiêu
- Thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp, thông tin báo cáo, lưu trữ hồ sơ; - Thực hiện tốt các loại hồ sơ theo qui định, không yêu cầu GV làm thêm các loại sổ ngoài qui định;
c) Biện pháp:
- Tiếp tục chắn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách theo yêu cầu tại Công
văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2013 của Bộ GDĐT-GDTrH về việc
chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
- Khắc phục những tồn tại, yếu kém của năm học trước đối với hoạt động chuyên mơn của nhà trường; tập trung rà sốt việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém trong hoạt động chuyên môn.
- Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm soạn bài trước khi lên lớp, phải linh hoạt đổi mới trong việc biên soạn giáo án cả về nội dung và hình thức; khuyến khích sự đầu tư sáng tạo của giáo viên trong bài soạn theo hướng thực chất, hiệu quả. Tổ trưởng duyệt giáo án của từng giáo viên phải nhận xét, đánh giá đúng quy định.
+ Nâng cao chất lượng giờ dạy khi lên lớp. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, quan tâm hoạt động học của học sinh, thực hiện tốt đổi mới kiểm tra đánh giá. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT một cách phù hợp, không lạm dụng.
+ Chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ của học sinh phải đảm bảo đủ cơ số điểm; sau khi chấm xong, giáo viên phải phát bài cho học sinh, dành thời gian để sửa bài, nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.
+ Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kỳ không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém), giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lý thì có thể báo cáo Hiệu trưởng cho học sinh kiểm tra lại. Đối với những bài kiểm tra cần lưu ý để học sinh ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho lần làm bài sau, khi chấm bài này giáo viên phải ghi đầy đủ nhận xét.
- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho mỗi giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, quan tâm hoạt động học của học sinh, thực hiện tốt đổi mới kiểm tra đánh giá. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp, không lạm dụng.
- Mỗi giáo viên phải thực hiện việc chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh đúng quy định. Bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ của học sinh phải đảm bảo đủ cơ số điểm; sau khi chấm xong, giáo viên phải phát bài cho học sinh, dành thời gian để sửa bài, nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kỳ khơng phù hợp với những nhận xét trong q trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém), giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lý thì có thể báo cáo Hiệu trưởng cho học sinh kiểm tra lại. Đối với những bài kiểm tra cần lưu ý để học sinh ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho lần làm bài sau, khi chấm bài này giáo viên phải ghi đầy đủ nhận xét.
- Bộ phận chuyên môn, các tổ chun mơn rà sốt lại các loại hồ sơ theo quy định, đảm bảo hoạt động quản lý, chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách. Không sử dụng những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của Điều lệ, Quy chế do Bộ GDĐT ban hành và các văn bản hướng dẫn; có thể sử dụng kết hợp để giảm số lượng các loại hồ sơ, sổ sách ở mỗi trường. Hiệu trưởng đã phân công và xác định trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách cho từng cá nhân, bộ phận cụ thể. Việc sửa chữa hồ sơ, sổ sách liên quan đến điểm số và kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo đúng theo quy định, tuyệt đối không tùy tiện sửa chữa hồ sơ để thay đổi kết quả đánh giá học sinh. Định kỳ hoặc đột xuất, Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên, nhân viên; sau kiểm tra cần có nhận xét đánh giá việc sử dụng và bảo quản hồ sơ, sổ sách.
- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt động tổ chuyển môn theo hướng thiết thực, hiệu quả; khơng hành chính hóa việc sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn; thực hiện việc đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học theo đúng yêu cầu tại Công văn số 56/HD-SGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học. Các tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức các tiết dự giờ, sau dự giờ có rút kinh nghiệm theo hướng nghiên cứu bài học. Lãnh đạo các trường phải thực hiện đầy đủ, có chất lượng hoạt động dự giờ, thăm lớp để thúc đẩy việc đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trong giờ lên lớp của giáo viên.
- Việc phân công giảng dạy đối với giáo viên trong đơn vị do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở cân đối hợp lý về nhu cầu vị trí việc làm và nguồn ngân sách được giao; đảm bảo nguyên tắc: tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn, dân chủ, công khai, phù hợp với năng lực và kinh nghiệp chuyên môn; không để thừa giờ tập trung quá nhiều đối với một người, một số người hoặc phân công thiếu khoa học, thừa giờ cục bộ làm phát sinh kinh phí của đơn vị.
- Bộ phận chuyên môn, các tổ chun mơn vận động giáo viên tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ sổ sách chuyên môn; thực hiện sổ điểm điện tử, quản lý điểm và hồ sơ đánh giá học sinh qua phần mềm. Quyết tâm đưa việc đánh giá xếp loại học sinh THCS phản ánh đúng chất lượng dạy và học.
- Bộ phận chuyên môn, các tổ chuyên môn tăng cường nền nếp, kỷ cương trong đơn vị quản lý. Khắc phục tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ theo từng chức danh quản lý.