Công tác thi đua khen thƣởng

Một phần của tài liệu Phòng GD – ĐT An Phú - Trường THCS Khánh An (Trang 28 - 30)

a) Yêu cầu

Xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khơng nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính

b) Chỉ tiêu

- Tập thể Trường: Tập thể lao động tiên tiến; -4 tổ chuyên môn: Tập thể lao động tiên tiến;

- Đoàn thể:

+ Đội TNTP: Liên đội mạnh;

+ Cơng đồn: Trong sạch vững mạnh; c) Biện pháp:

- Tổ chức hội nghị CNVC, cùng với cơng đồn ký cam kết và phát động phong trào thi đua trong đơn vị.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nội bộ của tổ, Ban lãnh đạo nhà trường, thanh tra nhân dân, tư vấn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để cá nhân, tập thể phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng trong đơn vị.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của nhà trường. Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm học tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Ngồi ra nhà trường cịn phát động phong trào thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của nhà trường, khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC THIỆN

1. Quy định kế hoạch cá nhân: Đối với GV phải soạn giáo án đầy đủ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phải chuẩn bị bài thật kỹ trước khi lên lớp. Phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy hàng tuần (tổ trưởng chuyên môn duyệt kế hoạch).

2. Quy định kế hoạch các mặt hoạt động, các bộ phận.

a) Tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ (P.HT chuyên môn duyệt kế hoạch), hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học.

b) Bộ phận quản lý chuyên môn (P.HT chuyên môn): xây dựng KH chuyên môn theo từng học kỳ, năm học dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường cụ thể hoá theo từng hoạt động, xây dựng những giải pháp thiết thực và hiệu quả (HT duyệt kế hoạch).

c) Bộ phận hoạt động ngoài giờ (Đoàn-Đội): xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm (HT duyệt kế hoạch). Theo dõi, kiểm tra các hoạt động của các thành viên tham gia hoạt động. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo cho HT.

d) Bộ phân thực hiện công tác PC-THCS (GV phụ trách): xây dựng kế hoạch PCGD-CMC theo từng năm.

e) Bộ phận Tài vụ (Kế toán – Thủ quỹ): xây dựng kế hoạch thu chi và quyết toán theo Luật ngân sách. Kiểm tra việc thu và quyết tốn quỹ học phí.

3. Kế hoạch, thời gian biểu công tác kiểm tra, thi đua. (Kèm theo CTHĐ)

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019, kế hoạch này được triển khai trong toàn thể nhà trường và yêu cầu thực hiện./.

Nơi nhận:

Một phần của tài liệu Phòng GD – ĐT An Phú - Trường THCS Khánh An (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)