Giá trị tới hạn để kiểm tra biến công cụ yếu theo Stock và Yogo

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư của doanh nghiệp và tính thanh khoản của cổ phiếu trên TTCK VN (Trang 40 - 44)

Stock-Yogo weak ID test critical values

10% maximal IV relative size 24.58

15% maximal IV relative size 13.96

20% maximal IV relative size 10.26

25% maximal IV relative size 8.31

Theo như kết quả nghiên cứu của Francisco Moz (2012), tơi giả định kết quả tương tự là các tham số � là dương và có ý nghĩa, phản ảnh rằng thanh khoản càng tăng thì đầu tư càng tăng. Điều này là bằng chứng đại diện cho kênh đồng biến

với lý thuyết liên quan đến việc định giá sai và lý thuyết liên quan đến chi phí phát hành.

Để kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm lý thuyết, Francisco Moz (2012) tập trung vào trường hợp thời điểm các cơng ty có phát hành mới cổ phẩn hay không và kiểm định liệu mối quan hệ giữa đầu tư và thanh khoản có rõ ràng hơn khơng. Để kiểm định giả thuyết này, kỹ thuật cơ bản là thêm một biến tương tác giữa một biến giả (chỉ ra thời điểm đó cơng ty có phát hành cổ phiếu hay khơng, nếu có phát hành giá trị sẽ là 1 và ngược lại là 0) và biến thanh khoản. Một hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa sẽ phản ánh sự thích hợp của kênh định giá sai trong trường hợp có phát hành (Gilchrist at al., 2005; Miller, 1977) và kênh chi phí phát hành (Butler et al., 2005). Ngược lại, sẽ có những lý thuyết khác liên quan đến việc phát hành sẽ giải thích cho mối quan hệ này (Polk and Sapienza, 2009).

Nếu có một mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản và đầu tư, nó có thể là do thanh khoản đã làm đơn giản hơn việc thực hiện tài trợ của đầu tư. Bằng cách phân biệt các công ty theo ràng buộc tài chính, cần nhận thấy rằng các cơng ty càng bị ràng buộc tài chính càng nhạy cảm với thanh khoản. Theo Almeida and Campello (2007), các công ty được phân biệt thành công ty lớn và cơng ty nhỏ theo tổng tài sản của nó,

với mục tiêu thể hiện sự ràng buộc về tài chính7. Sự phân biệt này cũng được ủng hộ bởi Beck et al. (2008) người đã trình bày các bằng chứng về sự khác biệt trong tài trợ giữa các cơng ty có quy mơ lớn và nhỏ trong dữ liệu bảng ở một quốc gia (gồm các quốc gia châu Mỹ Latinh như trong nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012)) đã tìm thấy là các cơng ty nhỏ có xu hướng ít được tài trợ từ bên ngoài. Trong trường hợp này, thanh khoản có thể nới lỏng sự khác biệt cho các cơng ty nhỏ, vì thế thúc đẩy việc đầu tư nhiều hơn.

Điều này được Francisco Muñoz (2012) kiểm định bằng việc thêm vào mơ hình một biến giả được diện cơng ty đó là cơng ty lớn hay nhỏ, và tạo biến tương tác giữa biến giả này với biến thanh khoản. Một hệ số ước lượng có ý nghĩa và âm sẽ đại diện rằng tác động của tính thanh khoản cổ phiếu trên thị trường là khơng đồng nhất với ràng buộc tài chính. Các cơng ty có ràng buộc tài chính lớn hơn sẽ có nhiều lợi thế hơn với thanh khoản cao hơn và sẽ đầu tư nhiều hơn.

Cuối cùng, nếu thanh khoản thúc đẩy đầu tư nhiều hơn, tác động này có thể được phát biểu là ở các cơng ty đó có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Nó được lý luận rằng các cơng ty có nhiều cơ hội đầu tư hơn (“tăng trưởng” - growth) sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc điều chỉnh đầu tư của họ, trong khi đó ở các cơng ty có ít cơ hội đầu tư hơn (“giá trị” - value) có xu hướng ổn định hơn trong việc đầu tư của họ (Zhang, 2007). Do đó, trong một tình huống mà có nhiều cơng ty “tăng trưởng” sẽ có thuận lợi trong kịch bản này, đầu tư nhiều hơn.8 Để kiểm định điều này, Francisco Muñoz (2012) lựa chọn một biến giả thể hiện công ty là “giá trị” hay “tăng trưởng”, và cũng tạo biến tương tác giữa biến này với biến thanh khoản. Nếu hệ số ước lượng là có ý nghĩa và âm, nó sẽ là bằng chứng cho thấy rằng tác động của thanh khoản là không

7 Kỹ thuật ở đây cũng là thêm một biến giả cho những cơng ty có tổng tài sản lớn hơn trung vị giá trị tài sản của mẫu được xem là những công ty “lớn” và ngược lại. Đối với những cơng ty lớn, biến giả có giá trị bằng 1, ngược lại biến giả có giá trị bằng 0.

8 Các cơng ty được chia thành hai nhóm dựa vào tỷ lệ giữa giá sổ sách trên giá thị trường của vốn chủ sở hữu. Các cơng ty có tỷ lệ này trên mức trung bình được xem là “giá trị - value” và các công ty dưới mức này “tăng trưởng - growth".

đồng nhất với cơ hội đầu tư, và nó lớn hơn đối với cơng ty “tăng trưởng” và nhỏ hơn với công ty “giá trị”.

Mẫu nghiên cứu bao gồm khoản 6000 quan sát và 320 công ty. Dữ liệu này khơng hồn tồn cân bằng (unbalanced data), do có các cơng ty mà có thơng tin tài chính khơng được cơng bố hồn chỉnh cho tất cả các kỳ báo cáo, đặc biệt là báo cáo theo quý.

3.3.2.Các bước nghiên cứu

gồm:

Tóm lại tơi tóm tắt các bước nghiên cứu định lượng của luận văn này bao

Bước 1: Xử lý dữ liệu thứ cấp theo các bước:

- Điều chỉnh phạm vi dữ liệu, thu hẹp dữ liệu chỉ bao gồm các cơng ty có số liệu từ 24 quý trở lên để loại bỏ các công ty với rất ít số liệu quý thu thập. Cơ sở để thực hiện điều này là lập bảng tần suất theo số q có dữ liệu của mỗi cơng ty. Loại bỏ các cơng ty có số ngày giao dịch nhỏ hơn phân vị 25% của số ngày giao dịch để đảm bảo tính thống nhất về tính thanh khoản cho các công ty được chọn. Loại bỏ các công ty không có số liệu về hàng tồn kho thuộc các ngành như Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm và các loại hình dịch vụ như hỗ trợ, lưu trú, và dịch vụ khác.

- Tính tốn các biến chính của mơ hình theo cơng thức đã trình bày. Bước 2: Lập bảng Thống kê mơ tả các biến chính của mơ hình

Bước 3: Thực hiện lần lượt các kiểm định theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cụ thể như sau:

- Kiểm định 1: Thực hiện ước lượng mơ hình chính với bốn biến cơng cụ như đã nêu. Kiểm tra biến công cụ yếu với F-value.

- Kiểm định 2: Thêm biến tương tác giữa biến giả phát hành cổ phiếu (Issue X Trading Vol. và Issue X Firm Trad. Vol./Ind.) với biến thanh khoản và hồi quy tương tự Kiểm định 1.

- Kiểm định 3: Thêm biến tương tác giữa biến giả phân biệt các công ty lớn và công ty nhỏ (Large X Trading Vol. và Large X Firm Trad. Vol./Ind.) với biến thanh khoản và hồi quy tương tự Kiểm định 1.

- Kiểm định 4: Thêm biến tương tác giữa biến giả phân biệt những công ty “tăng trưởng” và công ty “giá trị” (High B/M X Trading Vol. và High B/M X Firm Trad. Vol./Ind.) với biến thanh khoản và hồi quy tương tự Kiểm định 1.

Bước 4: Đối chiếu kết quả kiểm định với các kết quả nghiên cứu trước đây, cụ thể là kết quả nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012).

Các bước nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm thống kê Stata và được tổng hợp và trình bày lại trong luận văn theo những kết quả trả về trên phần mềm thống kê Stata, hồn tồn khơng có sự can thiệp chủ quan nào.

Dựa vào nội dung tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước, tôi kỳ vọng dấu các hệ số ước lượng như sau:

30

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư của doanh nghiệp và tính thanh khoản của cổ phiếu trên TTCK VN (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w