Mô tả thực trạng về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở VN (Trang 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIỀN LƯƠNG

4.1 Mô tả thực trạng về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam

4.1.1 Giáo dục - đào tạo

Vẫn còn những thách thức lớn trong công tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường trên toàn quốc chiếm tới 90%, tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể ở miền núi, miền trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo về điều tra lao động việc làm năm 2012, của Tổng cục thống kê (2013) thì đến thời điểm 1/7/2012: Tỷ trọng lao động chưa bao giờ đi học chiếm 3,9% trong tổng số lao động, trong đó nữ chiếm nhiều hơn (62,4%). Gần một phần ba số lao động trong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (30,9%).

Bảng 4.1 Lao động phân theo bằng cấp cao nhất và giới

Bằng cấp cao nhất Nữ Nam Cả hai giới

Không bằng cấp 276 404 680 Tiểu học 471 793 1,264 THCS 502 956 1,458 THPT 696 976 1,672 Cao đẳng 197 119 316 Đại học 426 538 964 Thạc sĩ 28 25 53 Tiến sĩ 3 10 13 Tổng cộng 2,599 3,821 6,420

Từ số liệu của mẫu cho thấy, trình độ học vấn của lao động ở Việt Nam còn thấp ở cả hai giới. Dẫn đến năng suất lao động còn thấp và kéo theo mức lương không cao. Ở nước ta, lao động nữ chiếm đa số ở nơng thơn, nhưng trình độ tay nghề vẫn thấp hơn nam giới. Điều này cho thấy, vẫn cịn sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục phổ thông của lực lượng lao động.

4.1.2 Lao động và việc làm

Nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề lao động, trình độ chun mơn, tổ chức làm việc, kinh nghiệm làm việc.

Theo báo cáo về điều tra lao động việc làm năm 2012, của Tổng cục thống kê (2013) thì đến thời điểm 1/7/2012, lực lượng lao động cả nước là 52,3 triệu người bao gồm 51,4 triệu người có việc làm và 925,6 nghìn người thất nghiệp. Lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 69,7%. Hơn ba phần tư dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn cịn thấp: Cả nước có hơn 8,5 triệu người có việc làm đã được đào tạo chiếm 16,6%.

Về ngành nghề lao động, thống kê cho thấy lao động nữ có xu hướng tập trung cao hơn so với nam ở các ngành nông nghiệp và thương nghiệp trong khi lao động nam tại tập trung cao hơn ở ngành thuỷ sản và xây dựng. Chênh lệch giới tính trong một số ngành kinh tế khá rõ, có những ngành tỷ trọng lao động nữ trong tổng số lao động của ngành khá thấp, như vận tải kho bãi (9,8%), xây dựng (10,2%) và sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hịa khơng khí (16,3%). Ngược lại, có những ngành chủ yếu là lao động nữ, như: hoạt động làm thuê các cơng việc trong các hộ gia đình (92,9%), giáo dục và đào tạo (70,4%) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (70%).

Trình độ chun mơn được phân chia thành lao động kỹ thuật bậc cao, lao động kỹ thuật bậc thấp, lao động giản đơn và quân nhân. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với cơng nghệ, tín dụng và giáo dục đào tạo thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng cơng việc gia đình, điều kiện để nâng cao chun mơn ít hơn nam giới. Trong những năm qua, việc phát triển đào tạo chun mơn kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước cải

thiện đáng kể. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chun mơn kỹ thuật cịn thấp: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (35,5%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (9,2%). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội (18,1%) và Thành phố Hồ Chí Minh (16,9%). Ngược lại, đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên thấp nhất (3,5%).

Tổ chức làm việc, theo kết quả của tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 của Tổng cục thống kê xuất bản năm 2013 thì:

Xét ở khu vực kinh tế nhà nước thì đến thời điểm 1/7/2012 cả nước có gần 5,2 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, thu hút 22,8 triệu lao động. So với năm 2007, số đơn vị tăng 27,4% tương đương 1,11 triệu đơn vị, lao động tăng 38,5% tương đương 6,3 triệu người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về đơn vị là 5%, lao động 6,7%, thể hiện sự mở rộng về qui mô của các đơn vị.

Doanh nghiệp là loại hình dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Thời điểm 01/01/2012 có gần 342 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216,5 nghìn doanh nghiệp thu hút gần 11 triệu lao động trong đó 10,8 triệu lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 65% (tương đương khoảng 4,3 triệu người) so với 6,6 triệu lao động năm 2007.

Loại hình kinh tế tập thể - hợp tác xã - hiện có 13,6 nghìn, tương đương năm 2007 về số lượng và giảm 11,8% về lao động. Số lượng các hợp tác xã thuộc ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 52%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 24%, dịch vụ chiếm 24% (trong đó 8% là các quỹ tín dụng).

Thời điểm 1/7/2012 cả nước có 4,6 triệu cơ sở SXKD cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản (Hộ SXKD cá thể) với 7,9 triệu lao động, tăng 23,4% về số lượng cơ sở và 20,5% về số lao động so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng tương ứng 4,3% và 3,8%.

Bảng 4.2 Mức lương bình quân theo tổ chức làm việc của nam và nữ

Đơn vị tính: đồng/giờ

Tổ chức làm việc Nữ Nam Cả hai giới

Nơng, lâm, thủysản 12.059 15.822 14.536 Hộ SXKD cá thể 13.088 16.947 15.834

Tập thể 14.600 14.258 14.370

Tư nhân 17.013 21.292 19.527

Vốn nước ngoài 16.426 23.901 19.055

Nhà nước 26.030 29.097 27.632

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ VHLSS năm 2012

Từ số liệu, có thể thấy làm việc ở tổ chức tập thể, nông lâm thủy hải sản và hộ sản xuất kinh doanh cá thể có mức lương thấp nhất. Làm việc cho cơng ty tư nhân, có vốn đầu tư nước ngồi và làm nhà nước là có mức lương cao nhất. Bên cạnh đó cũng cho biết, chỉ trừ ở tổ chức làm việc là tập thể thì mức lương của lao động nữ mới cao hơn lao động nam, còn ở các tổ chức làm việc cịn lại thì mức lương của lao động nam ln cao hơn mức lương của lao động nữ.

4.1.3 Vùng địa lý

Vùng địa lý bao gồm vùng phân theo khu vực địa lý và yếu tố thành thị/nông thôn.

Bảng 4.3 Mức lương bình qn theo vùng của nam và nữ

Đơn vị tính: đồng/giờ

Vùng địa lý Nữ Nam Tổng cộng

Đồng bằng sông Hồng 20.168 22.687 21.642 Trung du miền núi phía Bắc 20.227 20.471 20.367 Bắc trung bộ và duyên hải miền

Trung 17.246 20.056 19.033

Tây nguyên 18.450 19.818 19.252

Đông nam bộ 19.266 23.801 21.760 Đồng bằng sông Cửu Long 15.163 17.868 16.829

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VHLSS 2012

Mức lương của người lao động phụ thuộc vào khu vực sinh sống là ở vùng miền nào, thành thị hay nông thôn. Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012 thì có trên 56,7% lực lượng lao động của cả nước tập trung ở ba vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng nữ trong lực lượng lao động chênh lệch không đáng kể giữa thành thị và nông thôn, nhưng lại khá khác biệt giữa các vùng, tỷ trọng này đạt mức thấp nhất là 45,6% ở Đồng bằng sông Cửu Long lên mức cao nhất là 50,6% ở Đồng bằng sông Hồng. Số liệu cho thấy, có sự ngược chiều về mức độ tham gia vào lực lượng lao động giữa hai giới ở hai vùng đồng bằng lớn của nước ta.

Tuy nhiên, mức lương ở các vùng miền là khác nhau. Cụ thể, mức lương bình qn ở vùng Đơng nam bộ là cao nhất (21.760đồng/giờ), tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (21.642đồng/giờ) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (16.829đồng/giờ). Mức lương bình quân của lao động nam và lao động nữ khác nhau ở từng vùng miền và đều thấp hơn mức lương của nam giới ở cùng vùng miền tương ứng.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Tỷ trọng người làm công ăn lương trong ngành phi nông nghiệp của khu vực thành thị là 50,6% cao hơn gấp hai lần của khu vực nông thôn 22,5%.

4.2 Kết quả hàm hồi quy tiền lương Mincer

Từ mơ hình (3.3), chạy hồi quy hàm tiền lương Mincer lần đầu với các biến phụ thuộc ở Bảng 3.1.

Ln(mức lương) =β0 + β1sonamdihoc + β2kinhnghiem+ β3kinhnghiem2 + +β4kythuat + β5kythuatcc +β6thanhthi + β7honnhan +β8tplon + β9kvnlts ++β10kvhosxkd + β11kvtunhan + β12kvnuocngoai + β13kvnhanuoc + β14bhdv ++β15gioi + ε

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy lần đầuBiến phụ thuộc Ln( mức lương) Biến phụ thuộc Ln( mức lương)

Biến độc lập Hệ số hồi quy Robust Sai số chuẩn P>t Số năm đi học 0.0292 0.0019 0.0000

Số năm kinh nghiệm 0.0154 0.0021 0.0000 Số năm kinh nghiệm bình phương -0.0003 0.0001 0.0000 Lao động có kỹ thuật thấp 0.1146 0.0146 0.0000 Lao động có kỹ thuật trung và cao 0.3861 0.0224 0.0000

Thành thị 0.0804 0.0114 0.0000

Có gia đình 0.0686 0.0135 0.0000

Làm việc ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội 0.1892 0.0157 0.0000 Làm khu vực Nông, lâm, thủy, hải sản 0.3176 0.0629 0.0000 Làm khu vực Hộ SXKD cá thể 0.3198 0.0620 0.0000 Làm khu vực Tư nhân 0.3522 0.0619 0.0000 Làm khu vực Vốn nước ngoài 0.4450 0.0640 0.0000 Làm khu vực Nhà nước 0.4347 0.0623 0.0000 Người lao động làm về ngành bán hàng, dịch vụ -0.0278 0.0195 0.1540 Giới tính 0.2149 0.0109 0.0000 Tung độ gốc 1.6665 0.0677 0.0000 Số quan sát 6420 R2 0.3954 Prob (F-statistic) 0.0000

Kết quả hồi quy lần đầu cho thấy kiểm địnhF-statistic≤ 0.0000,nên mơ hình có ý nghĩa thống kê. Mơ hình có R2 = 0.3954 cho biết mơ hình đã giải thích được 39.54% sự biến thiên của tổng thể. Các biến:số năm đi học, số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình phương, giới tính có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tương tự,biến lao động trình độ chun mơn thấp, lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật trung và cao, người lao động làm việc ở thành thị, đang có gia đình, làm việc ở hai thành phố lớn cũng đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến ngành bán hàng, dịch vụ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê: p_value là 0,171>0,1. Mặc dù xét theo ý nghĩa kinh tế cho thấy, người lao động làm trong ngành dịch vụ, bán hàng thì sẽ có mức lương cao hơn lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất. Điều này có thể giải thích là: Mỗi ngành nghề đều có u cầu nhất định về trình độ giáo dục và kỹ năng chuyên môn tương ứng. Một lao động có tay nghề và học vấn hơn so với một lao động khác thì có xu hướng là mức lương của người có tay nghề và học vấn cao hơn sẽ cao hơn người kia khi hai người cùng hoạt động trong một ngành. Do đó trong mơ hình này, tác giả sẽ xem xét yếu tố số năm đi học và trình độ kỹ năng chun mơnvà khơng cần xem xét yếu tố ngành nghề làm việc nữa.

Đối với biến khu vực làm việc. Mặc dù các biến giả này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dấu kỳ vọng phù hợp. Tuy nhiên việc chia thành nhiều biến giả đã làm tình trạng đa cộng tuyến trầm trọng hơn, dẫn đến hệ số hồi quy và sai số chuẩn khơng cịn đúng nữa. Nên tác giả đề xuất tạo biến khu vực làm việc là biến nhị phân, gồm biến làm nhà nước và biến ngoài nhà nước.

Lúc này mơ hình hồi quy hàm tiền lương Mincer lần haivới mơ hình và có kết quả như bảng 4.2:

Ln(mức lương) =β0 + β1sonamdihoc + β2kinhnghiem+ β3kinhnghiem2 + +β4kythuat + β5kythuatcc +β6thanhthi + β7honnhan +β8tplon + β9kvnhanuoc ++β10gioi + ε

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy lần thứ haiBiến phụ thuộc Ln(mức lương) Biến phụ thuộc Ln(mức lương)

Hệ số hồi quy Robust Sai số chuẩn P>t Biến độc lập Số năm đi học 0.0297 0.0018 0.0000

Số năm kinh nghiệm 0.0144 0.0021 0.0000 Số năm kinh nghiệm bình phương -0.0003 0.0001 0.0000 Lao động có kỹ thuật thấp 0.1235 0.0132 0.0000 Lao động có kỹ thuật trung và cao 0.3931 0.0223 0.0000

Thành thị 0.0820 0.0111 0.0000

Có gia đình 0.0701 0.0136 0.0000

Làm việc ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội 0.1894 0.0154 0.0000 Làm khu vực nhà nước 0.0893 0.0166 0.0000 Giới tính 0.2039 0.0112 0.0000 Tung độ gốc 1.9875 0.0245 0.0000 Số quan sát 6420 R2 0.3890 Prob (F-statistic) 0.0000

Kết quả hồi quy lần hai cho biết mơ hình có ý nghĩa thống kê (F-statistic≤

0.0000). Mơ hình có R2 = 0.3890 cho biết mơ hình đã giải thích được 38.9% sự biến thiên của tổng thể. Mơ hình hồi quy hàm tiền lương Mincer cho kết quả hồi quy và dấu các hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng. Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê và khơng có đa cộng tuyến cao (Xem phụ lục 3). Kết quả cụ thể:

Số năm đi học của người lao động tác động dương (+) với mức lương: Với mỗi năm đi học tăng thêm thì mức lương của người lao động sẽ tăng thêm e0.0297= 1.0302

lần, tức 3.02%. Số năm kinh nghiệm của lao động tăng thêm một đơn vị thì mức lương sẽ tăng tương ứng e0.0144= 1.0145 lần, tức 1.45%. Hệ số hồi quy của biến kinh nghiệm bình phương mang dấu âm (-) chứng tỏ mức độ giảm dần của tiền lương biên theo số năm làm việc.

Về chuyên môn của người lao động tác động rất lớn đối với mức lương của họ. Cụ thể, đối với lao động có trình độ kỹ thuật có mức lương trung bình cao hơn so với người làm cơng việc giản đơn là e0.1235= 1.1314 lần, tức 13.14%. Còn đối với những lao động có trình độ tay nghề chun mơn kỹ thuật trung cấp và cao cấp thì có mức lương cao hơn so với lao động làm công việc giản đơn là đơn là e0.3931= 1.4816 lần, tức 48.16%.

Mức sống, độ phức tạp của công việc ở nông thôn thấp hơn thành thị nên tiền lương ở nông thôn thấp hơn ở thành thị. Mức chênh lệch này có xu hướng ngày càng tăng (Gallup, 2004). Cụ thể người lao động làm việc ở thành thị sẽ có mức lương cao hơn e0.082 = 1.0854 lần, tức 8.54% so với lao động làm việc ở nông thôn. Tương tự như đối với lao động sinh sống và làm việc ở thành thị, những người lao động làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức lương cao hơn các tỉnh khác. Ở hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, thì người lao động được trả mức lương cao hơn e0.1894 = 1.2086 lần, tức 20.86% so với lao động ở các tỉnh khác vì ở những nơi này tập trung phần lớn các hoạt động thương mại, tài chính, văn hóa của các tổ chức kinh tế.

Vì tuổi kết hơn ngày càng tăng cao, nên những người kết hơn thường có một số năm kinh nghiệm nhất định góp phần làm tăng mức lương. Ngồi ra yếu tố gia đình cũng là động lực tinh thần để người lao động cố gắng làm việc hơn. Nên người lao động đang có vợ hoặc đang có chồng thì mức lương cao hơn e0.0701 = 1.0726 lần, tức 7.26% so với những người đang sống độc thân.

Mơ hình cũng cho thấy, biến giới tính cho biết nếu người lao động là nam giới sẽ có mức lương cao hơn e0.2039 = 1.2262 lần, tức 22.62%so với mức lương của lao động nữ. Điều này chứng tỏ có sự chênh lệch vềtiền lương của nam giới và nữ giới.

4.3 Kết quả hàm hồi quy mơ hình tương tác

Từ hai mơ hình hồi quy trên cho thấy rằng mức lương của lao động nam cao hơn lao động nữ. Tuy nhiên, chưa thể kết luận rằng có sự phân biệt đối xử trong việc trả tiền lương cho lao động nam và lao động nữ. Vì tiền lương của người lao động là nam giới cao hơn nữ giới có thể là do nam giới có học vấn cao hơn hoặc kinh nghiệm nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở VN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w