Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở VN (Trang 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIỀN LƯƠNG

3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Nguồn số liệu được khai thác ở nghiên cứu này là số liệu từ cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình (VHLSS) trên cả nước trong năm 2012. Quy mơ mẫu là tổng cộng có 36.656 quan sát ở 3.133 xã/phường/thị trấn đại diện cho các vùng kinh tế, khu vực nông thôn, thành thị ở 63 tỉnh thành của cả nước. Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 bao gồm những nội dung chủ yếu phản ảnh mức sống dân cư: đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, thu nhập, chi tiêu, sử dụng dịch vụ y tế, tình trạng việc làm, nhà ở, tài sản, đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh, về đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và các ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản nhằm làm căn cứ để đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói, phân hóa giàu nghèo nhằm phục vụ cho các cơng tác hoạch định chính sách, cũng như các kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao mức sống dân cư của Nhà nước.

Dựa vào đặc tính của đối tượng nghiên cứu, việc chọn mẫu ở nghiên cứu này được dựa trên các tiêu chí sau:

Người lao động là những người năm trong độ tuổi theo quy định của Bộ luật lao động. Nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi tính theo năm khảo sát 2012.

Người lao động là những người làm việc có hưởng lương trong 12 tháng trước lúc điều tra.

Sau khi loại bỏ các quan sát không phù hợp, chỉ lựa chọn những quan sát được trả tiền lương và có đầy đủ giá trị của các biến độc lập để tiến hành hồi quy thì cịn lại 6.420 quan sát.

3.2 Quy trình trích lọc số liệu

3.2.1 Giới thiệu bộ dữ liệu

Cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2012 được triển khai trên cả nước. Nội dung phản ảnh mức sống dân cư: đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, thu nhập, chi tiêu, sử dụng dịch vụ y tế, tình trạng việc làm, nhà ở, tài sản, đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh, về đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và các ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản nhằm làm căn cứ để đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói, phân hóa giàu nghèo. Quy mơ mẫu là tổng cộng có 36.656 thành viên hộ ở 3.133 xã/phường/thị trấn đại diện cho các vùng kinh tế, khu vực nông thôn, thành thị ở 63 tỉnh thành của cả nước.

3.2.2 Phần mềm sử dụng

Phần mềm Stata là một bộ chương trình được sử dụng phổ biến trong kinh tế lượng và thống kê. Stata cho phép thực hiện nhiều lệnh cho một nhiệm vụ và thực hiện cùng một lúc. Stata dễ dàng quản lý dữ liệu cũng như phân tích hồi quy. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm Stata phiên bản 12 của Stata Corporation.

3.2.3 Mô tả các biến trong dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được trích từ mục 1A, 2A, 3A, 4A và mục thông tin chung từ bộ dữ liệu VHLSS năm 2012, được mô tả như bảng 3.1

Bảng 3.1 Các biến từ bộ dữ liệu VHLSS

Nguồn Tên trường Ý nghĩa

Mục 1A.dta

m1ac4b Năm sinh

m1ac6 Tình trạng hơn nhân m1ac2 Giới tính Mục 2A.dta m2c1 Học hết lớp m2c2a Bằng cấp cao nhất m2c2b Có bằng nghề Mục 3A.dta m4ac4 Mã ngành làm việc m4ac8a Theo loại hình kinh tế

m4ac3 Mã nghề làm việc

tinh Tỉnh, thành phố nơi làm việc

Mục 4A.dta

m4ac11 Tiền lương, tiền công được nhận 12 tháng m4ac12a Tiền lễ, tết được nhận 12 tháng

m4ac7 Số giờ làm việc trong một ngày m4ac3a Số ngày làm việc trong 12 tháng ttchung.dta ttnt Thành thị, nơng thơn

3.2.4 Trích lọc số liệu

3.2.4.1 Dữ liệu thiếu hoặc bị lỗi:

Các dữ liệu trong quan sát hộ gia đình thường gặp vấn đề sai sót hoặc thiếu. Trong nghiên cứu này gặp phải vấn đề dữ liệu thiếu hoặc có lỗi, để khắc phục tình trạng trên trong nghiên cứu này tác giả bỏ những quan sát bị thiếu hoặc lỗi hoặc không thu thập được.

3.2.4.2 Lọc số liệu:

Bước 1: Từ các biến trong mơ hình, đọc các câu hỏi trong bộ số liệu VHLSS

2012 để tìm biến thích hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tên biến là gì, nằm ở bảng nào trong bộ dữ liệu. Từ đó chọn lọc các biến để xây dựng mơ hình.

Bước 2: Liên kết các biến nằm rải rác ở các bảng trong bộ dữ liệu. Vì mỗi cá

nhân đã được mã hóa, nên dựa vào mã tỉnh, huyện, xã, địa bàn, hộ số và mã thành viên để tạo liên kết giá trị các biến của mỗi quan sát.

Bước 3: Tính tốn giá trị của một số biến: Dựa vào năm sinh tính tuổi và tính

tốn số năm kinh nghiệm, số năm đi học, thu nhập bình quân theo giờ của mỗi cá nhân.

3.2.5 Cách thức ước lượng:

Hàm thu nhập Mincer được hồi quy bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu thơng thường (OLS – Ordinary Least Squares) với biến phụ thuộc là logarithm tự nhiên của hàm tiền lương bằng lệnh regress trong phần mềm Stata. Hiện tượng phương sai thay đổi được khắc phục bằng kỹ thuật Robust. Hiện tượng tự tương quan giữa các biến giải thích được kiểm định bằng ma trận hiệp phương sai giữa các biến này.

3.3 Cách tính và quy đổi một số biến trong mơ hình 3.3.1 Tiền lương bình quân giờ:

Tiền lương, tiền công trong năm và số giờ làm việc được xác định trực tiếp theo số liệu khảo sát. Tiền lương trong năm là tiền lương, tiền công mà người lao động được nhận trong 12 tháng trước cuộc điều tra cộng với tiền thưởng dịp lễ, tết trong 12 tháng trước cuộc điều tra. Số giờ làm việc được tính bằng số giờ làm việc trong một ngày nhân cho số ngày làm việc trong 12 tháng. Tiền lương bình qn giờ được tính bằng: Tiền lương trong năm chia (/) cho số giờ làm việc trong năm.

3.3.2 Số năm đi học:

Số năm đi học được xác định từ VHLSS 2012, căn cứ vào: Hệ thống giáo dục Việt Nam.

Các giả thiết: Năm đi học là từ 6 tuổi, thời gian theo học là liên tục, lên lớp mỗi năm và số năm đi học của một cá nhân được xác định bằng tổng số năm đi học ở cả ba bậc theo hệ thống giáo dục Việt Nam: Giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục dạy nghề. Khơng có sự thay đổi về nơi cư trú.

Bảng 3.2 Số năm đi học quy đổi cho bậc giáo dục đại học

Bậc giáo dục Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Số năm đi học quy đổi 3 4 2 4

Bảng 3.3 Số năm đi học quy đổi cho bậc dạy nghề

Loại hình đào tạo Thời gian đi học khi có bằng

Tiểu học THCS THPT Sơ cấp nghề 3 tháng đến <1 năm 3 tháng đến <1 năm 3 tháng đến <1 năm

Trung cấp nghề 3-4 năm 1-2 năm

Cao đẳng nghề 2-3 năm

Trung học chuyên

nghiệp 3-4 năm 2 năm

3.3.3 Biến kinh nghiệm:

Hàm thu nhập Mincer giả định rằng: Khả năng học tập của mọi người là như nhau và thời gian đi học là liên tục, chấm dứt khi bắt đầu làm việc. Thời điểm kể từ khi thôi học ở các cơ sở giáo dục đến tuổi nghỉ hưu được xem là số năm kinh nghiệm tiềm năng trong quá trình làm việc của mỗi cá nhân.

Biến kinh nghiệm tiềm năng trong hàm thu nhập Mincer của nghiên cứu này được tính bằng: số tuổi (xác định theo năm sinh cho đến năm khảo sát 2012) trừ đi số năm đi học (được tính ở biến giáo dục) và trừ cho 5 (ở Việt Nam, tuổi bắt đầu đi học là sáu tuổi).

3.3.4 Quy đổi một số biến định tính3.3.4.1 Biến tình trạng hơn nhân: 3.3.4.1 Biến tình trạng hơn nhân:

Tình trạng hơn nhân của mỗi cá nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm đang có vợ hoặc có chồng; nhóm thứ hai là những người đang sống độc thân: Chưa có vợ hoặc chưa có chồng, đã ly hơn, góa, ly thân. Biến tình trạng hơn nhân là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó đang có vợ hoặc đang có chồng và nhóm độc thân nhận giá trị 0.

3.3.4.2 Biến bằng cấp cao nhất đạt được:

Biến này được chia thành các nhóm: khơng bằng cấp, tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng, trình độ cao đẳng – đại học và sau đại học (gồm thạc sĩ và tiến sĩ). Bằng cấp của cá nhân được mã hóa thành năm biến giả. Khơng bằng cấp sẽ là biến tham chiếu. Biến tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng – đại học, sau đại học là năm biến giả, các biến đó sẽ nhận giá trị 1 nếu cá nhân có đặc tính của trình độ đó và sẽ nhận giá trị 0 nếu cá nhân khơng có đặc tính của trình độ đó.

3.3.4.3 Biến bằng dạy nghề:

Bằng dạy nghề là biến nhị phân, sẽ nhận giá trị 1 nếu cá nhân đó có bằng đào tạo nghề nghiệp (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề) và sẽ nhận giá trị 0 nếu khơng có bằng đào tạo nghề nghiệp.

3.3.4.4 Biến chun mơn kỹ thuật:

Trình độ chun mơn của một cá nhân được chia thành ba nhóm: Lao động có trình độ kỹ thuật trung và cao cấp, lao động có chun mơn kỹ thuật thấp và lao động giản đơn. Biến lao động có kỹ thuật thấp, lao động chuyên môn kỹ thuật trung và cao cấp là hai biến giả. Hai biến này sẽ nhận giá trị 1 nếu cá nhân có đặc tính của chun mơn đó đó và sẽ nhận giá trị 0 nếu cá nhân khơng có đặc tính của chun mơn tương ứng.

3.3.4.5 Biến ngành kinh tế:

Biến này là biến nhị phân, sẽ nhận giá trị 1 nếu cá nhân đó làm trong lĩnh vực bán hàng, dịch vụ và nhận giá trị 0 nếu cá nhân đó làm trong các lĩnh vực cịn lại.

3.3.4.6 Biến khu vực kinh tế:

Loại hình tổ chức mà người lao động đang làm việc. Được chia làm năm nhóm: Nơng, lâm, thủy sản; Hộ sản xuất kinh doanh cá thể; Tập thể; Tư nhân; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước. Biến Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tập thể, tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước là các biến giả. Các biến này sẽ nhận giá trị 1 nếu cá nhân đó làm trong khu vực tương ứng và nhận giá trị 0 nếu cá nhân đó khơng tương ứng.

3.3.4.7 Biến thành thị/nơng thơn:

Biến này là biến nhị phân, nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó ở thành thị và nhận giá trị là 0 nếu cá nhân đó ở khu vực nơng thơn.

3.3.4.8 Biến thành phố lớn

Biến vùng là biến nhị phân sẽ nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội và nhận giá trị là 0 nếu cá nhân đó ở các tỉnh khác.

3.4 Phương pháp phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong tiền lương 3.4.1 Hàm thu nhập Mincer

Bằng cách phân tích các yếu tố cấu thành tiền lương lao động như năng lực, kỹ năng và sự phân biệt đối xử. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về mức lương đều dựa vào hàm thu nhập của Mincer.

Mincer, J. (1974) trình bày mối quan hệ giữa thu nhập với giáo dục thơng qua mơ hình học vấn với đường tiền lương theo học vấn cho thấy mối quan hệ giữa tiền lương và số năm được giáo dục, đào tạo của người lao động làm thuê.

Độ dốc của đường tiền lương theo học vấn cho thấy mức tăng tiền lương khi người lao động có thêm một năm học vấn. Người lao động sẽ quyết định chọn trình độ

học vấn tối ưu, quyết định dừng việc học khi mức lợi tức biên bằng với suất chiết khấu kỳ vọng của họ. Đây là qui tắc dừng nhằm tối đa hóa giá trị hiện tại của tiền lương.

Mơ hình học vấn với giả thiết bỏ qua yếu tố kinh nghiệm, được Mincer diễn dịch toán học cho thấy logarithm của mức lương là hàm tỷ lệ thuận với số năm đi học:

ln {Y_S} = ln {Y_0} + r*S (3.1) Trong đó:

S: là số năm đi học

{Y_0}: là tiền lương hàng năm của người khơng có đi học {Y_S}: là tiền lương hàng năm của người có S năm đi học r: tỉ suất chiết khấu

Hệ số r của S biểu thị mức độ gia tăng tiền lương cũng chính là tỷ suất thu hồi nội bộ. Đây là dạng thô sơ nhất về hàm tiền lương của cá nhân. Mơ hình học vấn trở nên đầy đủ hơn khi xét đến cả yếu tố kinh nghiệm như là q trình đào tạo sau khi thơi học và sự đào tạo này là có chi phí. Diễn dịch tốn học của hàm Mincer đã quy đổi yếu tố kinh nghiệm về đơn vị thời gian, từ đó dẫn tới hàm tiền lương phụ thuộc và số năm đi học lẫn số năm kinh nghiệm, cho phép ước lượng các hệ số bằng phương pháp kinh tế lượng. Phương trình (3.1) được viết lại như sau:

ln {mức lương} = α0 + α1Số năm đi học + α2Kinh nghiệm + α3Kinh nghiệm2 + s (3.2)

Trong đó:

S: là số năm đi học

t: là số năm kinh nghiệm. t=0,1,2,… Ui: là sai số ngẫu nhiên

Các giả định là:

Lương chịu ảnh hưởng của giáo dục và kinh nghiệm theo chiều hướng thuận, nghĩa là người có nhiều năm đi học hơn sẽ có lương cao hơn và người có kinh nghiệm làm việc nhiều hơn sẽ có lương cao hơn. Hay hệ số của S và t >0

Kinh nghiệm hiệu ứng tác động biên giảm dần, có nghĩa là ở những người có nhiều kinh nghiệm rồi thì mức độ tăng lương khi tăng thêm kinh nghiệm làm việc sẽ ít hơn so với những người có ít kinh nghiệm. Hay hệ số của t2<0.

Ngồi ra có ý kiến cho rằng có sự khác biệt lương của lao động nam và lao động nữ là do bị phân biệt giới, cụ thể mức lương của lao động nam sẽ cao hơn lao động nữ dù cùng có tay nghề như nhau và cơng việc tương tự nhau.

3.4.2 Mơ hình thực nghiệm và biến số quan sát 3.4.2.1 Mơ hình thực nghiệm

Mơ hình được phát triển và mở rộng từ phương trình (3.2) cho phép ước lượng thêm nhiều biến độc lập bằng phương pháp kinh tế lượng. Phương trình được viết lại như sau:

ln {mức lương} = α0 + α1S + α2t + α3t2 + các biến khác + s (3.3)

Thực hiện một phép hồi quy bình phương tối thiểu, trong đó sử dụng logarithm tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước lượng cho số năm đi học sẽ cho chúng ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học tăng thêm một năm. Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi của việc đi học. Hệ số ước lượng cho số năm công tác sẽ xác định tác động ước tính của kinh nghiệm tích lũy theo thời gian đối với tiền lương. Hệ số dương của biến số năm kinh nghiệm và hệ số âm của biến số năm kinh nghiệm bình phương có nghĩa là khi gia tăng kinh nghiệm giúp làm tăng tiền lương nhưng với tốc độ giảm dần.

3.4.2.2 Mơ hình tương tác

Phân tích tác động khác nhau của các biến độc lập, tác động của các biến tương tác giữa biến độc lập với biến giới tính lên tiền lương của người lao động, nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy tương tác.Bằng việc tiến hành hồi quy logarithm tiền lương theo giờ giữa các biến độc lập với biến giới tính sau khi loại bỏ các biến khơng

có ý nghĩa thống kê ở mơ hình hồi quy tiền lương Mincer nhằm xác định bất bình đẳng về tiền lương là do phân biệt giới hay năng suất lao động.

3.4.2.3 Biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc của nghiên cứu này là mức lương. Để xác định giá trị của biến phụ thuộc này, cần tính tiền lương tiền cơng lương chính của các cá nhân người lao động làm công ăn lương, có cam kết, hợp đồng, hưởng lương hàng tháng trong vòng 12

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở VN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w