Phân tích “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt làm sáng tỏ ý kiến.

Một phần của tài liệu Sách (Trang 93 - 94)

. (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) Cịn bạn thì sao? Hãy thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề trên

3. Phân tích “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt làm sáng tỏ ý kiến.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với hồn thơ trong trẻo, mượt mà, thường viết về những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. + Hoàn cảnh sáng tác, chủ đề: bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ở Liên Xơ. Qua dịng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và bếp lửa; đồng thời thể hiện lịng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– “Bếp lửa” là bài thơ “đưa ru” người đọc:

+ Bài thơ đưa người đọc trở về với kí ức tuổi thơ đầy xúc động của nhân vật trữ tình: hình ảnh bếp lửa thân thương, ấm áp đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng; gợi lại cả một thời thơ ấu bên bà đầy gian khổ, nhọc nhằn (đói mịn đói mỏi, giặc đốt làng, mẹ cùng cha cơng tác bận); người cháu đã sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà (bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…); gợi lại kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn với bếp lửa (khói hun nhèm mắt cháu, sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen…).

+ Cùng với mạch hồi tưởng là những xúc cảm chân thành, mãnh liệt của người cháu với bà: Đó là tấm lòng chan chứa yêu thương (cháu thương bà biết mấy nắng mưa, nghĩ thương bà khó nhọc…); là sự biết ơn, khắc ghi tấm lịng của bà dành cho mình, cho gia đình, cho q hương đất nước; là sự kính trọng, cảm phục về ngọn lửa niềm tin, của tình u thương mà lịng bà luôn ủ sẵn.

+ Ru người đọc vào dòng cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà, về bếp lửa: nỗi xót thương nghẹn ngào khi nghĩ về cuộc đời khó nhọc, sự tần tảo, hi sinh của bà (lận đận đời bà biết mấy nắng mưa); lòng biết ơn khi thấu hiểu ý nghĩa cơng việc nhóm lửa mỗi sớm của bà cịn là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và cả “những tâm tình tuổi nhỏ”; đó là niềm xúc động mãnh liệt khi nghĩ về bếp lửa thân thương, bình dị nhưng thật “kì lạ và thiêng liêng”. Để rồi, khi trở về với thực tại cách xa, tác giả càng thấm thía và khơng ngi nhớ về bà, về bếp lửa, về quê hương đất nước, về cội nguồn sinh dưỡng của mình. + Hình thức nghệ thuật góp phần lay thức trái tim, tâm hồn người đọc: thể thơ 8 chữ cùng giọng thơ tâm tình, tha thiết phù hợp với dòng cảm xúc nhớ thương của người cháu xa quê; phương thức trữ tình kết hợp với miêu tả, tự sự; một số câu thơ mang hình thức câu cảm thán góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình; hình ảnh thơ chân thực giản dị; ngơn ngữ tự nhiên, gợi hình và giàu giá trị biểu cảm.

– “Bếp lửa” là bài thơ “không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” người đọc:

+ Thức tỉnh ở ý nghĩa triết lí thầm kín của bài thơ: những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Thức tỉnh con người cần biết yêu thương và biết ơn bà. Tình cảm đó chính là biểu hiện của tình u, sự gắn bó với gia đình, q hương; là khởi đầu cho tình yêu đất nước; là cơ sở của đạo lí “uống nước nhớ nguồn”…

+ Hình thức nghệ thuật khơi mở trí tuệ, nhận thức của người đọc: hình ảnh thơ hàm súc, đa nghĩa, giàu tính biểu tượng (ngọn lửa, bếp lửa, người bà); một số câu thơ viết dưới dạng câu hỏi có ý nghĩa tự vấn; ngơn ngữ có màu sắc triết lí.

Một phần của tài liệu Sách (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w