Thay đổi cách đánh giá thi đua cuối năm

Một phần của tài liệu Các nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 76)

7. cc ủa đề tài

3.3. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đố iv ới công việ cc ủa bác sĩ

3.3.1.4. Thay đổi cách đánh giá thi đua cuối năm

 Nội dung

Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Các tiêu chí này sẽ dựa trên các tiêu chí đánh giá do ủy ban nhân dân thành phố gồm có : chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp thực hiện; thái độ phục vụ nhân dân. Các mục tiêu trên cần được chi tiết cụ thể hơn thành các tiêu chí đánh giá và cho điểm. Ngồi các tiêu chí trên, cần bổ sung các tiêu chí khác khù hợp với những mục tiêu phát triển của bệnh viện và phù hợp với tính chất cơng việc y khoa như: doanh thu, lợi nhuận, chất lượng khám chữa bệnh, mức độ hài lịng của bệnh nhân, các cơng trình nghiên cứu, các đóng góp nâng cao trình độ chun mơn cho bệnh viện,...

Thành phần đánh giá và xác định các tiêu chí cho từng thành phần đánh giá

Sử dụng cả 4 thành phần đánh giá bác sĩ gồm có quản lý, cá nhân bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân. Tuy nhiên, mức độ, tiêu chí đánh giá tùy khác nhau tùy các thành phần, không phải thành phần đánh giá nào cũng đánh giá những tiêu chí giống nhau.

Phịng tổ chức cán bộ: đánh giá về nội quy, quy định của bệnh viện, có nhiệm vụ khảo sát sự hài lịng của bệnh nhân đối với khoa, phòng hoặc cá nhân bác sĩ đó. Ngồi ra, phịng tổ chức cán bộ cịn có nhiệm vụ tổng kết, xác minh lại những dữ liệu thứ cấp liên quan đến bác sĩ như: thời gian làm việc, làm việc đúng giờ, các cơng trình nghiên cứu, các đột phá trong chẩn đoán và điều trị, doanh thu,...

Trưởng (phó) khoa/ phịng: Đánh giá các tiêu chí liên quan đến nội quy, quy định của bệnh viện, sự phối hợp trong cơng việc, chất lượng chun mơn, tích cực đóng góp cho tập thể, các cơng trình nghiên cứu, các đóng góp giúp khoa phịng ngày phát triển.

Điều dưỡng đánh giá sự phối hợp trong quá trình làm việc với bác sĩ

Cá nhân bác sĩ tự đánh giá: bác sĩ sẽ tự đánh giá tồn bộ các tiêu chí đánh giá được vạch ra. Đây chỉ là nguồn dữ liệu thứ cấp tham khảo chấm điểm thi đua cuối năm.

Các bác sĩ đồng nghiệp trong khoa/ phịng: đánh giá các tiêu chí liên quan đến chất lượng chuyên môn, sự phối hợp trong công việc.

Đánh giá từ bệnh nhân thể hiện từ kết quả khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân. Người khảo sát phải là người từ phịng kế hoạch tổng hợp, khơng phải các điều dưỡng khoa phòng như hiện nay.

Xây dựng các trọng số cho từng tiêu chí đánh giá

Sau khi xây dựng xong các tiêu chí đánh giá, phịng tổ chức cán bộ sẽ họp với các trưởng khoa, tiến hành xây dựng các trọng số cho từng tiêu chí đánh giá

Quy trình đánh giá

Các bác sĩ khác sẽ đánh giá cá nhân bác sĩ được đánh giá theo bảng các tiêu chí riêng

Bác sĩ tự đánh giá theo bảng các tiêu

chí đã được đưa ra chi tiếtPhòng tổ chức cán bộ đánh giá trên các dữ liệu thứ cấp đánhgiá các tiêu chí riêng

Điều dưỡng đánh giá bác sĩ theo bảng tiêu chí riêng

Tổng kết tính điểm đánh giá cho từng bác sĩ

Trưởng (phó) khoa/ phịng đánh giá chấm điểm các tiêu chí riêng

Xếp loại thi đua

Hình 3.1. Quy trình đánh giá phân loại thi đua cuối năm được xây dựng lại của bác

 Tính khả thi:

Với sự tiến bộ của cơng nghệ thơng tin hiện nay, bệnh viện hồn tịa có thể xuất ra những dữ liệu cần thiết đo lường các tiêu chí định lượng đã đề ra. Các tiêu chí định tính dễ dàng thu thập được từ những người đánh giá. Việc tính tốn tổng kết số điểm đánh giá khơng cịn là vấn đề dưới sự hỗ trọ của máy tính. Điểm đánh giá trên được tổng hợp từ nhiều phía đảm bảo được tính khách quan trong đánh giá.

3.3.2. Giải pháp cho vấn đề thời gian khám bệnh hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh

 Nội dung:

Các trưởng khoa phải luôn sắp xếp nhân sự tại các phịng khám dựa trên số bệnh nhân ước tính, nếu trong q trình khám bệnh, phát hiện có q nhiều bệnh nhân đang phải chờ đợi bên ngồi, điều dưỡng tại phịng khám gọi điện thoại cho trưởng khoa sắp xếp thêm bác sĩ hỗ trợ. Cần sắp xếp nhân sự sao cho không quá 40 bệnh nhân/ bác sĩ / ngày; tương đương 12 phút/ bệnh nhân khám.

Bác sĩ các khoa phòng soạn ra các triệu chứng thường gặp, từ đó, soạn ra các câu hỏi trắc nghiệm cần khai thác xung quanh các triệu chứng đó. Điều dưỡng sẽ là người hỏi bệnh nhân lý do đến khám bệnh, phát bảng câu hỏi trắc nghiệm đã được soạn sẵn để bệnh nhân đánh trong thời gian chờ đợi khám. Khi bệnh nhân đến gặp bác sĩ, bác sĩ có thể nắm bắt được rất nhiều thơng tin xung quanh triệu chứng bệnh, từ đó hỏi thêm một số triệu chứng liên quan và đưa ra quyết định lâm sàng. Sơ đồ quy trình tiếp nhận bệnh nhân tại phịng khám được trình bày theo hình 3.2.

 Tính khả thi:

Quy trình khám chữa bện chỉ thay đổi ở vị trí tiếp nhận, phát số thứ tự và tiếp nhận tại phịng khám. Do đó, sự thay đổi này sẽ khơng gặp khó khăn khi triển khai thực hiện. Thế nhưng, chi phí cho việc in ấn các phiếu khảo sát triệu chứng sẽ là một thách thức không nhỏ cho bệnh viện.

Bệnh nhân đăng ký khám bệnh tại quầy tiếp nhận, nhận số thứ tự khám và tờ “kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh”.

Bệnh nhân chờ tại phòng khám cần khám chờ tới lượt gọi tên

Điều dưỡng đo huyết áp, mạch, hỏi nguyên nhân khám bệnh Nếu nguyên nhân khám bệnh có nằm trong danh sách triệu chứng nằm

trong phiếu khảo sát triệu chứng bệnh, điều dưỡng sẽ phát “phiếu khảo sát triệu chứng” hướng dẫn bênh nhân đánh trả lời câu hỏi.

Khi tới lượt khám, bệnh nhân sẽ đưa phiếu khảo sát cho bác sĩ điều trị, bác sĩ điều trị sẽ lướt qua các câu trả lời, hỏi bệnh, thăm khám

Bác sĩ cho bệnh nhân đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, ra y lệnh toa thuốc điều trị hoặc các quyết định điều trị khác

Điều dưỡng hoặc máy tự động gọi tên vào phòng khám sao cho chỉ khoảng 5 -7 bệnh nhân trong phòng khám

Bệnh nhân ưu tiên sẽ tự liên lạc điều dưỡng để được khám trước

Hình 3.2. Quy trình khám chữa bệnh tại mỗi phịng khám

Ư u tiê Khơn g ưu

3.3.3. Giải pháp cho vấn đề thời gian dành cho cuộc sống gia đình của bác sĩ bị ảnh hưởng

 Nội dung:

•Xem xét lại toàn bộ thời gian làm việc của bác sĩ trong tuần, bác sĩ nào làm việc trên 48 giờ/ tuần sẽ được tính tiền làm việc ngoài giờ thời gian làm việc thêm. Nhưng tổng thời gian làm việc khơng được q 60 giờ/ tuần.

•Khoa phịng có ít bác sĩ khiến lịch trực dày, xem xét tuyển thêm nhân sự sao cho tua trực không được quá 4 đêm trực/ tháng (ngoại trừ khoa phòng làm việc theo ca, kíp). •Nếu bác sĩ phải trực trong các ngày nghỉ lẽ, tết, bác sĩ sẽ được nghỉ bù gấp đơi số ngày

phải trực.

 Tính khả thi:

Để thực hiện các giải pháp trên, bệnh viện cẩn tuyển thêm bác sĩ làm việc. Đây là cơng việc khó khăn khơng phải vì khó tuyển bác sĩ mà là chi phí trả lương sẽ tăng thêm. Do đó, cần phải tính tốn thật kỹ trước khi tuyển thêm bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh viện thuộc diện tự chi một phần chi phí hoạt động, dựa một phần vào ngân sách nhà nước nên các quyết định tuyển thêm người cũng phải được sự phê duyệt của ủy ban nhân dân thành phố. Điều này cản trở không nhỏ đến việc thực hiện các giải pháp trên.

3.3.4. Giải pháp cho vấn đề các thủ tục, đòi hỏi của bảo hiểm y tế đi ngược lại những mong muốn của bác sĩ dành cho bệnh nhân

 Nội dung:

•Đề xuất với cơ quan bảo hiểm y tế về các giải pháp tinh gọn các thủ tục hành chính dành cho bệnh nhân và bác sĩ.

•Kéo dài thời gian toa thuốc điều trị mạn tính cho bệnh nhân lên 1 tháng, miễn là bảo hiểm y tế của họ còn hiệu lực trong thời gian của toa thuốc, bệnh diễn tiến ổn định.

•Thay vì giới hạn số tiền theo từng toa thuốc, nên giới hạn số tiền theo đơn vị ngày điều trị. Ví dụ: 100000 đồng/ ngày điều trị, toa thuốc 5 ngày chỉ giới hạn trong 500000 đồng.

•Cần có phần mềm theo dõi các dữ liệu hành chánh của bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế, thời gian đã tham gia, cung cấp cho bệnh viện. Khi cần thiết đối chiếu điều kiện được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, bệnh nhân không cần phải mang bảo hiểm cũ (đã hết hạn) đối chiếu.

•Tinh gọn các thủ tục hành chính như: cho phép viết tắt các tên chỉ định cận lâm sàng theo quy định chung trong hồ sơ bệnh án, không cần phải biên bản hội chẩn các thuốc chích hay dịch vụ kỹ thuật cao, mà chỉ cần có ý kiến của các trưởng khoa phịng.

 Tính khả thi:

Đây là những đề xuất có thể thực hiện được. Việc tăng thời gian cho mỗi toa thuốc mạn tính khơng ảnh hưởng nhiều đến quỹ bảo hiểm y tế vì đây là những bệnh điều trị mạn tính, địi hỏi thời gian điều trị dài hạn. Hơn nữa, nếu toa thuốc quá ngắn ngày điều trị, bảo hiểm y tế cịn phải chi trả số tiền cơng khám bệnh nhiều hơn do bệnh nhân phải đến khám bệnh nhiều lần. Các dữ liệu hành chánh của bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế dễ dàng được lưu trữ trong máy tính, khi cần có thể dễ dàng xuất ra, nên giải pháp khơng cần yêu cầu bệnh nhân trình bảo hiểm cũ ra hồn tồn có thể thực hiện được. Chữ ký và ý kiến xác nhận của bác sĩ trưởng (phó) khoa thay cho các biên bản hội chẩn vẫn đảm bảo các bác sĩ không lạm dụng thuốc và chỉ định cận lâm sàng mà còn giảm bớt đi sự phiền hà thủ tục cho bác sĩ. Cho phép viết tắt các chỉ định cận lâm sàng theo quy định chung vẫn đảm bảo được tính pháp lý và sự chặt chẽ của hồ sơ bệnh án.

3.3.5. Giải pháp cho vấn đề truy cập thông tin bệnh nhân trong hồ sơ y tế điện tử diễn ra chậm

•Định hướng thay toàn bộ hệ thống máy con và máy chủ, chi phí khoảng 10 triệu đồng/ máy con, 2 tỷ đồng cho máy chủ. Bệnh viện có khoảng 300 máy con. Vậy, tổng chi phí ước tính 5 tỷ đồng.

•Thay hoặc chỉnh sửa lại phần mềm quản lý bệnh viện. Chi phí ước tính khoảng 5 tỷ đồng.

 Tính khả thi:

Với tổng chi phí ước tính 10 tỷ đồng là một chi phí khá lớn, chưa thực hiện được trong thời gian này. Đặc biệt là trong bối cảnh bệnh viện đang chịu khống chế khung giá thu các dịch vụ y tế theo quy định của bộ y tế. Các khoản lợi nhuận hầu hết đã chi trả cho tiền lương nhân viên bệnh viện. Nếu vay vốn, bệnh viện cũng khó có thể hồn lại vốn trong thời gian gần.

3.3.6. Giải pháp cho thực trạng bệnh nhân thường đòi hỏi các dịch vụ và cận lâm sàng khơng cần thiết

 Nội dung:

•Các bác sĩ tại các phòng khám đưa ra những triệu chứng và cận lâm sàng mà bệnh nhân thường yêu cầu bác sĩ thực hiện theo ý họ một cách khơng cần thiết.

•Từ những danh sách các triệu chứng và các cận lâm sàng trên, bệnh viện sẽ sàng lọc, đưa ra các tờ “kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh”, giải thích cặn kẽ về triệu chứng bệnh của bệnh nhân, phát cho bệnh nhân ngay từ khi tiếp nhận bệnh nhân đăng ký khám.

 Tính khả thi:

Giải pháp này làm tăng thêm chi phí về in ấn và giấy in “kiến thức căn bản về triệu chứng bệnh”. Tuy nhiên, chi phí này khơng cao, có thể thực hiện được. Hơn nữa, nguồn kinh phí cho chi phí in này có thể được tài trợ từ các cơng ty dược bù vào phần chi phí quảng cáo của họ.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày các giải pháp được lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề đã được nhận diện ở chương II cũng với tính khả thi cho từng giải pháp. Trong đó, các giải pháp cho vấn đề lương thưởng gồm có: thay đổi cách trả lương bằng cách trả lương theo thành tích; tăng doanh thu, lợi nhuận bằng cách thành lập khu khám chữa bệnh chất lượng cao, tăng số lượng các dịch vụ khám chữa bệnh chữa bệnh theo yêu cầu; tăng các phúc lợi dành riêng cho bác sĩ. Giải pháp cho vấn đề thời gian khám bệnh hạn chế và bệnh nhân đòi hỏi các dịch vụ quá mức cần thiết bằng cách thay đổi quy trình khám chữa bệnh và in ấn các tài liệu phục vụ cho việc thăm khám bệnh và giải thích những triệu chứng bệnh cho bệnh nhân. Giải pháp cho những đòi hỏi của bảo hiểm y tế không cách nào khác là chỉ bằng những kiến nghị hợp lý lên cơ quan bảo hiểm y tế. Việc nâng cấp hệ thống máy và phần mềm sẽ giúp giải quyết vấn đề truy cập thông tin bệnh nhân diễn ra chậm trong hồ sơ y tế điện tử.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao sự hài lòng của bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ Đức là rất cần thiết, trong bối cảnh rất nhiều bác sĩ trong bệnh viện đang có dấu hiệu khơng hài lịng với các vấn đề của bệnh viện và muốn tìm một nơi khác làm việc thỏa mãn họ hơn.

Nghiên cứu đã xác định được 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bác sĩ và 39 biến quan sát đo lường các yếu tố đó thơng qua nghiên cứu định tính từ đó thiết lập bảng câu hỏi khảo sát sự hài lòng dành cho bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức.

Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng lại trong bệnh viện ảnh hưởng đến sự hài lòng của bác sĩ bên cạnh những mặt tốt. Dù được đánh giá là một trong những bệnh viện phát triển nhanh nhất Việt Nam, bệnh viện vẫn phải hứng chịu những vấn đề có thể chung cho các bệnh viện cơng tại Việt Nam. Trong đó, vấn đề khơng hài lịng với lương thưởng là vấn đề cấp bách và quan trọng nhất. Dù theo kết quả khảo sát có đến 44.8% bác sĩ bệnh việc hài lịng với cơng việc, nhưng tìm ra các giải pháp nâng cao hơn nữa sự hài lịng của bác sĩ có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển của bệnh viện, hoàn thành các mục tiêu, chiến lược đã đề ra.

Nghiên cứu mới chỉ đưa ra các giải pháp có thể thực hiện được nhưng chưa được kiểm chứng thực tế. Từng giải pháp vẫn chưa được kiểm chứng tính hiệu quả của nó, mức độ tác động lên sự hài lòng của bác sĩ như thế nào. Do đó, cần có một nghiên cứu kiểm định lại mức độ tác động của các giải pháp lên sự hài lịng của bác sĩ.

Tính khả thi của các giải pháp cịn dựa vào rất nhiều yếu tố khác, trong đó có vấn đề về cơ chế quản lý, các quy định của bộ y tế, các quy định của ủy ban nhân dân thành phố cũng như cơ chế quản lý thoáng hay khơng của bảo hiểm y tế. Ngồi ra, các giải pháp chưa được thực hiện. Khi tiến hành thực hiện các giải pháp, có rất nhiều yếu tố phát sinh cần phải giải quyết như: quản trị sự thay đổi, quản trị marketing, quản trị rủi ro,…

Tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho bệnh viện, đề ra các chính sách, chiến lược phù hợp nâng cao mức độ hài lòng dành cho bác sĩ, góp

Một phần của tài liệu Các nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận thủ đức (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w