Nguồn dữ liệu của đề tài

Một phần của tài liệu Thu hút, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tỉnh cà mau (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khung phân tích

3.3.1. Nguồn dữ liệu của đề tài

Nguồn dữ liệu thức cấp của đề tài sử dụng là hồn tồn đáng tin cậy, vì số đó có được từ các số liệu thống kê, báo cáo thống kê của các đơn vị như Tổng cục thống kê, UBND tỉnh Cà Mau, Cục thống kê Cà Mau, Sở Nội vụ Cà Mau, Sở GD&ĐT Cà Mau, …

Ngồi ra, để phân tích sâu hơn, đề tài đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp để phân tích. Dữ liệu sơ cấp thu thập chủ yếu dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu, cụ thể:

- Đối tượng 1: là sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên. Khu vực đối tượng chọn mẫu chủ yếu sinh viên đang học trên địa bàn thành phố Cà Mau.

Đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu của 115 mẫu là sinh viên đang học các lớp cao đẳng, đại học chính quy trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong số 115 mẫu được khảo sát, có 30 mẫu là sinh viên đại học, tỉ lệ 26,08% và 85 mẫu là sinh viên cao đẳng, chiếm tỉ lệ 73,92%; Số lượng mẫu là sinh viên nam được khảo sát 44 ít hơn số liệu mẫu là sinh viên nữ là 71.

- Đối tượng 2: là cán bộ, công nhân viên chức và người lao động đã tốt nghiệp từ bậc cao đẳng trở lên hiện đang làm việc tại Cà Mau. Khu vực đối tượng chọn mẫu chủ yếu trên địa bàn thành phố Cà Mau và Huyện Trần Văn Thời.

- Đối tượng 3: là chủ doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp trung gian trở lên tại các cơ quan đơn vị (bao gồm cả đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự

nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, …) trên địa bàn thành phố Cà Mau, và huyện Trần Văn Thời.

Ở cả 2 đối tượng 2 và 3 này, do trước khi tiến hành khảo sát, người khảo sát không thể phân biệt được 2 đối tượng (là cán bộ lãnh đạo, hay nhân viên), nên câu hỏi bảng phỏng vấn đã chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Các thông tin chung nhất đối với người đang làm việc

+ Phần 2: Các thông tin người đang làm công việc chuyên môn (nhân viên) + Phần 3: Các thông tin đối với người quản lý

Kết quả, đề tài đã tiến hành thu thập thông tin để khảo sát được 94 mẫu nhân lực là những người đang làm việc tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong tổng số mẫu nghiên cứu có những thơng tin như sau:

+ Giới tính: số lượng nữ là 27 mẫu và nam là 67 mẫu.

+ Chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm: Có 27 mẫu đang làm cơng tác quản lý từ cấp trung gian đến cấp cao, và 67 mẫu đang là cán bộ quản lý cấp thấp và nhân viên, chuyên viên.

+ Địa bàn làm việc của mẫu gồm: Tại tỉnh, thành phố Cà Mau là 36 mẫu, số mẫu cao nhất là ở Huyện Trần Văn Thời 46 mẫu, còn lại rải rác ở các huyện khác là 12 mẫu.

+ Đơn vị công tác: Trong 94 mẫu nghiên cứu, chủ yếu có đến 50 mẫu thuộc cơ quan quản lý nhà nước; 14 mẫu ở các ban Đảng, đồn thể, qn đội, cơng an; 26 mẫu thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp và 04 mẫu thuộc doanh nghiệp.

+ Độ tuổi: độ tuổi từ 30 đến 53 tuổi.

+ Số năm đã làm việc của các mẫu bình quân là 12,03 năm, số năm làm việc thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 32 năm, số mẫu làm việc phân bổ tập trung cao nhất là từ 7 năm đến 15 năm.

Sau khi thu thập bảng trả lời câu hỏi phỏng vấn, đề tài tiến hành mã hoá bảng trả lời câu hỏi, nhập liệu bằng file Excel, sử dụng phần mềm SPSS.16 để tiến hành phân tích số liệu từ file excel đã nhập liệu. Do đây là đề tài thiên về “chất” hơn là “lượng”, nên đề tài khơng sử dụng các mơ hình hay hàm hồi quy tuyến tính, mà chủ yếu sử dụng phân tích tầng suất, phân tích bảng chéo và phân tích nhân tố.

Sau khi phần mềm SPSS cho kết quả phân tích thống kê, đề tài kết hợp bảng mã hố để phân tích kết quả.

Một phần của tài liệu Thu hút, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tỉnh cà mau (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w