4.1. Giới thiệu sơ lược về Cà Mau và đặc điểm nguồn nhân lực Cà Mau
4.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Cà Mau
Cà Mau có nguồn gốc từ tiếng Khmer, nguyên gốc là “Tuc Khmau”, lâu dần gọi trại đi thành “kha Mâu”, “Cà Mâu” và nay là “Cà Mau”. Tuc Khmau có nghĩa là Nước Đen. Từ Nước Đen theo dân gian là do vùng đất này có nhiều cây tràm, đước, vẹt, mọc bên bờ các kênh rạch, lá rụng xuống đầy sông, mục nát đã tạo nên màu đen cố hữu cho các kênh rạch.
Sau ngày đất nước hoàn tồn thống nhất, tháng 02/1976 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam hợp nhất hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liệu thành tỉnh Minh Hải. Đến năm 1984 tỉnh Minh Hải có hai thị xã là Cà Mau và Bạc Liêu và 9 huyện. Đến ngày 06/11/1996 trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 01/01/1997. 1
4.1.2. Địa lý Cà Mau
Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phần cực Nam của Tổ Quốc; phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đơng giáp Biển Đơng, và phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
Diện tích Cà Mau là 5.294,87 km2, chiếm 1,58% diện tích cả nước và 13,6% diện tích của Đồng bằng sơng cửu Long, bờ biển dài 254 km theo hình chữ V, ơm lấy mũi Cà Mau.
Đồng bằng Cà Mau màu mỡ và bằng phẳng, độ dốc không lớn, độ cao thấp từ 0,5 đến 3m so với mực nước biển, thường xuyên bị ngập nước, có tới 90% diện tích đất ngập mặn có chứa phèn. Cà Mau khơng chỉ độc canh cây lúa mà các loại cây hoa màu, cây lương thực khác cũng rất phát triển.
Như vậy, về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh có lợi thế so sánh so với một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; nếu được khai thác, phát huy đúng mức thì các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh là một thế mạnh quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, mức phát huy còn hạn chế, mới chủ yếu là khai thác các điều kiện tại chỗ như phát triển khai thác chế biến thủy hải sản, triển khai dự án Cụm khí điện đạm Cà Mau, triển khai một số dự án du lịch sinh thái, mà chưa phát huy được yếu tố liên kết vùng do kết cấu hạ tầng kết nối chưa đồng bộ. 2
4.1.3. Bộ máy hành chính Cà Mau
Về bộ máy hành chính, tỉnh Cà Mau hiện có một thành phố và 8 huyện gồm: Thái Bình, U Minh, Trần văn Thời, Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, và Ngọc Hiển.
4.1.4. Dân số và mật độ dân số Cà Mau
Dân số trung bình cả tỉnh Cà Mau năm 2013 là 1.227.329 người, mật độ dân số bình quân 232 người/km-2.
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm 2011 là 0,91; 2012 là 0,89 và năm 2013 là 0,92. (nguồn Cục thống kê Cà Mau, Niên giám thống kê 2013). Qua số liệu tỉ lệ
tăng dân số hàng năm như trên, cho ta thấy Cà Mau có lực lượng lao động dồi dào và sẽ vẫn duy trì phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, chưa có số liệu khoa học thống kê lượng di dân từ Cà Mau đến các trung tâm đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, ... nhưng trong thực tế số lượng này là khá lớn, làm giảm lực lượng lao động tại đia phương.
4.1.5. Khái quát tình hình Kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2014
Kinh tế tăng trưởng ổn định và cao hơn các năm trước, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước cả năm tăng 8,5% (chỉ tiêu năm 2014 tăng 8,5 - 9%; năm 2013 tăng 7,96% và năm 2012 tăng 7,93%). Trong đó, khu vực ngư, nơng, lâm nghiệp tăng 6,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,7%; khu vực dịch vụ tăng 10,4%. 2 Nguồn: Thái Văn Long, 2008, Lịch sử địa phương Cà Mau
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt khoảng 10.300 tỷ đồng (bằng chỉ tiêu), tăng 13,8% so với năm 2013.
Thu ngân sách Nhà nước đến ngày 12/11/2014 được 2.740 tỷ đồng, đạt 52% dự toán, giảm 16% so cùng kỳ. Ước tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) cả năm trên địa bàn tỉnh 3.320 tỷ đồng, đạt 62,64% dự toán HĐND tỉnh giao (5.300 tỷ đồng), giảm 25,3% so cùng kỳ.
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng (có 329 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 888 tỷ đồng), nhưng so cùng kỳ thấp hơn cả về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký (cùng kỳ 379 doanh nghiệp, với tổng số vốn 1.480 tỷ đồng). Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký 3.867 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 22.595 tỷ đồng.
- Giải quyết việc làm, đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Đến ngày 14/11/2014, đã giải quyết việc làm 35.107 lao động, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 5,8% so cùng kỳ; đào tạo nghề 32.709 lao động, đạt 96% kế hoạch, tăng 42% so cùng kỳ. Ước cả năm giải quyết việc làm vượt 10% kế hoạch, tăng 3,2% so năm 2013; đào tạo nghề đạt 100% kế hoạch, bằng 94% so cùng kỳ; tỷ lệ lao động qua đào tạo (không kể bồi dưỡng, truyền nghề) đạt 23% (bằng chỉ tiêu). 3
* Những hạn chế trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau
Tuy tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội như đã nêu, nhưng nghiêm túc rút kết kinh nghiệm từ thực tế, Cà Mau cịn có những hạn chế cụ thể như sau:
- Hiệu quả khai thác tiềm năng và nguồn lực chưa cao, phần lớn còn đang phát triển theo chiều rộng, dẫn đến nhiều tài nguyên sử dụng cịn lãng phí như đất đai, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch. Các hệ sinh thái nhạy cảm và các nguồn lợi tự
nhiên của tỉnh (vùng đất ngập nước, rừng ngập, bãi bồi ven biển, nguồn lợi thủy hải sản..) đang bị suy giảm.
- Chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí trung gian) rất lớn nên hiệu quả của 1 đồng chi phí (GDP/chi phí trung gian) đạt thấp, vì cơng nghiệp của tỉnh chủ yếu là chế biến thủy sản, chi phí mua nguyên liệu rất lớn, giá trị thu nhập và lợi nhuận thấp (so với các nơi khác phát triển công nghiệp công nghệ cao, chi phí trung gian thấp); theo tính tốn cho thấy bình qn 1 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra 0,53 đồng giá trị tăng thêm, trong đó nơng nghiệp thủy sản là 2,16 đồng, cơng nghiệp 0,23 đồng, dịch vụ 1,12 đồng (so với bình quân của cả nước tương ứng là 1,67 đồng, 1,73 đồng, 1,4 đồng và 2,87 đồng). Đây là ngun nhân chính dẫn đến thu nhập bình qn đầu người của tỉnh đạt thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu giữa các ngành trong từng lĩnh vực chưa đồng đều
- Nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Một số vấn đề xã hội vẫn còn bức xúc, kết quả xố đói giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao, đời sống vùng nơng thơn cịn khó khăn.
- Mơi trường, sinh thái có chiều hướng suy giảm, nhiều vấn đề môi trường cấp bách cần tiếp tục giải quyết. 4
4.1.6. Lực lượng lao động tại Cà Mau
Lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) cho thấy tỉ lệ lao động trên dân số qua các năm 2011 đến 2013 đều từ 54% đên 56%, Đây là một tỉ lệ vàng đối với bất kỳ một vùng hay một quốc gia.
Nếu phân loại lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị phân theo loại hình kinh tế, ta có số liệu tại bảng 4.1. kèm theo bảng phụ lục
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy, lực lượng lao động tại Cà Mau chủ yếu là lao động tại các đơn vị ngoài nhà nước chiếm đại đa số, với tỉ lệ từ 93,98% đến 94,34% trong tổng số lượng lao động. Riêng lực lượng lao động làm việc cho khu vực đầu tư nước ngoài rất thấp, chỉ có khoản 0,001%. Điều này cho thấy Tỉnh chưa có nhiều điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh, đồng thời chất lượng của lực lượng lao động có nhiều khả năng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngồi.
Cịn về tỉ lệ lao động thất nghiệp, ta có bảng số liệu 4.2 cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh cao hơn tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước (1,84%), trong đó tỉ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn nam và xu hướng thất nghiệp tại khu vực nơng thơn cao hơn thành thị.
Kèm theo bảng phụ lục
4.1.7. Tình hình giáo dục đào tạo và dạy nghề tại Cà Mau
Theo số liệu báo cáo của Sở GD&ĐT Cà Mau, số lượng học sinh phổ thông trung học đến lớp tăng 56 học sinh so với 5 năm trước (năm 2010) nhưng chỉ đạt 42,27% trên dân số trong độ tuổi đi học. Với tỉ lệ này cho thấy số lượng lao động tham gia vào thị trường lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật sẽ ngày càng cao. Với trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp năm ước 2015 là 3470 người, tăng 880 người so với năm 2010; cịn trình độ cao đẳng ước năm 2015 là 2000 người giảm 200 người so với năm 2010, trong khi số lượng người đi học đại học ngày càng tăng, ước năm 2015 là 2700 người tăng 1.200 người so với năm 2010. Thực trạng này cho thấy, nhu cầu người học đại học ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng người học đại học tăng chưa thể khẳng định chất lượng giáo dục Cà Mau đã tăng, vì trong thực tế số lượng các trường đại học của cả nước cũng tăng rất nhanh, nên cổng trường đã rộng mở hơn đối với người học, đặc biệt là các trường đại học dân lập.
4.1.8. Đặc điểm cơ bản nguồn nhân lực Cà Mau
- Trong quá trình hình thành và phát triển của Cà Mau cho thấy, khơng riêng gì con người Cà Mau mà nói chung cho cả khu vực đồng bằng sơng Cửu Long bao gồm
nhiều sắc tộc, trong đó người Kinh chiếm đại đa số, cịn có người Khmer, người Hoa, người Chăm, người Nùng, Người Thái, … là những người đến đây để khai hoang, lập ấp. Con người ở đây can đảm, gan dạ, mạo hiểm vật lộn với thiên nhiên để xây dựng cuộc sống. Đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó đã giúp họ vượt qua khó khăn thử thách.
- Người Cà Mau nói riêng và người dân đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, thật thà, thẳng thắn, phóng khống, hào hiệp, trọng nghĩa, yêu người, yêu đời, lạc quan, sáng tạo, giàu ước mơ, sống chung thuỷ, khơng vụ lợi, và q trọng tình bạn. Họ khơng thích màu mè, trao chuốt trong lời ăn tiếng nói. Lịng u nước nồng nàn, phẩm chất anh hùng, dám xả thân bảo vệ quê hương, tổ quốc.
- Do điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi, nên con người Cà Mau khơng có nhiều động lực trong học tập để phát triển bản thân, gia đình hay xã hội, do đó chất lượng nguồn nhân lực Cà Mau không cao, chưa đáp đáp được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu cơng nghiệp hố
– hiện đại hoá đất nước như hiện nay. Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo của Cà Mau (thuộc nhóm đồng bằng sông cứu Long) thấp nhất trong cả nước.
- Do cơ chế về ưu đãi nguồn nhân lực có chất lượng cao chung của cả nước chưa thơng thống và nhận định của các cấp lãnh đạo tại địa phương trong thời gian qua chưa thật sự nhận thức đúng về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nên việc thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh chưa được đầu tư đúng mức; chất lượng nguồn nhân lực dù đã có phát triển nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
- Thời gian gần đây, lãnh đạo địa phương đã nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nhưng vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa đưa ra được các giải pháp hữu hiệu để thu hút về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu là một trong những tiêu chí xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Cà Mau thấp. Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) Cà Mau năm 2013 chỉ đạt 53,8 điểm đứng thứ 56/63 tỉnh, thành trong cả nước, và thứ 13 trong khu vực ĐBSCL nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số PCI tương đối thấp.
4.2. Phân tích thực trạng thu hút nguồn nhân lực Tỉnh Cà Mau
Qua đánh giá thực trạng và những hạn chế về kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau, lãnh đạo tỉnh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Cà Mau đã xây dựng chương trình thu hút và đào tạo nguồn nhân lực trong tỉnh từ nhiều năm nay, tuy nhiên kết quả đạt được không cao.
Việc thu hút nguồn nhân lực về tỉnh Cà Mau chủ yếu hướng đến 2 đối tượng chính, đó là: đối tượng người ở ngồi tỉnh Cà Mau, và đối tượng chính là người Cà Mau sau khi hồn thành các chương trình đạo tạo.
Theo số liệu thống kê của cục thống kê Cà Mau, số lượng sinh viên của tỉnh Cà Mau đang theo học các chương trình đào tạo là khá lớn. Kèm theo bảng phụ
lục
Bảng 4.3 cho ta thấy số sinh viên đại học của Cà Mau là rất thấp, nếu khơng có được sự thu hút nguồn nhân lực có chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, so sánh số liệu ở bảng 3.8 do Cục thống kê Cà Mau phát hành (trang 332, 334 và 336) và số liệu ở bảng 4.6 số lượng người Cà Mau đang học tại các trường đại học do Sở Giáo dục và đào tạo Cà Mau thống kê lại có sự khác biệt đáng kể.
Còn số lượng sinh viên cao đẳng lại giảm đáng kể, từ 5.593 sinh viên cao đẳng năm 2012 đã giảm chỉ còn 1.808 sinh viên năm 2013, đây cũng là điều tỉnh cần phải quan tâm. Số lượng sinh viên trình độ cao đẳng giảm một phần do điều kiện khách quan. Theo thông tư 55 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định sinh viên cao đẳng không được học liên thông liên đại học sau 36 tháng tốt nghiệp, và khi thi liên thơng đại học thì phải thi chung với kỳ thi tuyển quốc gia đã là cho số lượng sinh viên này giảm sút đáng kể. Ngồi ra, tỉnh Cà Mau cịn quy định các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh không được tuyển dụng người lao động có trình độ từ cao đẳng trở xuống, nên càng làm cho số lượng suy giảm nghiêm trọng.
Theo lý thuyết đã nêu, trong bất kỳ vùng miền nào thì việc sử dụng nguồn nhân lực địi hỏi phải có nhiều trình độ khác nhau, từ cao đến thấp và tuỳ thuộc vào yêu cầu của công việc mà lựa chọn người làm cho phù hợp với u cầu đó, khơng thể chọn người khơng đủ trình độ để làm, và cũng khơng thể chọn người có trình độ cao để làm một việc đơn giản. Điều đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực kém chất lượng.
Mặt khác, đời sống của người dân Cà Mau chưa cao, nên các gia đình cho con cháu đi học xa nhà ở các tỉnh thành phố lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế,