Tổ chức quản lý và phân loại TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Thực tế kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần đông bắc (Trang 30 - 32)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1.1Tổ chức quản lý và phân loại TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần

ty cổ phần Đông Bắc.

2.1.1.1 Tổ chức quản lý và phân loại TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc. Đông Bắc.

Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ.

a. Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thái biểu hiện

Tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc phân loại theo tiêu thức này bao gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, …

+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy lu, máy trộn bê tông… và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong xây dựng công trình.

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: như Ô tô tải, ô tô con, xe máy dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,…

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý tài chính như máy tính, điều hòa…

Bảng cơ cấu tài sản cố định của công ty cổ phần Đông Bắc.

(ĐVT: 1000VNĐ)

Loại tài sản Năm 2013 Tỷ trọng (% )

- Nhà cửa 6.145.000 22.32

- Máy thi công 12.530.177 45.51

- Phương tiện vận tải 8.287.871 30.1

- Dụng cụ quản lý 91.651 0.33

- Tài sản cố định khác 477.542 1.73

Cộng 27.532.341 100

(Nguồn: bảng kê chi tiết TSCĐ – Phòng kế toán) Qua bảng trên ta thấy: TSCĐ hữu hình của công ty phần lớn là các loại máy móc thiết bị thi công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản (45,51%). Tiếp đến là phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, chiếm tỷ trọng 30,10%, nhà làm việc có tỷ trọng 22,32%...

Với việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản lý TSCĐ và trích khấu hao để phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Ngoài ra đây cũng là cơ sở để kế toán lập sổ chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm TSCĐ khác nhau trong doanh nghiệp.

b. Phân loại TSCĐ hữu hình theo quyền sở hữu

TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.

- TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của công ty, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do nguồn vốn liên doanh.

- TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ đã thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ).

Tài sản cố định hữu hình phân loại theo tiêu thức này bao gồm:

- TSCĐ hữu hình dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như máy móc thi công, phương tiện vận tải….. Đây là những TSCĐ được tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- TSCĐ hữu hình sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ hữu hình sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp như máy tính, điều hòa….

- TSCĐ hữu hình chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ.

d. Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành

TSCĐ hữu hình của công ty cổ phần Đông Bắc hình thành chủ yếu từ các nguồn:

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.

Một phần của tài liệu Thực tế kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần đông bắc (Trang 30 - 32)