CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét hai vấn đề quan trọng phải đối mặt của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên là tăng trưởng thấp hơn do cầu quốc tế thấp hơn từ các đối tác thương mại chính. Nghiên cứu cho thấy Việt Nam nhạy cảm với những thay đổi trong tốc độ tăng trưởng của các đối tác thương mại chính. Phản ứng tăng trưởng GDP của Việt Nam đối với các đối tác thương mại của mình tương ứng với thị phần xuất khẩu ở các khu vực này. Điều này có nghĩa tăng trưởng của Việt Nam rất dễ bị tổn thương do suy giảm trong tăng trưởng của Mỹ. Mơ hình nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách nhằm mục đích thu được lợi ích tăng thêm từ khả năng cạnh tranh. Mặc dù đạt được một số lợi ích về năng lực cạnh tranh trong những năm gần đây, nhưng điều này có thể mang tính chu kỳ và việc cải cách cơ cấu là cần thiết. Với tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế thế giới có thể được dẫn dắt bởi các nền kinh tế mới nổi, các chính sách giúp đa dạng hóa các cơ sở xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước trên và xuất khẩu của Việt Nam có thể có lợi ích từ sự tăng trưởng kỳ vọng mạnh mẽ hơn ở các nước mới nổi trong các năm tới.
Vấn đề thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một số lượng chủ nhà đang lâm vào nợ các khoản vay thế chấp ngày càng tăng. Tác giả sử dụng các kết quả từ mơ hình VAR được phát triển ở phần đầu tiên của bài nghiên cứu như là đầu vào của mơ hình nợ thế chấp q hạn (mortgage delinquency model). Mơ hình nợ thế chấp quá hạn được ước tính bằng cách sử dụng một tập dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả cho thấy nợ xấu trong mơ hình chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, tỷ giá,… và các yếu tố đặc trưng của nội bộ ngân hàng. Chính sách để cải thiện khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng đã được thực hiện và điều này làm tăng cho vay nhưng điều cần thiết là thúc đẩy cho vay thế chấp cho các đối tượng phù hợp. Các hạn chế tín dụng cũng có thể hạn chế khối lượng xuất khẩu nên
các chính sách để tăng cho vay cũng có tác động thương mại trực tiếp.