KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 47)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI

4.1.1 Vị trí địa lý - kinh tế

Tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm trong Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (PTKTTĐPN) có vị trí địa lý và địa giới hành chính được xác định như sau:

 Tọa độ địa lý của tỉnh được xác định từ 10o31’17” đến 11o34’49” Vĩ độ Bắc và từ 106o44’45” đến 107o34’50” Kinh độ Đông.

 Địa giới hành chánh: phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

 Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.902,16 km2, dân số trung bình năm 2004 là 2.185,7 ngàn người, được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm: Tp. Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành và Nhơn Trạch.

Với vị trí địa lý nêu trên, tỉnh Đồng Nai có những lợi thế cơ bản trong phát triển nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, cửa ngõ phía Đơng của TP. Hồ Chí Minh và là cầu nối giữa các tỉnh Đơng Nam Bộ với các tỉnh Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên và cả nước bởi các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc Lộ 1A, Quốc lộ 20 và đường sắt Bắc - Nam, đặc biệt tỉnh còn được xác định là khu vực “bản lề chiến lược”, có vai trị trọng yếu trong phát triển kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng của vùng Phát triển Kinh tế Trọng điểm Phía nam.

Thứ hai, do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa kiến tạo địa hình đồng bằng và cao nguyên nên tỉnh có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi như: địa hình đa dạng, chủng loại đất đai phong phú, khí hậu ơn hịa… để phát triển một hệ sinh thái nơng nghiệp nhiệt đới điển hình cả trồng trọt, chăn ni, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản.

Thứ ba, Tỉnh có tốc độ đơ thị hóa cao, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có nền kinh tế năng động như: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, nên có thị trường tiêu thụ nơng sản rộng lớn nhưng đồng thời sức ép của các đô thị đang ngày càng tác động mạnh đến nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu vực vùng ven các đô thị và các khu công nghiệp.

4.1.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Tỉnh Đồng Nai

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thơn tỉnh Đồng Nai

4.1.2.1.1. Điều kiện khí hậu

Thứ nhất, Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo - gió mùa với tổng lượng bức xạ năm cao và ổn định (390-565 Kcal/cm2/ngày), nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (25,4 - 25,8oC), tổng tích ơn đạt 9.243 - 9.487oC/năm, số giờ nắng cao (2.296 - 2.300 giờ/năm), hầu như khơng có gió bão, sương muối. Do vậy, xem đây là một lợi thế quan trọng trong phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ một cách có hiệu quả. Thứ hai, lượng mưa ở Đồng Nai có xu hướng giảm gần từ Bắc xuống Nam (Định Quán là 2.692 mm/năm, Bình Ba là 1.762 mm/năm) và từ Tây sang Đông (Long Thành là 1.843 mm/năm và La Gi, Hàm Tân là 1.537 mm/năm). Căn cứ vào lượng mưa và thời gian mưa có thể phân tỉnh Đồng Nai thành 3 tiểu vùng khí hậu sau:

 Tiểu vùng phía Bắc, bao gồm: phía Tây huyện Tân Phú, huyện Định Quán và phía Bắc huyện Vĩnh Cửu với lượng mưa bình quân đạt trên 2.500 mm/năm và số ngày mưa từ 150 - 160 ngày/năm.

 Tiểu vùng trung tâm, bao gồm thung lũng sơng La Ngà (phía Đơng huyện Định Qn, Tân Phú), phía Nam huyện Vĩnh Cửu và Bắc huyện Thống Nhất, thị xã Long Khánh và Nam huyện Xuân Lộc, với lượng mưa bình quân từ 2.000 - 2.500 mm/năm và số ngày mưa từ 130 - 150 ngày/năm.

 Tiểu vùng 3 thuộc khu vực Nam QL1, gồm: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, với lượng mưa bình quân từ 1.500 - 2000 mm/năm và số ngày mưa từ 100 - 130 ngày/năm.

Một số khó khăn do khí hậu gây ra đối với sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai cần được chú ý là: (1) Vào tháng IX và tháng X, do mưa lớn và tập trung đã gây tình trạng ngập úng vùng đất thung lũng và đất thấp ven sông lớn, nhất là phần đất cặp ven sơng La Ngà; (2) Vùng đất ở phía huyện Bắc Xuân Lộc (tiếp giáp Hàm Tân) có lượng mưa ít, nắng nhiều nên thiếu nước trầm trọng, chỉ sản xuất 1 vụ trong mùa mưa.

4.1.2.1.2 Địa hình và đất đai

Địa hình: Đồng Nai nằm trong vùng địa hình bình ngun núi sót rải rác, hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và có thể chia thành 3 dạng địa hình chính sau:

Dạng địa hình núi thấp: bao gồm các núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn, có độ cao biến đổi từ 200 – 700 m, độ dốc phổ biến trên 200, chiếm khoảng 8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú và một số ít ở Định Quán, Xuân Lộc, thảm thực vật chính là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.

Dạng địa hình đồi lượn sóng: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh (82%), bao gồm các đồi đất bazan và phù sa cổ, có cao độ biến đổi từ 20 – 150 m, độ dốc phổ biến từ 3 - 8o, thảm thực vật chủ yếu là cây trồng nơng nghiệp.

Dạng địa hình đồng bằng: là các dải đất phù sa hoặc dốc tụ nằm ven theo sông Đồng Nai, nhưng diện tích khơng lớn (chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên tồn tỉnh), có cao độ dưới 20m, độ dốc nhỏ hơn 3o, thảm thực vật chủ yếu là cây trồng ngắn ngày (phần lớn là lúa nước) và rừng ngập mặn (vùng cửa sơng).

Bảng 4.1: Thống kê diện tích Tỉnh Đồng Nai theo độ dốc

(Nguồn: Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO và

quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh)

So với tồn vùng Đơng Nam Bộ và các vùng Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung thì địa hình của tỉnh Đồng Nai bằng phẳng hơn, trong đó độ dốc từ 0-8 độ chiếm 82%, độ dốc từ 8-15 độ chiếm 10% và độ dốc trên 15 độ chiếm 8%, đồng thời sự đa dạng về địa hình có thể xem là một trong những lợi thế để sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng đa canh.

4.1.2.1.3. Đặc điểm đất đai 4.1.2.1.3.1. Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo tài liệu Điều tra, đánh giá tài nguyên đất theo phương pháp FAO/UNESCO của Viện Nơng hóa Thổ nhưỡng xây dựng năm 1996, tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất với 24 đơn vị đất cấp 2 và 64 đơn vị đất cấp 3. Quy mơ diện tích và cơ cấu từng nhóm đất của tỉnh như sau:

Nhóm thứ nhất, nhóm đất xám có diện tích 235.605ha, chiếm 39,8% diện tích tồn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện thị (trừ thị xã Long Khánh), nhưng tập trung nhiều ở Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, TP. Biên Hịa. Loại đất này có khả năng thích nghi với nhiều mục đích sử dụng, từ nơng nghiệp, lâm nghiệp đến xây dựng. Trong nơng nghiệp, đất xám có khả năng thích nghi với nhiều loại cây, nhưng do đất nghèo dinh dưỡng và dễ bị rửa trơi nên q trình sử dụng cần chú ý các biện pháp bồi dưỡng, cải tạo đất.

Bảng 4.2: Diện tích các loại đất tỉnh Đồng

(Nguồn: Sở Tài ngun – Mơi trường tỉnh Đồng Nai, 2014)

Nhóm thứ hai, nhóm đất đen có diện tích 131.604 ha, chiếm 22,3% diện tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở Xuân Lộc, Thống Nhất, Tân Phú, Định Quán và rải rác ở một số huyện thị còn lại. Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu, tầng canh tác nơng nên phần lớn diện tích này đang được sử dụng trồng chuối, canh tác cây hàng năm (đậu nành, thuốc lá, bắp) nhưng khơng có khả năng cơ giới hóa và tỉ lệ sử dụng đất thấp.

Nhóm thứ ba, nhóm đất phù sa có diện tích 27.929 ha, chiếm 4,7% diện tích tồn tỉnh, phân bố ở khu vực đồng bằng ven sông Đồng Nai thuộc địa bàn các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và Tp. Biên Hịa. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, giàu mùn, đạm, kali, nhưng nghèo lân. Do phân bố trên địa hình thấp, thường bị nhiễm phèn và một phần bị ảnh hưởng mặm (Nhơn Trạch, Long Thành). Khả năng sử dụng tuỳ thuộc vào mức độ mặn, trong đó: khu vực khơng mặn thích hợp cho trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản nước ngọt; khu vực nhiễm mặn thích hợp cho ni trồng thủy sản nước mặn, lợ và trồng rừng.

Nhóm thứ tư, nhóm đất gley có diện tích 26.758 ha, chiếm 4,5% diện tích tồn tỉnh, phân bố ở khu vực địa hình thấp, khả năng tiêu thốt nước kém thuộc các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Long Thành, Biên Hòa và Nhơn Trạch. Đất thích hợp cho trồng lúa nước.

Nhóm thứ năm, nhóm đất đỏ có diện tích 95.389 ha, chiếm 16,2% diện tích tồn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện thị (trừ Biên Hòa và Nhơn Trạch), nhưng tập trung ở Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất, Long Khánh, Tân Phú. Đây là loại đất tốt nhất có trên địa bàn tỉnh và Đơng Nam Bộ, có khả năng thích nghi với nhiều loại cây cơng nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, tiêu, điều) và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn diện tích này đang sử dụng cho trồng cao su, phần còn lại trồng cà phê, tiêu và cây ăn trái.

Ngồi 5 nhóm đất có diện tích lớn nêu trên, trên địa bàn tỉnh cịn có 5 nhóm đất khác nhưng quy mô không lớn và phân bố rải rác, đó là: đất nâu 11.377 ha (chiếm 1,9%), đất tầng mỏng 3.180 ha (chiếm 0,5%), đất đá bọt 2.422 ha (chiếm 0,4%), đất cát 613 ha (chiếm 0,1%) và đất loang lổ 139 ha (0,02%). Mỗi loại đất có nguồn gốc hình thành và đặc điểm lý hóa tính cũng như khả năng sử dụng khác nhau, đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng về các loại hình sử dụng đất nơng – lâm nghiệp của tỉnh.

Tóm lại, đất đai của tỉnh Đồng Nai khá đa dạng về chủng loại, trong đó phân theo hàm lượng dinh dưỡng thì có khoảng 44% là các loại đất có chất lượng trung bình và tốt (đất đỏ và một phần đất phù sa), còn lại 46% các loại đất có các yếu tố hạn chế cần chú ý các biện pháp khắc phục trong q trình sử dụng như: đất có tầng mỏng

(< 50 cm) chiếm đến 44% tổng quỹ đất, đặc biệt có khoảng 1/3 quỹ đất có tầng canh tác < 30cm, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu (đất đen); đất gley và bị nhiễm phèn, mặn chiếm khoảng 10% quỹ đất (đất gley, đất phù sa); đất nghèo dinh dưỡng chiếm khoảng 40% quỹ đất (đất xám, đất cát).

4.1.2.1.4. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn

4.1.2.1.4.1. Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được cung cấp bởi hệ thống các sơng suối chính sau:

Sơng Đồng Nai: bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Nam có độ cao khoảng 2.000m với tổng chiều dài 635 km và là con sông lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam (sau hệ thống sơng Cửu Long), có diện tích lưu vực 40.000 km2, lưu lượng bình quân 982 m3/s, tổng lưu lượng dòng chảy năm đạt 31 tỷ m3 nước. Đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai được chia thành 2 phần chính:

Thứ nhất, phần trung lưu: từ Trị An đến ranh giới tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú) và tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 110 km, diện tích lưu vực 11.550 km2. Trên dịng chính của đoạn này có nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng hồ chứa (hiện tại có hồ thủy điện Trị An với dung tích hữu dụng: 2,542 tỷ m3 nước).

Thứ hai, phần hạ lưu: từ sau thác Trị An đến hết địa phần huyện Nhơn Trạch có chiều dài 150 km (tính theo dịng chảy chính), lịng sơng rộng, độ dốc nhỏ. Khi chưa có hồ Trị An, lưu lượng bình quân mùa kiệt (tháng 3 và 4) chỉ đạt 40 - 50m3/s (bằng 3,7% lưu lượng tháng 9), nhưng sau khi có sự điều tiết của hồ thủy điện Trị An đã tăng lưu lượng lên 180 - 200 m3/s, góp phần đẩy mặn và tăng nước ngọt cho khu vực hạ lưu của tỉnh.

Sông La Ngà: là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sơng Đồng Nai có diện tích lưu vực 4.100 km2. Do sơng có nhiều đoạn gấp khúc (hệ số uốn khúc 1,5), cộng với độ dốc lịng sơng nhỏ, đặc biệt là vào các tháng đầu mùa mưa khi cơng trình thủy điện Trị An tích nước, khả năng tiêu thoát nước chậm, đã gây tình trạng ngập úng ở các khu vực địa hình thấp dọc hai bên bờ sơng, cản trở q trình sản xuất nơng nghiệp. Ngược lại, dòng chảy mùa kiệt lại rất nhỏ nên việc khai thác nước phục vụ cho sản

xuất nơng nghiệp khơng lớn, địi hỏi phải có các cơng trình hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng.

Sơng Ray: bắt nguồn từ núi Chứa Chan, chiều dài 88 km, tổng lượng nước toàn lưu vực khoảng 60 triệu m3/năm. Do thảm phủ đã thay đổi nên mùa kiệt có lưu lượng nhỏ, muốn khai thác phải xây dựng hồ đập, nhưng chủ yếu là phục vụ nước cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngồi các sơng kể trên, Đồng Nai cịn có các hệ thống sông suối nhỏ khác như sông Thị Vải, Đồng Tranh, La Bng... có lưu lượng nhỏ, khả năng khai thác nước tưới phục vụ cho nơng nghiệp khơng lớn, địi hỏi chi phí cơng trình lớn.

Tóm lại, nguồn nước mặt của các hệ thống sông thuộc tỉnh Đồng Nai khá dồi dào, nhưng việc khai thác sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp cịn rất hạn chế, do chi phí đầu tư xây dựng cơng trình lớn.

4.1.2.1.4.2. Nguồn nước ngầm

Nước ngầm trên địa bàn tỉnh khá phong phú và có lưu lượng lớn, nhưng phân bố không đều giữa các khu vực. Căn cứ vào khả năng khai thác có thể chia tỉnh thành các tiểu vùng sau:

Vùng thứ nhất, vùng có tiềm năng lớn (khả năng khai thác trên trên 10.000 m3/ngày) bao gồm khu vực Tuy Hạ, nam Long Thành và bắc Biên Hịa.

Vùng thứ hai, vùng có tiềm năng trung bình (khả năng khai thác 3.000 - 10.000 m3/ngày) bao gồm Biên Hòa, bắc Long Thành, Long Khánh, Thống Nhất.

Vùng thứ ba, vùng có tiềm năng nghèo (khả năng khai thác < 3.000 m3/ngày) bao gồm Định Quán, Tân Phú.

Hiện tại người dân trên địa bàn tỉnh đang khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và một phần phục vụ cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

4.1.2.1.4.3. Chế độ thủy văn

Sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đến đập Trị An, đỉnh triều max tại Biên Hòa là 100 cm (tháng IX) và chân triều min là -174 cm (tháng IV), nên có thể tưới tiêu tự chảy trong mùa khô cho các khu vực có cao độ dưới 100 cm; đồng thời mặn theo triều qua sông rạch xâm nhập sâu vào

nội đồng (khơng có đê bao) với độ mặn 4 g/l ở khu vực cửa sông thuộc huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

4.1.2.1.4.4. Tình trạng lũ

Lũ thường xảy ra vào đầu tháng 8 đến tháng 11 do lượng dòng chảy trong thời gian này tăng cao, chiếm trên 80% dòng chảy cả năm (Trị An 81%, Lá Buông 80%) nên ảnh hưởng đến sản xuất ở các vùng đất thấp ven sông.

4.1.2.1.5. Tài nguyên sinh vật 4.1.2.1.5.1. Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2013 của Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Đồng Nai, tồn tỉnh có 152.290 ha rừng, trong đó phân theo chức năng thì rừng sản xuất 78.925 ha (chiếm 52%), rừng phòng hộ 38.467 ha (chiếm 25%) và rừng đặc dụng 34.898 ha (chiếm 23%); phân theo đối tượng rừng thì tự nhiên 112.855 ha (chiếm 74%) và rừng trồng 39.435 ha (chiếm 26%), trong đó rừng nguyên liệu giấy khoảng 25.000 ha). Đặc biệt, Đồng Nai có khu rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên có quy mơ 36.700 ha đang được đầu tư xây dựng thành vườn quốc gia.

Trữ lượng rừng những năm trước 1996 giảm đáng kể, nhưng từ năm 1996 đến nay tỉnh Đồng Nai thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, nên trữ lượng rừng có xu hướng tăng và đến năm 2013 đạt khoảng 5 triệu m3 và 64 triệu cây tre nứa.

Thực vật rừng tự nhiên của Đồng Nai khá đa dạng với 185 lồi, trong đó có 54

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w