NHÓM GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 70)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬ N GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2. GỢ IÝ CHÍNH SÁCH

5.2.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ

5.2.1.1 Quan tâm tới phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển nơng nghiệp

Chính phủ nên quan tâm tới điều chỉnh bổ sung thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Đồng Nai nhằm tạo điều kiện cho nông nghiệp thực hiện tăng trưởng vì đang ở

trạng thái năng suất biên đang giảm dần. Cần có ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn từ nguồn vốn ODA nhằm tạo điều kiện khai thác hiệu quả các khu công nghiệp ở vùng nông thôn và hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất lao động.

5.2.1.2 Giúp người dân được tiếp cận, hỗ trợ nguồn vốn từ hệ thống các ngân hàng trong nước

Để làm được điều này, ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai nên yêu cầu các ngân

hàng lớn trong tỉnh phải đảm bảo cho nông nghiệp nông thôn vay vốn nhiều hơn, hay nói cách khác là phải tăng tỷ trọng cho vay khu vực nông thôn lên cao hơn nữa. Về mặt bằng lãi suất ở các ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp nông thôn nên được điều chỉnh ở mức thấp hơn so với cho vay phi sản xuất và tiêu dùng.

5.2.1.3 Chính sách cho vay vốn phải kết hợp với bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân

Nông dân phải hiểu được cơ chế, chính sách cơ bản về nông nghiệp của Nhà nước để phát triển hoạt động làm nông nghiệp một cách đúng đắn với đường lối phát triển nông nghiệp của Nhà nước. Điều quan trọng không kém là phải nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người nơng dân để họ có thể lựa chọn, ứng dụng các phương pháp kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả. Đồng thời, người nơng dân phải có hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động, hàng hóa tại địa phương để chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

5.2.1.4Cần có sự hợp tác tốt giữa nông dân và doanh nghiệp

Nông dân vi phạm cam kết hợp đồng về cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp xảy ra ở nhiều nơi. Khi nguồn nguyên liệu khan hiếm, các tư thương đẩy giá lên, nông dân sẵn sàng vi phạm hợp đồng bán cho tư thương, doanh nghiệp chế biến sẽ thiếu nguyên liệu, không đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng đã ký. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng được mùa mất giá, mất mùa được giá, tạo nên nỗi ám ảnh đối với người nông dân hiện nay. Để tạo nên sự yên tâm cho cả nhà đầu tư và người nơng dân thì rất cần các chính sách để liên kết doanh nghiệp và người nông dân, đồng thời nhân rộng hơn nữa các mơ hình

liên kết giữa nơng hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

5.2.2.NHĨM GIẢI PHÁP VỀ CƠNG NGHỆ

5.2.2.1 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nơng sản hàng hóa

Tiếp tục thực hiện “Chương trình ứng dụng cơng nghệ sinh học trong nông nghiệp”, mà trọng tâm là tập trung vào các giống cây con chủ lực, bao gồm: cao su, cà phê, điều, cây ăn trái đặc sản, bắp, khoai mì, đậu nành, rau, hoa, cây cảnh, giống bò thịt và bò sữa, giống heo và gia cầm, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản các loại, theo hướng có năng suất và chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng và phát triển phù hợp với từng mơ hình sản xuất, có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng, đặc biệt ưu tiên các giống cây con có khả năng xuất khẩu, trên cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ sở nghiên cứu, nhân và cung ứng giống xác nhận, các giống tốt và sạch bệnh (cây ăn trái, điều, cây lâm nghiệp…) từ tỉnh xuống đến huyện, xã theo hướng xã hội hóa; đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác với các viện, trường trong vùng và cả nước.

Thứ hai, tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách cho nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo, nhân và kể cả nhập nội các giống cây con tốt và chú trọng đào tạo lực lượng cán bộ giỏi và có chính sách thu hút, đãi ngộ thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia công tác nghiên cứu.

Thứ ba, tiếp tục áp dụng chính sách trợ giá giống cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng các giống mới và nghiên cứu và đề xuất các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân, bao gồm chính sách ưu đãi về đất đai, chính sách thuế, chính sách vốn.

5.2.2.2. Tích cực ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật canh tác và đẩy nhanh q trình cơ giới hóa nơng nghiệp, hạ giá thành nông sản:

Hiện nay, giá thành của hầu hết các nơng sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh còn cao, sức cạnh tranh thấp, một phần là do chi phí vật chất chưa hợp lý và còn quá cao, sử

dụng nhiều lao động thủ cơng. Vì vậy, con đường để hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới như: sạ hàng, bón phân hợp lý theo bảng so màu lá, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp IPM và FPR, giảm chi phí phân bón và thuốc trừ sâu cho lúa trong 40 ngày đầu sau khi sạ, sử dụng phân vi sinh và các chế phẩm sinh học…

Thứ hai, tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị để đẩy nhanh q trình cơ giới hóa sản xuất nơng lâm nghiệp, giảm bớt sử dụng lao động thủ cơng trong quy trình canh tác, nâng cao chất lượng nông sản:

Khâu làm đất: Hiện tại, lượng máy cày, máy xới trong tỉnh đủ năng lực đáp ứng yêu cầu làm đất. Từ nay đến năm 2010, chỉ sửa chữa thay thế và hiện đại hóa. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn vay cho các thành phần kinh tế đầu tư thay thế và hiện đại hóa máy móc khâu làm đất.

Khâu gieo sạ lúa: Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí để khuyến khích các HTX và nơng dân sử dụng máy sạ hàng để giảm lượng giống sạ bình quân 1 ha xuống còn dưới 150 kg, tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, làm cỏ, bón phân nhằm giảm chi phí sản xuất đầu vào cho nơng dân.

Khâu bơm tưới: Từ nay đến năm 2010, phấn đấu đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện kết hợp với tăng cường hệ thống bơm dầu để chủ động tưới tiêu trên tồn bộ diện tích canh tác, góp phần ổn định sản xuất và đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái.

Khâu thu hoạch (gặt đập): Đây là khâu có tỉ lệ cơ giới hóa đang ở mức thấp và thường xảy ra tình trạng thiếu lao động trong lúc thời vụ căng thẳng. Hầu hết các loại máy gặt đập hiện có trên thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, năng suất và hiệu quả còn thấp, giá bán cao, nên người dân chưa chấp nhận sử dụng. Vì vậy, đi đơi với việc cần xúc tiến nghiên cứu, chế tạo các loại máy mới, cần tiếp tục cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành các loại máy hiện có, đồng thời có chính sách khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế sử dụng các máy gặt đập có hiệu quả.

Khâu phơi, sấy lúa: Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của các viện, trường, tỉnh Đồng Nai đã tích cực thực hiện chương trình máy sấy lúa, bắp nhưng kết quả đạt được

còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do đầu tư cho máy sấy cao, thời gian sử dụng trong năm ngắn nên thu hồi vốn chậm. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế cũng chưa thực sự khuyến khích người dân và các tổ chức đầu tư máy sấy, chưa hình thành được các tổ chức chun mơn hóa, các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư khâu này để hỗ trợ người sản xuất. Vì vậy, đi đơi với khuyến khích người dân sử dụng sân phơi, chương trình máy sấy của tỉnh cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

Một là, các nhà sản xuất máy sấy cần tiếp tục hạ giá thành máy động lực và hệ thống quạt, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sấy và cải tiến mẫu mã để người dân chấp nhận.

Hai là, khuyến khích các HTX, doanh nghiệp đầu tư sân phơi, máy sấy các loại bằng các nguồn vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay để hỗ trợ người dân trong vùng.

Ba là, tuyên truyền, tập huấn để người dân hiểu hơn về cơng nghệ và lợi ích của sấy lúa, từ đó yên tâm đầu tư máy sấy; đồng thời hỗ trợ vốn tín dụng với mức vay trên tài sản thế chấp cao hơn hiện nay và thời gian vay thích hợp.

5.2.2.3. Tăng cường hơn nữa cơng tác khuyến nông – lâm - ngư, đẩy nhanh q trình xã hội hóa về chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Thứ nất, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông – lâm - ngư, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn có hiệu quả cao. Đặc biệt, đưa chương trình đào tạo nghề cho nơng dân vào các trường và các trung tâm dạy nghề.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến nơng trọng điểm và chuyên sâu, nhằm chuyển giao nhanh những kết quả nghiên cứu về giống, các mơ hình sản xuất có hiệu quả trên từng vùng sinh thái, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Thứ ba, củng cố mạng lưới khuyến nơng từ tỉnh xuống đến xã trên cơ sở tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cấp huyện, bố trí cán bộ khuyến nơng chun trách nông nghiệp cho xã, tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông và cộng tác viên cơ sở nhằm làm tốt vai trị hướng dẫn nơng dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Thứ tư, tăng cường kinh phí đầu tư từ ngân sách, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước cũng như kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp vào công tác khuyến nông.

Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, các đồn thể, các cơ quan thơng tin đại chúng, trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, thực hiện xã hội hóa cơng tác khuyến nơng.

5.2.3 NHĨM GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐỘNG

Các khu công nghiệp Đồng Nai tập trung gồm nhiều cơng ty vốn nước ngồi, hiện đang có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với 867 dự án FDI thu hút vốn là 14.539 triệu USD (khoảng 90 % vốn) so với 325 dự án/35.085 tỷ đồng vốn trong nước do vậy số lao động Việt Nam đang làm việc cho các nước ngoài đang rất nhiều (doanh nghiệp Hàn Quốc khoảng 120 ngàn, Đài Loan: 62,7 ngàn, Trung Quốc: 59,5 ngàn, Nhật: 41,2 ngàn, Việt Nam: 30,8 ngàn, còn lại là các nước khác). Riêng năm nay, các doanh nghiệp Nhật Bản cần tới 10.000 lao động Việt Nam, lĩnh vực được tuyển dụng nhiều là nông nghiệp và chế biến thủy - hải sản. Do đó, nhu cầu lao động tại tỉnh Đồng nai còn rất nhiều nhưng thị trường lao động ờ Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung đang thiếu hụt lao động có kỹ năng cao ở các cấp độ; trong khi đó thị trường lao động địi hỏi người lao động phải luôn luôn nâng cao kỹ năng nghề để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của công nghệ sản xuất hiện đại, đòi hỏi của thực tiễn. Trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có kỹ năng nghề cao còn thấp. Chất lượng lao động ở Đồng Nai có sức cạnh tranh chưa như mong muốn.

Nhìn nhận một cách tổng quát, sự phát triển của nền kinh tế Đồng Nai trong giai đoạn vừa qua cho thấy những thay đổi về mặt cơ cấu kinh tế được phản ánh trong việc gia tăng tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP. Tuy vậy, đặc trưng vẫn là sử dụng nhiều lao động có tay nghề thấp, thị trường lao động bị phân mảng, vẫn tồn tại khá lớn tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động, người sử dụng lao động vẫn không thể tuyển đủ lao động có kỹ năng cao, hệ thống đào tạo cũng không thể theo kịp tốc độ thay đổi của cầu lao động.

Từ thực tiễn trên đòi hỏi tỉnh Đồng Nai cần nhanh chóng triển khai các hoạt động để thực hiện chiến lược về nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động – là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi kinh tế cũng như sự tăng trưởng thành công của tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao kỹ năng nghề cho lực lượng lao động thúc đẩy việc làm có năng suất ở tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức chung của các cấp, các ngành, toàn xã hội và huy

động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào hoạt động dạy nghề. Phát triển lực lượng lao động kỹ năng cho một nền kinh tế công nghiệp không phải là việc của riêng Nhà nước mà đòi hỏi sự thay đổi về hành vi của tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển kỹ năng như người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo, người học và toàn xã hội.

Hai là, quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên phạm vi toàn quốc

theo các vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương; đặc biệt là quy hoạch các nghề trọng điểm và các trường có nghề trọng điểm nhằm tạo điều kiện để công tác đào tạo, dạy nghề phát triển tập trung, định hướng, đảm bảo cung ứng đủ công nhân kỹ thuật lành nghề tại chỗ cho các doanh nghiệp, nhất là ở các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khắc phục tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động kỹ thuật hiện nay, giảm sức ép di chuyển lao động giữa các vùng miền.

Ba là, nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:

đổi mới đồng bộ các quy định liên quan về tiêu chuẩn giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, kiểm định chất lượng; hồn thiện nội dung, chương trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và quốc tế để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; gắn rèn luyện kỹ năng thực hành với rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, tính năng động và sức sáng tạo, trong đó người học phải được va chạm với thế giới cơng việc trước cả khi tốt nghiệp.

Bốn là, hồn thiện hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho

người lao động để không chỉ thiết lập hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng làm cơ sở phát triển kỹ năng kỹ thuật phù hợp với thế giới công việc thông qua một hệ thống được kết nối tốt hơn, mà cịn nhằm cơng nhận trình độ kỹ năng cho người lao động có kỹ

năng nghề đã tích lũy trong quá học tập và sản xuất, kinh doanh mà chưa được công nhận hoặc sử dụng, tăng cơ hội việc làm cho người lao động có kỹ năng nghề cũng như thúc đẩy và tạo thuận lợi cho cá nhân trở lại hệ thống giáo dục, đào tạo chính quy. Việc hình thành hệ thống đánh giá kỹ năng sẽ tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển lực lượng lao động; hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo trong việc lập kế

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w