KHUNG PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 35)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 KHUNG PHÂN TÍCH

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

3.2.1Sự cần thiết của việc phỏng vấn tay đôi.

Người nghiên cứu cần phải thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính, qua việc phỏng vấn tay đôi, với các chuyên gia và những người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, để xác định được các yếu tố thực tế tác động đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân trong môi trường xã hội Việt nam hiện nay, để có được bảng câu hỏi chính xác, áp dụng cho việc khảo sát dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

3.2.2Phỏng vấn tay đôi.

3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn.

Số lượng mẫu được chọn là 10 mẫu cho mỗi đối tượng mẫu. Đối tượng được chọn cho phỏng vấn được chia làm hai dạng, dạng thứ nhất là các chuyên gia, bác sỹ hoạt động tại các trung tâm y tế lớn tại Tp Hồ Chí Minh, cụ thể như là: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại Học Y Dược, bệnh viện Nhân Dân Gia Định, bệnh viện 115, trung tâm chẩn đốn hình ảnh Hịa Hảo, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Quận 10, bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng được chọn cho phỏng vấn dạng thứ hai là những người có độ tuổi từ 40 trở lên, có khả năng tự quyết định việc có thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hay không. Đối tượng chuyên gia, bác sỹ được chọn thông qua các mối quan hệ xã hội của người nghiên cứu, họ được đặt cuộc hẹn trước, người nghiên cứu có 3o phút cho mỗi cuộc phỏng vấn tay đôi với giới chuyên gia, bác sỹ. Đối với đối tượng thứ hai, những người có khả năng tự quyết định việc thực hiện hay không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, người nghiên cứu lấy từ hai nguồn khác nhau. Nguồn thứ nhất được lấy từ danh sách của các bệnh viện và trung tâm y tế, nguồn này là những người có thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện và trung tâm y tế, nguồn thứ hai được chọn một cách ngẫu nhiên theo các tiêu chí mà nghiên cứu đặt ra, từ khu dân cư của phường 15 quận 10 Tp Hồ Chí Minh, nguồn này là những người không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Số lượng mẫu được chọn đối với các chuyên gia, bác sỹ là 10 mẫu, số

lượng mẫu được chọn cho những người có khả năng tự quyết định việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là 10 mẫu.

3.2.2.2 Ý nghĩa của mẫu được chọn.

Với đối tượng mẫu là giới chuyên gia, bác sỹ, người nghiên cứu chọn đối tượng này để phỏng vấn để tìm hiểu kỹ và chi tiết hơn trong lĩnh vực chuyên môn về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện và các trung tâm y tế hiện nay trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Cũng từ ý kiến của các chuyên gia và bác sỹ, người nghiên cứu biết được đối tượng nào thường thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, độ tuổi của họ là bao nhiêu, họ thường hoạt động trong những lĩnh vực nào, hiệu quả phát hiện bệnh của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là bao nhiêu, chất lượng dịch vụ mà các bệnh viện, trung tâm y tế hiện nay cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ như thế nào, đối tượng nào phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Với đối tượng mẫu là những người có khả năng quyết định có hay khơng việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, người nghiên cứu muốn biết họ có thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hay khơng, họ thực hiện trong tình trạng sức khỏe như thế nào, tại sao họ thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tại sao họ không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao lâu rồi họ chưa đi khám bệnh, họ có hiểu được lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hay khơng, họ có thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nếu dịch vụ này được cung cấp miễn phí hay khơng, họ có sẵn sàng đánh đổi sức khỏe để tăng thêm thu nhập hay không, thông tin về nhân thân của họ, việc làm của họ hiện nay, mức thu nhập của họ hiện nay.

3.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn.

Cho mỗi đối tượng phỏng vấn, người nghiên cứu chuẩn bị trước các câu hỏi theo các nhóm mục tiêu mà người nghiên cứu muốn đạt được, thông thường đó là những câu hỏi mở, khi thực hiện phỏng vấn các câu hỏi được đưa ra theo trình tự ý muốn của người nghiên cứu, nhưng người nghiên cứu sẽ chủ động mở rộng các câu hỏi khi bắt gặp những yếu tố mới trong phần trả lời của đối tượng được phỏng vấn, người nghiên cứu sẽ giải thích cho đối tượng được phỏng vấn những khái niệm mà

hai bên chưa hiểu rõ ý nhau và ngược lại, tất cả quá trình phỏng vấn sẽ được ghi nhận lại chi tiết để phục vụ cho công tác thống kê sàng lọc thông tin sau phỏng vấn. 3.2.2.4 Bảng câu hỏi cho giới chuyên gia, bác sỹ.

Hệ thống câu hỏi dùng cho chuyên gia và bác sỹ được chia thành ba nhóm câu hỏi

. - Nhóm câu hỏi để biết được thành phần xã hội của những người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Nhóm câu hỏi để biết được quá trình thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Nhóm câu hỏi để biết được chất lượng dịch vụ mà bệnh viện, các trung tâm y tế cung cấp cho người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ.

3.2.2.5 Bảng câu hỏi dùng cho người tham gia, có khả năng quyết định thực hiện hay khơng thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Hệ thống câu hỏi dùng cho người tham gia, có khả năng quyết định thực hiện hay không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ được chia thành ba nhóm câu hỏi sau:

- Nhóm hỏi về nhân thân của người tham gia phỏng vấn. - Nhóm hỏi về ý thức về sức khỏe.

- Nhóm hỏi về hiểu biết về tác dụng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, có thực hiện hay khơng thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tại sao thực hiện và tại sao không thực hiện.

3.2.2.6 Phương pháp tổng hợp thông tin từ các cuộc phỏng vấn.

Người nghiên cứu tổng hợp thơng tin bằng phương pháp thống kê theo từng tiêu chí của từng dạng mẫu phỏng vấn ( mẫu phỏng vấn có hai dạng: giới chuyên gia, bác sỹ và các cá nhân có khả năng quyết định thực hiện hay khơng thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. ) tính tỉ lệ phần trăm đạt được của từng tiêu chí trong tổng thể các tiêu chí của nhóm câu hỏi của từng dạng mẫu phỏng vấn.

Đối với nhóm câu hỏi người nghiên cứu cần tìm hiểu về tình trạng sức khỏe, bệnh tật, chất lượng dịch vụ được cung cấp từ các bệnh viện và trung tâm y tế, trạng

thái tâm lý của người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, người nghiên cứu sẽ thực hiện so sánh, thống kê theo nội dung trùng khớp của dạng mẫu là các chuyên gia, bác sỹ với dạng mẫu là các cá nhân có khả năng quyết định việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và được tính bằng tỉ lệ phần trăm.

Đối với những yếu tố khác biệt mang tính đặc trưng từ những cuộc phỏng vấn đối với các dạng mẫu, người nghiên cứu sẽ đưa vào phương trình hồi quy trong phần nghiên cứu định lượng nếu các yếu tố này có thể đo lường và khảo sát được trong phạm vi của nghiên cứu này.

Qua đó người nghiên cứu sẽ rút ra được những kết luận cần thiết từ phương pháp nghiên cứu định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đồng thời kết hợp với các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, người nghiên cứu sẽ đưa ra được phương trình hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân, để phục vụ cho phần nghiên cứu định lượng, tìm ra xu hướng tác động của các yếu tố.

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.1Mơ hình hồi quy.

Qua các cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan như trên , cùng với sự quan sát và nhận thức của người nghiên cứu về tình hình xã hội Việt nam hiện nay. Người nghiên cứu đưa ra mơ hình hồi quy kỳ vọng như sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +β3X3i +β4X4i +β5X5i +β6X6i + β7X7i + β8X8i + β9X9i + ε 3.3.1.1 Giải thích các biến.

Yi: là biến phụ thuộc, nhận giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 tức là không thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Giá trị 1 tức là có thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các biến phụ thuộc nhằm giải thích các yếu tố tác động đến việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân là: X1, X2, , X3 , X4 , X5 , X6 , X7 , X8 , X9

X1: Tuổi của người tham gia. Đây là một biến liên tục, được đo lường bằng số năm.

X2: Giới tính, biến này nhận giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 1 tức là nam, giá trị 0 tức là nữ.

X3: Tình trạng hơn nhân, biến này thể hiện người tham gia đã lập gia đình hay cịn độc thân. Biến này nhận giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 tức là độc thân, giá trị 1 tức là đã lập gia đình.

X4: Tình trạng việc làm. Biến này thể hiện người tham gia là người làm việc tự do hay là làm việc cho một cơ quan, tổ chức. Biến này nhận giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 tức là làm việc tự do, tự kinh doanh, tự làm chủ, thất nghiệp. Giá trị 1 tức là làm việc cho một cơ quan, tổ chức nào đó.

X5: Trình độ giáo dục. Biến này được chia thành hai nhóm, được tính theo số năm đi học, nhóm có số năm đi học < 12 năm, nhóm có số năm đi học >= 12 năm. Biến này nhận giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 tức là có số năm đi học < 12 năm, giá trị 1 tức là có số năm đi học >= 12 năm.

X6: Thu nhập. Biến này được chia làm hai nhóm, nhóm có thu nhập < 10 triệu VND/ tháng , nhóm có thu nhập >= 10 triệu VND/ tháng. Biến này nhận gia trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 tức là có thu nhập < 10 triệu VND/ tháng, giá trị 1 tức là có thu nhập >= 10 triệu VND/ tháng.

X7: Tiền sử bệnh. Biến này thể hiện người tham gia có bệnh mạn tính, bệnh bẩm sinh hay khơng. Biến này nhận hai giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 tức là khơng có bệnh mạn tính hay bẩm sinh, giá trị 1 tức là có bệnh mạn tính hoặc bệnh bẩm sinh.

X8: Tác động của chi phí kiểm tra sức khỏe định kỳ đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân. Khơng tác động nhận giá trị 0, có tác động nhận giá trị 1.

X9: Tác động của thời gian kiểm tra sức khỏe định kỳ đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân. Không tác động nhận giá trị 0, có tác động nhận gia trị 1.

ε: Sai số ngẫu nhiên, thể hiện các yếu tố tác động lên biến Y mà ta không quan sát được.

Các biến trong mơ hình được thu thập theo những thơng tin như sau: Các biến trong mơ hình thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ

Các biến trong mơ hình

Y

Thơng tin khảo sát

Tên Diển giải

Kiểm tra sức khỏe

định kỳ Có = 1, khơng = 0

X1 Tuổi Năm sinh

X2 Giới tính Nam = 1, Nữ = 0

X3 Tình trạng hơn nhân Độc thân = 0, lập gia đình = 1

Tự doanh, thất nghiệp = 0, làm việc cho

X4 Tình trạng việc làm X5 Trình độ giáo dục X6 Thu nhập X7 Tiền sử bệnh tổ chức = 1

Số năm đi học < 12 = 0, số năm đi học >= 12 = 1

Thu nhập < 10 triệu = 0, thu nhập >= 10 triệu = 1

Khơng có bệnh mạn tính, bẩm sinh = 0, có = 1

Tác động của chi phí

X8 kiểm tra sức khỏe Không tác động = 0, tác động = 1 Tác động của thời gian

X9 kiểm tra sức khỏe Không tác động = 0, tác động = 1

Vì biến phụ thuộc Y là biến dummy, chỉ nhận hai giá trị 0 hoặc 1. Mục tiêu nghiên cứu trong phần định lượng là phân tích xu hướng tác động của các yếu tố, tức là nghiên cứu sẽ thực hiện việc dự báo xác suất xảy ra việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, dựa vào các thông tin từ các biến độc lập, như là độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng hơn nhân, tiền sử bệnh, tác động của thời gian kiểm tra sức khỏe định kỳ,tác động giá của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ,

phương thức thanh tốn, tình trạng việc làm, và đo lường mức độ tác động của biến độc lập lên việc thay đổi xác suất mà người dân thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ . Vì vậy để phù hợp với dạng thức của biến phụ thuộc Y và mục tiêu nghiên cứu phần định lượng, nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy logistic. Mơ hình này được nhà thống kê học David R. Cox phát triển vào thập niên 1970s.

3.3.2Thiết kế khảo sát.

3.3.2.1 Số lượng mẫu.

Khảo sát về việc thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân, được thiết kế như một khảo sát đại diện đối với người 40 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Về nguyên tắc, mỗi cá nhân trong mẫu điều tra cần phải có xác suất được chọn như nhau. Điều này cho phép sử dụng dữ liệu thu thập được để suy luận về tổng thể đằng sau đó. Tuy nhiên khảo sát này lại áp dụng cách chọn mẫu thuận tiện có phân tầng, khảo sát cố gắng đa dạng hóa các đặc điểm nhân khẩu, tình trạng việc làm,trình độ học vấn, mức thu nhập trong mẫu khảo sát, vì vậy nghiên cứu ưu tiên khảo sát trong các quận huyện sau của Tp HCM: Quận 1, Quận 10, Quận Tân Bình. Số bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng là 300, chia đều cho mỗi quận. Có 44 mẫu trả lời khơng hợp lệ. Các mẫu bị loại do người được điều tra không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc trả lời cùng lúc tất cả các lựa chọn, số mẫu khảo sát hợp lệ còn lại 256, số liệu được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau:

Khu vực Số mẫu khảo

Số liệu mẫu khảo sát

Số mẫu hợp Số mẫu Phần

khảo sát sát lệ lỗi trăm

Quận 1 100 90 10 90%

Quận 10 100 88 12 88%

Quận TB 100 78 22 78%

Tổng 300 256 44

Tỉ lệ tổng thể của khảo sát đạt 85% , đây là tỉ lệ phiếu đạt yêu cầu đáng khích lệ đối với người nghiên cứu. Tuy mức độ phần trăm của số mẫu hợp lệ giữa các

quận có sự chênh lệch, nhưng không lớn lắm, mức độ chênh lệch giữa quận 1 ( là quận có tỉ lệ phần trăm đạt cao nhất ) với quận Tân Bình ( là quận có tỉ lệ phần trăm đạt thấp nhất ) là 12 điểm phần trăm.

3.3.2.2 Phương pháp lấy mẫu.

Với phần nghiên cứu định lượng, theo giới chuyên gia và bác sỹ, đối tượng cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, phải thường xuyên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là giới trung niên từ bốn mươi tuổi trở lên, vì thế đối tượng nghiên cứu của đề tài này là giới trung niên từ bốn mươi tuổi trở lên. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện có phân tầng. Để đáp ứng được tính đa dạng trong cấu trúc dân số tại Tp Hồ Chí Minh, tất cả các thành phần dân cư đều được khảo sát, ba quận của Tp Hồ Chí Minh sẽ được chọn lấy mẫu đó là: quận 1, quận 10, quận Tân Bình. Chọn mẫu ngẫu nhiên ở những nơi đông người, siêu thị, công viên, bệnh viện, khu dân cư tập trung ( các khu chung cư, các tòa nhà…), số lượng mẫu được lấy là 300 mẫu, phân bố đều cho mỗi quận là 100 mẫu. Với mức chi phí kiểm tra sức khỏe

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w