KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 46)

4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

4.1.1Bảng tổng hợp phỏng vấn tay đơi với giới chun gia, bác sỹ.

Tiêuchí Yếu tố ảnh hưởng đến quyết Ý kiến chuyên gia, bác sỹ phỏng vấn định

kiển tra sức khỏe định kỳ

Số ý kiến tán thành Tỉ lệ phần trăm Từ 40 tuổi trở lên 7 70% Có thu nhập khá 8 80%

Đối tượng Thường là nữ 6 60%

tham gia Trình độ giáo dục trên PTTH 6 60% Làm việc cho các cơ quan, tổ

chức 9 90% Bệnh phụ nữ 4 40% Tình trạng Bệnh lão 4 40% sức khỏe Chất lượng dịch vụ Bệnh mạn tính 9 90% Bệnh bẩm sinh 9 90%

Thời gian chờ lâu 7 70%

Chi phí cao 6 60%

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, trong nhiều yếu tố mà các chuyên gia và bác sỹ đề cập đến, các yếu tố trên được hầu hết các chuyên gia, bác sỹ cùng đồng ý. Như khi nói đến vấn đề độ tuổi thường tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, 70% số chuyên gia, bác sỹ đồng ý rằng độ tuổi trung bình là từ 40 tuổi trở lên. Theo các chuyên gia về sức khỏe, những người từ độ tuổi bốn mươi trở lên cần được đặc biệt quan tâm và chăm sóc về sức khỏe. Bởi ở độ tuổi này sức đề kháng và khả năng hấp thu dinh dưỡng đã giảm nhiều, các chức năng của cơ thể cũng khơng cịn hoạt động tốt như trước, do đó người ở độ tuổi này rất dễ mắc bệnh. Ở nữ giới trong độ tuổi

này thường mắc các bệnh như: loãng xương, ung thư vú, ung thư tử cung, cao huyết áp, xương khớp, nhiễm khuẩn đường sinh sản, ở nam giới trong độ tuổi này thường mắc phải các bệnh như: mỡ máu, huyết áp, dạ dày, cột sống, tiểu đường, nhồi máu cơ tim,…Các chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng với những người từ độ tuổi bốn mươi trở lên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên cho dù có bệnh hay không, việc làm này không chỉ để đảm bảo cho sức khỏe hiện tại mà còn sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí trong điều trị. 80% chuyên gia, bác sỹ đồng ý rằng những người tự nguyện tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ đều là những người có thu nhập khá, thường từ 10 triệu VND/ tháng trở lên. 60% chuyên gia, bác sỹ đồng ý rằng nữ giới thường tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn nam giới, vì từ độ tuổi 40 trở lên, nữ giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Đối với những người có trình độ giáo dục trên bậc trung học, họ có ý thức tốt hơn về sức khỏe của mình, đồng thời họ có nhiều điều kiện hơn đối với những người có trình độ giáo dục dưới bậc trung học về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, 60% chuyên gia và bác sỹ đều đề cập và đồng ý về yếu tố này. Hiện nay ở nước ta đối tượng tự nguyện tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ cịn khá ít, hầu hết các cá nhân tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ là theo yêu cầu của cơ quan tổ chức nơi họ làm việc, 90% ý kiến của giới chuyên gia và bác sỹ được phỏng vấn đều đồng ý về yếu tố này.

Theo như các cuộc phỏng vấn với giới chuyên gia, bác sỹ, những người có bệnh mạn tính, bệnh bẩm sinh ( đọc thêm ở phần phục lục về bệnh mạn tính và bệnh bẩm sinh ), họ phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sỹ, đây là một việc làm bắt buộc để theo dõi diễn tiến của bệnh, nhằm có phát đồ điều trị thích hợp, 90% giới chuyên gia, bác sỹ đều nêu ý kiến về yếu tố này và đồng tình với nó.

Về vấn đề chất lượng dịch vụ mà các bệnh viện, trung tâm y tế cung cấp cho người tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Tp Hồ Chí Minh, qua những cuộc khảo sát, phỏng vấn, hầu hết giới chuyên gia và bác sỹ đều cho rằng, về hiệu quả của việc ngăn ngừa bệnh tật thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, trình độ của

chúng ta hiện nay ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới, những người tham gia kiểm tra sức khỏe hầu hết đều tin tưởng về kết quả mà họ nhận được từ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Có hai yếu tố lớn hiện nay của các hệ thống bệnh viện và các trung tâm y tế luôn làm ảnh hưởng đến quyết định tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân, đó là thời gian chờ đợi lâu, chi phí cho việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của đa số người dân, với yếu tố chờ đợi lâu đến 70 % chuyên gia, bác sỹ đề cập đến vấn đề này, với yếu tố chi phí của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ còn cao so với thu nhập bình qn của người dân có đến 60% giới chuyên gia, bác sỹ có ý kiến về vấn đề này, hai yếu tố này tác động khá mạnh đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân, vì lúc này họ chưa có triệu chứng bệnh nên tâm lý trì hỗn thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là khá lớn, nếu khơng có động cơ khuyến khích hay bắt buộc, họ thường xun khơng thực hiện cho đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Theo ý kiến của các chuyên gia,bác sỹ, để người dân chủ động trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và hiểu được các lợi ích có được từ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, địi hỏi người dân cần phải có một kiến thức nhất định về các cách bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống qua những hoạt động, ăn uống mỗi ngày, hiểu được và phân biệt được hiệu quả của việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật và điều trị bệnh tật, nếu người dân hiểu được hiệu quả của việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, cuộc sống của họ sẽ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn rất nhiều, nếu người dân không phân biệt được hiệu quả của việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật với điều trị bệnh, họ không bao giờ tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ bệnh, họ chỉ đến bệnh viện, các trung tâm y tế khi bệnh đã phát tác, biểu hiện ra bằng những cơn đau, sức khỏe của họ lúc này đã bị giảm đi rất nhiều, và chi phí điều trị cũng tăng lên.

4.1.2Bảng tổng hợp phỏng vấn tay đơi với người có khả năng quyết định việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tiêuchí Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

Ý kiến người dân

Sốý

phỏng vấn kiển tra sức khỏe định kỳ kiến

tán thành Tỉ lệ phần trăm Ý thức về sức khỏe, tìm hiểu thơng tin về

Quan tâm nhiều đến sức khỏe Tập thể thao

Khơng dùng chất gây hại

8 7 5 80% 70% 50%

sức khỏe, Thực hiện an tồn thực phẩm 3 30% không dùng

chất gây hại

Không đồng ý làm việc trong môi trường độc

hại 7 70%

Đồng ý làm việc trong môi trường độc hại 3 30% Hiểu, sẵn sàng

chi tiêu cho việc thực hiện

Tự nguyện thực hiện kiểm tra sức khỏe Thực hiện theo cơ quan, tổ chức

Sẵn sàng thực hiện nếu chi phí giảm

3 5 6 30% 50% 60%

kiểm tra sức Sẵn sàng thực hiện nếu được tài trợ 8 80% khỏe định kỳ Sẵn sàng thực hiện nếu không chờ đợi lâu 7 70% Lý do thực hiện, không thực hiện Khơng thích chờ đợi Chưa cần thiết Chi phí cao 7 2 7 70% 20% 70%

kiểm tra sức Sợ đề cập tới bệnh tật 2 20%

Qua bảng tổng hợp các tiêu chí trong cuộc phỏng vấn giữa người nghiên cứu với những người có khả năng quyết định tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, ta thấy rằng, hầu hết những người được hỏi đều quan tâm đến sức khỏe của mình,

chiếm 80% số người được hỏi, họ cũng có những hành vi duy trì và bảo vệ sức khỏe của mình như tập thể thao chiếm 70% số người được hỏi, khơng dùng chất gây hại, chất kích thích chiếm 50% số người được hỏi. Hầu hết những người luôn quan tâm đến sức khỏe của mình, họ ln tìm một phương thức nào đó, phù hợp với môi trường và điều kiện của họ để đảm bảo sức khỏe cho mình, họ khơng cịn suy nghĩ về sức khỏe như là cái gì đó khơng thể kiểm sốt được, do may mắn hoặc khơng may mắn mà ta được khỏe mạnh hay bị ốm đau. Họ sẵn sàng từ bỏ môi trường lao động độc hại để đảm bảo cho sức khỏe của mình, họ tin rằng họ sẽ tìm được việc khác với mơi trường làm việc tốt hơn,

Với những người có trình độ học vấn cao hơn ( trên bậc Phổ thông trung học ) , với mức thu nhập hàng tháng tốt hơn( thường là trên 10 triệu đồng/ tháng ), ngồi những hoạt động có lợi cho sức khỏe, họ còn tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, họ hiểu được về việc làm thế nào để hạn chế rủi ro bệnh tật, họ nghĩ rằng họ làm như vậy tức là họ sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tuy nhiên hầu hết những người này hiện nay tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chương trình của nơi họ làm việc, chiếm 50% số người được phỏng vấn.

Với những người có trình độ học vấn trên trung học, mức thu nhập từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên nhưng họ là những người hoạt động kinh doanh tự do, tự làm cho riêng mình, họ ln quan tâm đến sức khỏe của mình, họ tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe, nhưng họ chưa sẵn sàng chi trả cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đối với họ còn nhiều yếu tố làm họ đắn đo trong quyết định của mình, các yếu tố họ thường đề cập đến như là, hiện nay việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là chưa cần thiết đối với họ, thời gian chờ đợi cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện, trung tâm y tế làm họ tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hiện nay còn cao, với chi phí này họ chỉ sẵn sàng thực hiện khi có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Họ có ý thức về việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng ln trì hỗn nó mỗi khi đề cập đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe định kỳ hiện nay chưa là vấn đề cấp thiết đối với họ. Nhưng khi được hỏi nếu chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hiện nay giảm còn một

nữa, có đến 60% nói là sẽ thực hiện ngay việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu việc kiểm tra sức khỏe định kỳ được tài trợ ( họ không mất chi phí khi thực hiện ) 80% trong số họ sẽ thực hiện ngay việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. 70% sẽ thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu họ không mất quá nhiều thời gian cho việc này. Qua đó ta thấy yếu tố giá của việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, yếu tố thời gian chờ đợi tác động đến quyết định có thực hiện hay không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Vì dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ là một loại hình dịch vụ đặc biệt, người sử dụng dịch vụ này sẽ khơng có cảm nhận trực tiếp khi sử dụng dịch vụ, nếu khi sử dụng dịch vụ không phát hiện được bệnh vì họ khơng có bệnh, trạng thái tâm lý của họ trước và sau khi sử dụng dịch vụ đều như nhau, và họ nghĩ rằng họ đã chi tiêu vơ ích cho dịch vụ này. Nếu khi sử dụng dịch vụ này bệnh của họ được phát hiện, tùy theo mức độ nặng, nhẹ, trạng thái tâm lý của họ sẽ buồn hơn so với trước khi sử dụng dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ, họ có suy nghĩ tiêu tốn chi phí để tìm kiếm những điều khơng may và buồn phiền. Hồn tồn khác với việc sử dụng dịch vụ y tế cho việc điều trị bệnh, khi họ đến với bệnh viện, trung tâm y tế khi đang bị bệnh, triệu chứng của bệnh đã được thể hiện trên cơ thể họ, như đau đớn, khó chịu, nguy hiểm tính mạng…họ sẵn sàng chi trả để cơ thể họ hết đớn đau, hết khó chịu, tính mạng khơng cịn bị nguy hiểm, hết bệnh tật, họ chi trả và cảm nhận được trực tiếp lợi ích của dịch vụ y tế mà họ đã sử dụng. Nhưng đối với dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ thì họ khơng cảm nhận được lợi ích của việc sử dụng dịch vụ một cách trực tiếp như vậy. Họ đang trong trạng thái khỏe mạnh, họ lo lắng, sợ hải khi đề cập đến bệnh tật trên chính bản thân họ. Đây là một rào cản mang tính tâm lý rất lớn cho loại hình dịch vụ này.

4.1.3Bảng tổng hợp chung của hai đối tượng phỏng vấn là giới chuyên gia, bác sỹ với người có khả năng thực hiện quyết định việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Yếu tố tác động đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người

Tổng hợp ý kiến dân Chuyên gia,bác sỹ người dân Từ 40 tuổi trở lên 70% Có thu nhập khá 80% 70% Thường là nữ 60% Trình độ giáo dục trên PTTH 60%

Làm việc cho các cơ quan, tổ chức 90% 50%

Bệnh mạn tính 90% 100%

Bệnh bẩm sinh 90% 100%

Chi phí cao 70% 70%

Thời gian chờ lâu 60% 70%

Đã có gia đình 80%

Qua bảng tổng hợp trên cho ta biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân, được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn của giới chuyên gia, bác sỹ và của người dân. Đây là những yếu tố mà hầu hết các đối tượng phỏng vấn đề cập đến. Những yếu tố này sẽ giúp người nghiên cứu định hình các biến trong phần nghiên cứu định lượng của mình.

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.

4.2.1Thống kê mô tả.

. tab gioitinh

gioitinh Freq. Percent Cum.

0 163 63.67 63.67

1 93 36.33 100.00

Total 256 100.00

Trong đó, giới tính mang giá trị 0 là nữ, giới tính mang giá trị 1 là nam.

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy rằng: Giới tính nữ là 163 mẫu, chiếm 63,67% trong tổng thể mẫu quan sát là 256 mẫu. Giới tính nam là 93 mẫu, chiếm 36,33% trong tổng thể mẫu quan sát là 256 mẫu.

. tab namsinh

namsinh Freq. Percent Cum.

1951 2 0.78 0.78 1952 2 0.78 1.56 1953 3 1.17 2.73 1954 2 0.78 3.52 1955 5 1.95 5.47 1957 7 2.73 8.20 1959 13 5.08 13.28 1960 4 1.56 14.84 1961 22 8.59 23.44 1962 15 5.86 29.30 1963 12 4.69 33.98 1964 17 6.64 40.63 1965 26 10.16 50.78 1966 23 8.98 59.77 1967 10 3.91 63.67 1968 7 2.73 66.41 1969 6 2.34 68.75 1970 18 7.03 75.78 1971 7 2.73 78.52 1972 36 14.06 92.58 1973 11 4.30 96.88 1974 7 2.73 99.61 1975 1 0.39 100.00 Total 256 100.00

Từ bảng kết quả phân tích trên cho ta thấy rằng: độ tuổi lớn nhất trong mẫu khảo sát sinh năm 1951 ( 64 tuổi ) có 2 mẫu khảo sát, chiếm 0,78%. Độ tuổi nhỏ nhất trong mẫu khảo sát sinh năm 1975 ( 40 tuổi ) có một mẫu khảo sát, chiếm 0,39%. Qua đó ta thấy dữ liệu khảo sát đáp ứng với nhu cầu nghiên cứu, đối tượng được khảo sát phải từ 40 tuổi trở lên. Nếu như phân nhóm những người sinh trong thập niên 50 ( tức là từ 1950 đến 1959 ), những người sinh trong thập niên 60 ( tức

là 1960 dến 1969 ) và những người sinh trong thập niên 70 ( tức là từ 1970 đến 1979 ) ta có các số liệu sau:

Năm sinh Chỉ số khảo sát

Số mẫu khảo sát Phần trăm

Thập niên 50 34 13,27%

Thập niên 60 142 55,46%

Thập niên 70 80 31,27%

Qua bảng phân tích trên ta thấy được rằng mẫu khảo sát sinh vào thập kỷ 60 chiếm tỉ lệ cao nhất 142 mẫu, 55,46%, đây là tầng lớp trung niên của xã hội, ở độ tuổi này ( 55 tuổi đến 46 tuổi ) hầu hết đã có cuộc sống ổn định, Vì vậy họ có nhiều điều kiện thời gian và vật chất để quan tâm đến sức khỏe của mình. Đứng thứ nhì là

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w