Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 2014

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 48 - 56)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Tồng tài sản 205.103 281.019 176.308 166.599 179.610 75.916 37,01% -104.711 -37,26% -9.709 -5,51% 13.011 7,81% Vốn chủ sở hữu 11.376 11.959 12.624 12.504 12.397 583 5,12% 665 5,56% -120 -0,95% -107 -0,86% Lợi nhuận trước thuế 3.102 4.203 1.043 1.036 1.215 1.101 35,49% -3.160 -75,18% -7 -0,67% 179 17,28% ROA 1,66% 1,73% 0,50% 0,60% 0,70% 0,07% 4,22% -1,23% -71,10% 0,10% 20,00% 0,10% 16,67% ROE 28,91% 36,02% 8,50% 8,20% 9,80% 7,11% 24,59% -27,52% -76,40% -0,30% -3,53% 1,60% 19,51%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm và tính tốn của tác giả)

2.2.2 Thực trạng nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Để có thể phát triển vững mạnh, các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng ln chú trọng đến tăng trưởng tín dụng đồng thời phải đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm sốt nợ xấu ở mức tốt nhất. Theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v ban hành quy định xếp loại NHTM cổ phần”, các NHTM đạt điểm tối đa về chất lượng tín dụng khi có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3%.

Đvt: phần trăm (%)

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của ACB và toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010 – 2014 (Nguồn: tính tốn của tác giả)

Qua biểu đồ hình 2.3, ta có thể thấy được trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ACB ở mức 2,5%; trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng ở mức 4,08% (cao nhất trong 4 năm qua). Đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB (2,18%) và toàn ngành ngân hàng (3,25%) đã được kiểm soát tốt hơn. Quản trị RRTD, hạn chế nợ xấu là vấn đề luôn được ACB quan tâm hàng đầu, đặc biệt là

trong giai đoạn nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Năm 2010, ACB là một trong số ít các NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Tỷ lệ nợ xấu của ACB ở mức 0,34%, mức rất thấp so với ngành ngân hàng là 2,52%. Đó là do ACB tăng trưởng tín dụng theo hướng “mở rộng trong an tồn” chứ không phải theo kiểu chạy theo số lượng mà bất chấp khơng kể gì đến chất lượng của các khoản vay. ACB xác định cụ thể các lĩnh vực kinh doanh chính, đánh giá đầy đủ về mức độ rủi ro, tập trung nguồn lực cho thị trường mục tiêu, cung ứng sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng và phân phối qua các kênh phù hợp. ACB luôn xem xét khẩu vị rủi ro của mình, khơng vì nhu cầu tăng trưởng tín dụng mà mở rộng danh mục tín dụng. Qua đó, cho thấy ACB là ngân hàng luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRTD.

Sang năm 2011, theo thống kê của NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng chỉ ở mức 12% - 13% và là mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển của ngành ngân hàng, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã và đang diễn biến theo mức độ ngày một gia tăng, ở mức 3,07% tăng 0,55% so với năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu cao của năm 2011 tiếp tục sẽ là mối đe dọa cho ngành ngân hàng sang năm 2012. Qua đó, cho thấy hệ thống Ngân hàng Việt Nam năm 2011 có nhiều dấu hiệu bất ổn.

42

Bảng 2.6: Tình hình cho vay khách hàng theo nhóm nợ và tỷ lệ nợ xấu tại ACB giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Mức2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

tăng/giảm tăng/giảmTốc độ tăng/giảmMức tăng/giảmTốc độ tăng/giảmMức tăng/giảmTốc độ tăng/giảmMức tăng/giảmTốc độ Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 86.693 101.564 94.823 100.980 110.797 14.871 17,15% -6.741 -6,64% 6.157 6,49% 9.817 9,72% Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 209 327 5.421 2.967 2.994 118 56,46% 5.094 1557,80% -2.454 -45,27% 27 0,91% Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 65 275 747 657 293 210 323,08% 472 171,64% -90 -12,05% -364 -55,40% Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 58 346 673 463 444 288 496,55% 327 94,51% -210 -31,20% -19 -4,10% Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 170 297 1.151 2.123 1.796 127 74,71% 854 287,54% 972 84,45% -327 -15,40% Tổng dư nợ tín dụng 87.195 102.809 102.815 107.190 116.324 15.614 17,91% 6 0,01% 4.375 4,26% 9.134 8,52% Tổng nợ xấu tín dụng 293 918 2.571 3.243 2.533 625 213,31% 1.653 180,07% 672 26,14% -710 -21,89% Tỷ lệ Nợ xấu trên tổng tín dụng 0,34% 0,89% 2,50% 3,03% 2,18% 0,56% 1,61% 0,52% -0,85%

Trái ngược với những khó khăn và biến động của hệ thống ngân hàng, trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB là 17,91%, gấp khoảng 1,5% lần bình quân ngành, trong khi tỷ lệ nợ xấu của ACB ở mức 0,89%, tuy có cao hơn năm trước nhưng cũng chỉ bằng xấp xỉ 1/4 so với ngành ngân hàng. Đây được xem là điểm sáng trong hoạt động của ACB trong năm 2011 khi RRTD được ACB kiểm sốt tốt trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành ngân hàng đi xuống. Sở dĩ được như vậy là do ACB ln chú trọng đến chất lượng tín dụng, thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và quản lý rủi ro chặt chẽ; ngoài ra, trong năm 2011, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho cơng tác phân tích ngun nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Qua đó, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao và Ngân hàng Á Châu cũng không ngoại lệ, tỷ lệ nợ xấu của ACB từ mức 0,89% năm 2011 tăng lên mức 2,5% năm 2012 và tốc độ tăng trưởng tín dụng rất thấp chỉ tăng 0,01% so với 2011. Trong tổng nợ xấu của ACB, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Trong thời gian này, kinh tế trong nước suy thoái do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Lạm phát tăng cao, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng trưởng tín dụng chậm do quy định tăng trưởng tín dụng khơng được vượt q 20% tổng dư nợ. Các doanh nghiệp trong nước làm ăn khó khăn, lại khơng có nhiều cơ hội tiếp cận vốn vay, nên khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng cao. Trước tình hình nợ xấu của tồn hệ thống tăng cao đến mức báo động đỏ và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 cho phép các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do các TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, các khoản nợ này được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ với mục đích xử lý và

hạn chế nợ xấu gia tăng cũng như giảm bớt áp lực trả nợ, lãi phạt và tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với khách hàng vay.

Ngân hàng Á Châu đã tuân thủ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN từ ngày có hiệu lực nhưng nợ xấu của ACB vẫn tăng vọt và tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Eximbank 1,32%, MB 1,84% mặc dù năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của ACB thấp hơn các ngân hàng này. Thêm vào đó, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) của ACB đã tăng rất mạnh trong năm 2012, tăng 1.557,8% so với năm 2011, từ mức 327 tỷ đồng lên 5.421 tỷ đồng. Điều này đã reo lên "hồi chuông" báo động về tỷ lệ nợ xấu và chất lượng tín dụng tại ACB.

Tiếp nối năm 2012, năm 2013 nợ xấu của ACB bùng nổ cao nhất trong những năm qua, tăng lên mức 3.243 tỷ đồng, chiếm 3,03% tổng dư nợ. Trong tổng nợ xấu của ACB, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5, với tỷ lệ trích lập dự phịng 100%) chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng mạnh gấp 1,84 lần so với năm 2012 lên 2.123 tỷ đồng, chiếm hơn 65,46% tổng nợ xấu và hơn 1,98% tổng dư nợ. Trong năm 2013, tình hình kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng vay có tình hình tài chính suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; nợ xấu tăng cao, việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ rất khó khăn, một phần là do thị trường bất động sản bị đóng băng, ACB đã cố gắng vượt qua khó khăn và giải quyết những tồn đọng của mình. Vào tháng 9 năm 2013, Trung tâm Quản lý nợ được thành lập trên cơ sở hợp nhất các trung tâm thu nợ của Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh nghiệp, Trung tâm này chịu trách nhiệm quản lý quá trình thu nợ xuyên suốt để nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo sớm RRTD, quản lý và thu hồi nợ đối với khách hàng có quan hệ tín dụng đồng thời ACB đã điều chỉnh chính sách phát triển tín dụng theo hướng thận trọng hơn, xây dựng các hạn mức rủi ro, tăng cường giám sát danh mục tín dụng, tập trung cao độ vào việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu để trong thời gian tới để tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức tốt nhất.

Năm 2014, ACB kiên trì thực hiện chính sách cho vay thận trọng, duy trì mức tăng trưởng tín dụng ổn định đi đơi với đảm bảo an toàn cũng như hạn chế nợ xấu phát sinh mới, quyết liệt xử lý nợ xấu cịn tồn đọng. Nợ xấu nói chung được

quản lý tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,18%, giảm từ mức 3,03% vào cuối năm 2013. Giá trị nợ xấu đã giảm ở tất cả các nhóm; trong đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm 55,4% còn 293 tỷ đồng, nợ nghi ngờ giảm 4,1% cịn 444 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn giảm 15,4% xuống còn 1.796 tỷ đồng. NHNN tiếp tục thúc đẩy mua lại nợ xấu qua Công ty VAMC và việc tự xử lý bằng dự phòng rủi ro của các TCTD, đến cuối năm 2014, ACB đã bán hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. ACB luôn chủ động đẩy mạnh công tác xử lý nợ nhằm giảm thiểu tác động của Thông tư số 02 và Thông tư số 09 đến chất lượng tài sản cũng như thu nhập của ACB. Liên tục rà sốt nợ xấu, trích lập dự phịng, bán nợ.

2.2.3 Mơ hình Binary Logistic trong phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.3.1 Thông tin cơ bản của khách hàng từ dữ liệu thống kê

Sử dụng dữ liệu thống kê với 150 khách hàng đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong năm 2014, thu thập được các thông tin cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm: Lãi suất cho vay, số tiền vay, tỷ lệ vốn vay trên giá trị TSĐB, lợi nhuận, năng lực tài chính của doanh nghiệp, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp, trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp và sự ổn định của thị trường.

Lãi suất cho vay

Dựa trên bộ dữ liệu thống kê 150 khách hàng đang vay vốn tại ACB, lãi suất cho vay được phân thành 3 mức như sau: từ 9%/năm trở xuống, trên 9%/năm đến 10%/năm và trên 10%/năm.

Trong năm 2014, phần lớn các doanh nghiệp vay vốn tại ACB với mức lãi suất lớn hơn 9%/năm, trong đó 41,3% khách hàng vay vốn với mức lãi suất trên 9%/năm đến 10%/năm, 39,3% khách hàng vay vốn với mức lãi suất trên 10%. Còn lại số lượng nhỏ khách hàng đang vay vốn với lãi suất 9%/năm trở xuống.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w