Lĩnh vực sơ chế nông sản

Một phần của tài liệu KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG NAM (19972017) (Trang 45 - 46)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4. Lĩnh vực sơ chế nông sản

Hoạt động sơ chế nông sản trong giai đoạn 1976-1996 ở các huyện đồng bằng Quảng Nam chưa được chú trọng. Các loại nông sản làm ra là lương thực, thực phẩm chủ yếu được sơ chế nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, chưa hướng đến sản xuất hàng hóa để cung cấp nhu cầu của người tiêu dùng.

Hoạt động sơ chế nông sản các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam thời kỳ này được tập trung chủ yếu vào sơ chế các nguyên liệu thô từ sản phẩm lúa, ngô, khoai, sắn, đậu phụng... Ngồi ra, cịn có các ngun liệu từ hoạt động đánh bắt, ni trồng thủy hải sản. Hoạt động chế biến được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức thủ cơng như phơi khơ, tách hạt, xay xát, ép dầu, đóng gói...

Năm 1976, trên cơ sở sản lượng thu hoạch từ ngành trồng trọt, các huyện đồng bằng đã tiến hành sơ chế 80.272 tấn lúa khô, xắt lát, phơi khô 20.836 tấn sắn, 33.286 tấn khoai lang, phơi phô, tách hạt 1.636 tấn ngô [7, tr. 113-117, 121-125]. Năm 1996, sơ chế 86.272 tấn lúa khô, xắt lát, phơi khô 27.590 tấn sắn, 38.275 tấn khoai lang, phơi phô, tách hạt 2.705 tấn ngô, phơi khô, ép dầu 1.850 tấn đậu phụng [11, tr. 133].

Việc sơ chế các sản phẩm từ ngành chăn nuôi cũng đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, việc sơ chế các sản phẩm thịt từ gia súc, gia cầm chủ yếu là lợn, gà, vịt... nhằm phục vụ nhu cầu về thực phẩm của người dân địa phương. Năm 1976, các huyện đồng bằng đã chế biến 2,63 tấn thịt lợn và 11,7 tấn thịt gia cầm [7, tr. 130-138]. Đến năm 1996, sản lượng chế biến thịt lợn đạt 7,45 tấn thịt lợn và 18,5 tấn thịt gia cầm [7, tr. 132-141]. Các loại gia súc trong như trâu, bò thời kỳ này chủ yếu dùng làm sức kéo phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp nên ít được giết mổ và sơ chế để làm các thực phẩm.

Về sơ chế các sản phẩm từ nuôi trồng thủy hải sản bước đầu được hình thành, chủ yếu là các sản phẩm như tôm, cá khô, nước mắm. Tuy nhiên, giai đoạn 1975-1996, ngành nuôi trồng thủy hải sản chỉ tập trung triển khai ở vùng nước ngọt, chưa chú trọng việc nuôi trồng thủy hải sản ở những vùng nước lợ và nước mặn nên sản lượng không nhiều, nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến cũng hạn chế. Hoạt động sơ chế chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thủ công truyền thống, như muối, phơi khơ, làm bột cá, làm mắm, tính và nước mắm nhằm phục vụ làm thức ăn dự trữ trong những ngày mưa bão, biển động. Về sau, khi nhu cầu tiêu dùng được mở rộng, các sản phẩm sơ chế từ thủy hải sản phát triển thêm các dạng như cá khô, mực khô, tôm khô, ruốc khơ, rong biển khơ...

Nhìn chung, lĩnh vực sơ chế nông sản các huyện đồng bằng trong giai đoạn 1976- 1996 cịn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư trang bị về máy móc, thiết bị kỹ thuật. Các hoạt động sơ chế nông sản mới dừng lại ở sản phẩm thô, giá trị xuất khẩu không cao, phần lớn chỉ phục vụ nhu cầu về lương thực, thực phẩm của người dân địa phương và cung cấp cho ngành chăn nuôi.

Một phần của tài liệu KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG NAM (19972017) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)