Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sin hở các trƣờng trung học phổ thông

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật

GDPL trong các nhà trƣờng, đặc biệt trong các trƣờng THPT có ý nghĩa chiến lƣợc, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của ngƣời cơng dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tƣơng lai.

Mục tiêu của hoạt động GDPL là cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức, phƣơng pháp GDPL phù hợp với từng chủ thể và đối tƣợng GDPL. Mục tiêu của hoạt động GDPL ở trƣờng THPT là cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để trên cơ sở đó giúp học sinh có đƣợc nhận thức đúng về vai trị, vị trí của pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá đƣợc hành vi của ngƣời khác theo các quy định của pháp luật.

Mục tiêu của hoạt động GDPL đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Mục tiêu về nhận thức: Hoạt động GDPL cung cấp các kiến thức về pháp luật

và GDPL cho học sinh, giúp cho học sinh nhận thức đƣợc giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của các quy định pháp luật. Đây là mục tiêu hàng đầu, bởi chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện

cần thiết để hình thành tình cảm và lịng tin vào pháp luật ở mỗi công dân. Hơn nữa, tri thức pháp luật còn giúp cho mỗi con ngƣời tổ chức một cách có ý thức hoạt động của mình và tự đánh giá, kiểm tra, đối chiếu với các chuẩn mực của pháp luật. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, khi mà sự hiểu biết pháp luật của nhân dân, cán bộ, học sinh còn hạn chế, còn chịu ảnh hƣởng từ tƣ tƣởng và nếp sống của ngƣời sản xuất nhỏ, nhận thức về quyền và nghĩa vụ chƣa đầy đủ. Đặc biệt là công dân, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu về cảm xúc: Hoạt động GDPL hình thành và nâng cao thái độ, tình

cảm, tơn trọng pháp luật cho học sinh, hình thành niềm tin vào pháp luật của học sinh để giúp cho học sinh có động lực bộc lộ các hành vi pháp luật của cá nhân trƣớc các quy định pháp luật của Nhà nƣớc. Mục tiêu về cảm xúc của hoạt động GDPL bao gồm việc giáo dục tình cảm cơng bằng và trách nhiệm, tinh thần pháp chế, thái độ lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là: Giáo dục tình cảm cơng bằng là giáo dục cho con ngƣời biết đánh giá hành vi đúng, sai, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, điều chỉnh hành vi của chính mình theo các quy phạm pháp luật; Giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho một ngƣời ý thức đƣợc những nghĩa vụ pháp luật cơ bản của mình, thực hiện những hành vi theo yêu cầu của pháp luật; Giáo dục thái độ lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật rất quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật của cá nhân; Giáo dục tình cảm pháp chế hƣớng vào việc hình thành ý thức tuân thủ pháp luật. Nghĩa là ngƣời đƣợc giáo dục phải ý thức đƣợc rằng mọi quyết định của mình phải dựa vào cơ sở của pháp luật.

Mục tiêu về hành vi: Trên cơ sở nâng cao nhận thức, hoạt động GDPL hình

thành niềm tin, thái độ, tình cảm của học sinh đối với pháp luật, từ đó hình thành cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng pháp luật, theo pháp luật. Mục tiêu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống mục tiêu GDPL cho học sinh THPT. Bởi vì, kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức pháp luật của con ngƣời là hành vi xử sự theo pháp luật. Có nhiều yếu tố tác động đến con ngƣời để hình thành hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật, trong đó hoạt động GDPL là yếu tố cơ bản. Hoạt động GDPL sẽ cung cấp cho học sinh những tri thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắc về sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện những quy định của pháp luật. Để làm đƣợc điều đó, hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT cần sử dụng nhiều hình thức, phƣơng pháp và kiên trì thƣờng xuyên để học sinh hiểu đƣợc sự cần thiết, tính hợp lý của pháp luật vì lợi ích chung của xã hội.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)