Về sức nghe

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 60 - 63)

- Đặc điểm nhĩ lượng trước và sau PT

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.4.3.1. Về sức nghe

PTA sau PT của nhóm chỉ tổn thương tường thượng nhĩ là 34,25 dB, thuộc loại nghe kém nhẹ. PTA sau phẫu thuật của nhóm tổn thương lan rộng là 33,24 dB thuộc loại nghe kém nhẹ. Không có sự khác biệt giữa ngưỡng nghe trung bình đường khí của hai nhóm, p = 0,794.

ABG sau PT của nhóm tổn thương khu trú và nhóm tổn thương lan rộng là 19,64 dB và 20,51 dB. Không có sự khác biệt giữa khoảng cách khí - cốt đạo của hai nhóm sau mổ, p = 0,753 (> 0,05). Sau mổ sức nghe đạt được gần như nhau.

PTA trước phẫu thuật và sau PT của nhóm tổn thương khu trú thượng nhĩ là 34,75 dB và 34,25 dB. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,654. Như vậy phẫu thuật tái tạo tường thượng nhĩ không làm giảm sức nghe.

PTA trước phẫu thuật và sau PT của nhóm tổn thương lan rộng (bao gồm cả tường thượng nhĩ và xương con) là 44,74 dB và 33,24 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 (< 0,001)

ABG trước phẫu thuật và sau PT của nhóm tổn thương lan rộng là 31,65 dB và 20,51 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 (< 0,001). Kết quả này cũng tương ứng với kết quả của Cao Minh Thành [18], [44], [14]. Sau phẫu thuật của nhóm tổn thương lan rộng cả màng căng và xương con thì sức nghe tăng rõ rệt.

Về mức độ cải thiện ABG sau phẫu thuật thì đối với nhóm tổn thương khu trú tường thượng nhĩ : Tỷ lệ ABG ≤ 20 dB là 6/14 , sau phẫu thuật số này là 6/14 trường hợp (42,85%). Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Lee WS là 37/56 (66,07%) [14]. Tỷ lệ ABG ≥ 31 dB trước phẫu thuật là 3/14 và sau phẫu thuật là 2/14 trường hợp. Như vậy ta thấy rằng không có sự khác biệt về hiệu quả tăng hay giảm ABG sau phẫu thuật với nhóm tổn thương khu trú tường thượng nhĩ. Sau phẫu thuật tạo hình tường thượng nhĩ, sức nghe không suy giảm, kết quả này cũng tương ứng với nghiên cứu trên 21 trường hợp tạo hình thượng nhĩ của Cao Minh Thành [18]

Đối với nhóm tổn thương lan rộng kết hợp cả xương con thì : Tỷ lệ ABG

≤ 20 dB trước phẫu thuật là 1/28, sau phẫu thuật số này tăng lên 16/28. Tỷ lệ

ABG ≥ 31 dB trước phẫu thuật là 14/28, sau phẫu thuật số này giảm xuống còn 2/28. Có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả tăng ABG sau phẫu thuật đối với nhóm tổn thương lan rộng, sau phẫu thuật tạo hình tường thượng nhĩ có kết hợp chỉnh hình xương con thì sức nghe tăng rõ rệt [18] [37]

Như vậy đối với những tổn thương đã phá huỷ gai nhĩ sau và lan xuống góc sau trên của màng căng thì sức nghe giảm rõ, do xương con bị gián đoạn. Điều này chứng tỏ rằng viêm tai dính chỉ khu trú ở thượng nhĩ mặc dù màng chùng dính chặt cả vào khớp búa đe cũng không gây giảm sức nghe, sức nghe chỉ giảm khi có gián đoạn xương con.

4.4.3.2. Về nhĩ lượng

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 42 bệnh nhân, tương ứng với 42 nhĩ đồ có thể so sánh hình thái biến đổi trước và sau phẫu thuật.

Hình thái nhĩ đồ nhọn, lệch âm trước mổ là 5/42 (11,9%), sau phẫu thuật số này là 9/42 (21,4%). Nhĩ đồ cánh trái, lệch âm trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ 26/42 (61,9%), sau phẫu thuật số này là 23/42 (54,7%). Nhĩ đồ dạng phẳng là 11/42 (26,2%) và sau phẫu thuật số này là 10/42 (23,8%). Như vậy là có sự thay đổi về hình thái nhĩ đồ của trước và sau phẫu thuật, tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Về mối liên quan giữa nhĩ lượng với độ tổn thương sau phẫu thuật thì chúng tôi nhận thấy : Đối với nhóm tổn thương khu trú tường thượng nhĩ thì độ thông thuận và áp lực đỉnh trung bình trước mổ tương ứng là 0,597 ± 0,449 ml và -91,25 ± 77,15 dB ; còn sau phẫu thuật thì độ thông thuận và áp lực đỉnh trung bình lại là 0,488 ± 0,253 ml và -98,67 ± 67,41 dB. Có sự biến đổi về độ thông thuận và áp lực đỉnh trung bình của nhóm tổn thương khu trú tường thượng nhĩ, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Đối với nhóm tổn thương lan rộng kết hợp cả xương con độ thông thuận và áp lực đỉnh trung bình trước mổ tương ứng là 0,387 ± 0,279 ml và -133,45

± 85,57 dB; còn sau phẫu thuật thì độ thông thuận và áp lực đỉnh trung bình lại là 0,498 ±0,169 ml và -93 ± 66,9 dB. Có sự biến đổi về độ thông thuận và áp lực đỉnh trung bình của nhóm tổn thương lan rộng kết hợp cả xương con, tuy

nhiên không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Phải chăng trong bệnh lý khu trú thượng nhĩ, rối loạn thông khí lại chỉ khu trú ở thượng nhĩ, ít liên quan đến tình trạng thông khí chung, ít gây sự biến đổi về hình thái nhĩ lượng đồ cũng như các chỉ số đặc trưng của nhĩ đồ ? Câu hỏi này cần được tìm lời giải đáp ở các nghiên cứư sâu hơn, với số lượng lớn hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 60 - 63)