Các đặc điểm trước và sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 26 - 27)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3.2.Các đặc điểm trước và sau phẫu thuật

Lâm sàng

• Các triệu chứng cơ năng + Nghe kém

+ Ù tai + Đau tai +Chảy mủ tai + Đau đầu

• Triệu chứng thực thể : Nội soi tai đánh giá - Hình ảnh tường thượng nhĩ bị ăn mòn.

- Hình ảnh màng nhĩ xẹp, dính vào xương con

- Hình ảnh xương con tổn thương: ăn mòn hoặc gián đoạn

Cận lâm sàng

• Thính lực đồ:

- PTA ( ngưỡng nghe trung bình đường khí ): Trước và sau phẫu thuật, đơn vị dB - ABG (là khoảng cách giữa đường khí và đường xương): ABG càng lớn thì khả năng nghe càng giảm. ABG trung bình là hiệu số của trung bình đường khí (PTA) với trung bình đường xương ở 4 tần số tương ứng là 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz và 4000 Hz trong một lần đo, đơn vị dB.

Đánh giá trước phẫu thuật và sau phẫu thuật tối thiểu 3 tháng. - Loại nghe kém trên thính lực đồ trước và sau PT theo 3 dạng:

o Thính lực đồ của nghe kém dẫn truyền: đường xương bình thường, đường khí bị giảm dưới 20 dB.

o Thính lực đồ nghe kém tiếp nhận: đường xương và đường khí trên thính lực đồ giảm dưới 20 dB, khoảng cách đường khí và đường xương ≤ 10 dB.

o Thính lực đồ nghe kém hỗn hợp: đường xương giảm dưới 20 dB, khoảng cách đường khí và đường xương ≥ 15 dB.

• Nhĩ lượng đồ: Trước và sau PT

Hình thái nhĩ đồ theo phân loại của Nguyễn Tấn Phong [20]:

+ Tung đồ nhĩ lượng: Nhóm nhĩ đồ biến thiên theo trục đứng, hoặc lên cao bất thường hoặc hạ thấp bất thường, phản ánh sự hoạt động của màng nhĩ – xương con.

+ Hoành đồ nhĩ lượng: Nhóm nhĩ đồ biến thiên theo trục hoành, phản ánh tình trạng tắc vòi và sự có mặt của dịch keo trong hòm nhĩ.

- Chỉ số về độ thông thuận (SC): là độ cao nhĩ đồ trên trục tung, đơn vị là ml [34]

SC < 0,4 ml Độ thông thuận thấp

0,4 ml ≤ SC ≤ 1,6 ml Độ thông thuận bình thường SC > 1,6 ml: Độ thông thuận cao

- Áp lực đỉnh nhĩ đồ (MEP): là vị trí nhĩ đồ trên trục hoành, đơn vị là daPa [34] MEP > 50 daPa: Áp lực đỉnh dương

-50 daPa ≤ MEP ≤ 50 daPa: Áp lực đỉnh bình thường MEP < -50 daPa: Áp lực đỉnh âm

• Phim cắt lớp vi tính:

- Tường thượng nhĩ: bị ăn mòn một phần hay toàn bộ

- Tổn thương xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Gián đoạn khớp búa – đe, khớp đe - đạp.

- Khối mờ ở thượng nhĩ.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 26 - 27)