Qui mô của ngành điện hiện nay: a Nguồn điện:

Một phần của tài liệu Luan van Đại học bách khoa HN mba (Trang 25 - 28)

a. Nguồn điện:

Về mặt công suất, cho đến hết năm 2007, tổng công suất lắp đặt của các NMĐ khoảng 13389 MW, trong đó nguồn do EVN sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối chiếm khoảng 70%. Cơ cấu nguồn như sau: thuỷ điện 32%, nhiệt điện 12%, tua bin khí 23%, nguồn điện nhỏ 4%, còn lại là các IPP, BOT và điện nhập khẩu. Tính từ năm 2000 đến nay, trung bình lượng cơng suất đặt tăng gần 12%/năm, trong khi tốc độ tăng cơng suất đỉnh trung bình theo thống kê đạt tới 13%/năm.

Về mặt sản lượng, năm 2007 toàn hệ thống đạt sản lượng đầu nguồn là 68,7 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện chiếm 30,9 %, nhiệt điện 14.1%, tua bin khí 28.3%, IPP,BOT và mua nước ngồi chiếm 26.6%. Có thể thấy là thuỷ điện vẫn góp phần đáng kể trong cơ cấu nguồn, do vậy ảnh hưởng của thuỷ văn thời tiết sẽ còn tác động đáng kể đến việc cung cấp điện của

ngành điện Việt Nam. Tính từ năm 2000 đến nay, trung bình sản lượng điện năm tăng khoảng 14.3%/năm.

Hình 3.3 Cơ cấu nguồn điện năm 2007

Hiện tại EVN đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua các đường dây truyền tải 110kV và 220kV vận hành theo chế độ tách lưới. Các hợp đồng mua điện Trung Quốc là các hợp đồng dài hạn, có điều chỉnh khối lượng theo năm.

Truyền tải và phân phối:

EVN chịu trách nhiêm xây dựng, sở hữu, quản lý và kinh doanh toàn bộ lưới điện truyền tải và phân phối. Hệ thống truyền tải Bắc- Nam 500kV là xương sống của hệ thống điện cả nước, nối liền 3 hệ thống điện 3 miền Bắc – Trung - Nam. 4 CTTTĐ và các CTĐL chịu trách nhiệm về quản lý vận hành, bảo dưỡng mạng lưới ở các vùng thuộc phạm vi quản lý. Các số liệu chính về lưới điện tính đến năm 2007 như sau:

Bảng 3.1 Thống kê hệ thống truyền tải năm 2007

Hạng mục 500 kV 220, 110 kV Dưới 110 kV

Chiều dài (km) 3286 17896 341785

Số trạm/máy biến áp 15 MBA (10 trạm) 774 máy BA 160401 (trạm)

Dung lượng (MVA) 7050 39751 39893

Kinh doanh và dịch vụ khách hàng:

Hoạt động của EVN trong lĩnh vực kinh doanh và dich vụ khách hàng khá đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân và nền kinh tế đất nước. Sản lượng điện thương phẩm của

EVN năm 2006 đạt 51.3 tỷ kWh, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm còn 11.05%. Tỷ lệ điện dành cho công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 45.9%; điện dành cho tiêu dùng vẫn chiếm tỷ lệ lớn 43.8%; các ngành kinh doanh dịch vụ khoảng 4.9%; nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 1.29%, còn lại là các hoạt động khác. Tốc độ tăng trưởng bình qn điện thương phẩm tính từ 2000 đến nay khoảng 14.8%/năm.

Hình 3.4 Tăng trưởng cơng suất phụ tải hệ thống điện Việt Nam

Hình 3.5 Tăng trưởng sản lượng điện hệ thống điện Việt Nam

Đến nay EVN cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân: EVN đã cấp điện cho 100% số huyện, 97.8% xã. Tuy nhiên tình hình tài chính của EVN khơng được tốt do các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh đã tăng nhiều trong khi giá bán lẻ điện do Chính phủ quy định khơng được thay đổi tương ứng.

Cổ phần hoá:

EVN đã từng bước tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên từ năm 1998, bắt đầu từ cổ phần hoá các đơn vị phụ trợ thuộc các CTĐL và đẩy mạnh cổ phần hoá từ năm 2004 với việc cổ phần hoá các đơn vị thuộc khối phát điện và phân phối điện.

Cho đến này EVN đã cổ phần hoá và chuyển 22 đơn vị thành cơng ty cổ phần, trong đó có 6 cơng ty phát điện: Phả Lại, Ninh Bình, Bà Rịa, Thác Bà, Thác Mơ, Vĩnh Sơn –Sông Hinh, 1 công ty phân phối: ĐL Khánh Hồ, 4 cơng ty tư vấn xây dựng điện và các đơn vị dịch vụ khác. Tỷ lệ sở hữu của EVN trong các công ty cổ phần từng bước hạ thấp, tuy nhiên hiện EVN vẫn là chiếm cổ phần chi phối (hơn 51%) ở tất cả các công ty.

Một phần của tài liệu Luan van Đại học bách khoa HN mba (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w