Đến cuối giai đoạn này, Công ty mua bán điện sẽ thực hiện đúng chức năng của người mua duy nhất trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luan van Đại học bách khoa HN mba (Trang 51 - 54)

của người mua duy nhất trên thị trường.

b. Tăng giá trần của thị trường điện:

Hiện nay, giá trần của thị trường điện thí điểm nội bộ rất thấp nhằm hạn chế rủi ro về mặt tài chính cho EVN do hiện nay dự phòng của hệ thống quá thấp. Với mức giá trần như hiện nay, rất khó khuyến khích các NMĐ có chi phí cao cũng như đầu tư mới vào ngành điện vì rủi ro khơng thể bù đắp được chi phí đầu tư và vận hành. Để khuyến khích các NMĐ tham gia TTĐ, cần có lộ trình nâng giá trần của thị trường điện. Ví dụ như ở Úc, giá trần thị trường điện được đặt ở mức rất cao (10000$ Úc/MWh).

c. Tăng tính chủ động và khả năng cạnh tranh của các ĐVPĐ của EVN:

Tiếp tục thực hiện lộ trình cổ phần hố các Cơng ty phát điện của EVN theo kế hoạch đã được TTCP phê duyệt và ban hành. Việc cổ phần hoá các NMĐ của EVN tạo điều kiện cho các đơn vị phát điện chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro cũng như việc lập kế hoạch.

d. Chuyển sang thị trường giờ tới:

Thị trường điện thí điểm hiện nay là thị trường điện ngày tới dẫn đến các sai lệch giữa dự báo ngày tới và thực tế diễn ra là rất lớn. Tuy nhiên, các thành viên thị trường không được phép thay đổi bản chào sau khi đã đóng cửa thị trường. Việc chuyển sang thị trường điện giờ tới khi có điều kiện giúp cho các thành viên dự báo các tình huống xảy ra trong hệ thống cũng như trên thị trường tốt hơn do các dự báo của cơ quan vận hành thị trường & hệ thống điện gần với thời gian thực hơn. Trên cơ sở này, các thành viên thị trường có chiến lược chào giá và quản lý rủi ro của mình tốt hơn nhằm tối đa hố lợi nhuận của mình.

e. Xử lý các vấn đề liên quan tới dịch vụ phụ:

Dịch vụ phụ trong thị trường là các loại dịch vụ thông thường được cơ quan vận hành hệ thống (SO) mua qua việc ký kết hợp đồng hoặc qua thị trường dịch vụ phụ được cung cấp bởi các đơn vị phát điện nhằm giúp SO duy trì đảm bảo an ninh hệ thống điện. Có nhiều loại dịch vụ phụ như dịch vụ điều tần, dịch vụ bù cơng suất phản kháng, dịch vụ dự phịng nhanh, dịch vụ khởi động đen,… Hiện nay, các dịch vụ này do các NMĐ ngoài thị trường cung cấp. Tuy nhiên, khi các NMĐ này trực tiếp tham gia thị trường điện thì phải thực hiện việc thanh tốn này để tạo động lực cho các NMĐ này nỗ lực cung cấp dịch vụ thông qua việc duy tu bảo dưỡng tổ máy.

Đào tạo nhân lực của ngành điện hoạt động trong TTĐ:

Như đã đề cập ở trên, nguồn nhân lực quản lý của ngành điện phục vụ thị trường điện là một trong những trở ngại lớn của ngành điện. Nền kình tế của Việt Nam mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được gần 15 năm từ năm 1991.

Giảm dần mức độ điều tiết trong TTĐ:

Bản chất của việc triển khai thực hiện thị trường là nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong hệ thống, tăng tính chủ động chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Nói cách khác là để thị trường tự quyết định hành vi của các nhà sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc này dẫn đến giảm dần mức độ điều tiết vào các hoạt động của thị trường.

Tuy nhiên, khơng giống với thị trường các hàng hố khác, thị trường điện vốn đã mang bản chất của một thị trường độc quyền tự nhiên (là loại độc quyền mà hoạt động kinh doanh được nắm giữ và điều khiển bởi một đơn vị thì tốt hơn là giao cho nhiều đơn vị khác nhau). Vì thế, thị trường điện ln gắn liền với sự điều tiết của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp điều tiết của các cơ quan nhà nước phải thực hiện trên cơ sở các mục tiêu sau:

- Nâng cao dần tính cạnh tranh ở các lĩnh vực có thể thực hiện được theo lộ trình đã đặt ra: Triển khai thị trường điện Một Người mua duy nhất trong giai đoạn từ 2009-2014 tạo sự cạnh tranh trong khâu phát điện. Tiếp theo là thực hiện thị trường cạnh tranh bán buôn trong giai đoạn từ 2015 -2020 trong đó các cơng ty điện lực và các đại lý bán lẻ trở thành các đơn vị mua buôn trực tiếp trên thị trường điện nghĩa là đưa cạnh tranh vào khâu phát điện và trong khâu bán buôn điện. Và cuối cùng là thực hiện thị trường điện cạnh tranh bán lẻ trong giai đoạn từ 2022 trở đi. Đây là mức cạnh tranh cao nhất của thị trường điện vì số lượng người mua tăng lên rất nhiều.

- Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và khơng phân biệt đối xử giữa các thành viên tham gia thị trường: đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng một thị trường điện cơng bằng. Tất cả các quy trình quy định của thị trường điện phải rõ ràng và được công khai cho tất cả các thành viên tham gia thị trường.

- Hạn chế tối đa mức can thiệp điều tiết: mức can thiệp điều tiết càng lớn thì khả năng cạnh tranh của các thành viên trên thị trường càng hạn chế. Ngồi ra, mức độ điều tiết càng lớn thì càng cần có nhiều quy trình quy định, thậm chí phức tạp nhằm điều tiết thị trường nên dễ dẫn tới việc thực hiện các quy định quy tắc không minh bạch và phân biệt đối xử giữa các thành viên tham gia thị trường. Rõ ràng vấn đề này ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn

vị trực tiếp tham gia thị trường điện và giảm sức thu hút đầu tư từ các nguồn tài chính trong và ngồi nước vào ngành điện.

Để giảm dần mức độ điều tiết vào thị trường điện, vấn đề quan trọng nhất là việc lựa chọn mơ hình thị trường điện: thị trường điện dựa trên chi phí hay dựa trên giá chào. Hiện nay, mơ hình thị trường điện lựa chọn cho thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm là thị trường điện giá (Priced Based Market). Thị trường giá có nhiều ưu điểm nổi bật như hạn chế được tối đa mức độ điều tiết. Các đơn vị phát điện khi tham gia thị trường điện phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kính doanh của mình và tự quản lý rủi ro của mình trên cơ sở dự báo chiến lược chào giá của các đối thủ, dự báo cung cầu trung và ngắn hạn, ... nhằm mục đích tối đa hố lợi nhuận của mình. Trong khi đó, thị trường chi phí địi hỏi cơ quan điều tiết phải phê duyệt chi phí của các thành viên tham gia thị trường điện nên giảm tính chủ động trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm tính minh bạch trong thị trường. Vì vậy, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng nên áp dụng thị trường điện chi phí cho giai đoạn đầu phát triển của thị trường điện, sau đó dần từng bước nâng mức độ cạnh tranh để chuyển sang thị trường chào giá.

5.6. Chuyển ngay sang giai đoạn bán buôn khi điều kiện cho phép:

Thị trường phát điện cạnh tranh (thị trường điện một người mua duy nhất) có những nhược điểm cố hữu như sau:

- Thứ nhất, các quyết định đầu tư phát triển nguồn lưới thường do các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ thực hiện nên họ khơng phải chịu các hậu quả tài chính do các quyết định của mình gây ra. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ở các nước thực hiện thị trường này có thể hấp dẫn được đầu tư vào ngành điện như Hungary, IndoIndonesia, Pakistan, and Thailand thường xảy ra việc quá đầu tư phát triển nguồn mới.

- Thứ hai là thơng thương chính phủ thường phải bảo lãnh và gánh chịu các hâu quả của các thoả thuận mua bán điện PPA giữa các chủ đầu tư và Một người mua trong trường hợp một người mua không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Vì vậy, nếu khơng có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới gánh nặng về bảo lãnh của chính phí và ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước. Thơng thường ngân sách chính phủ thường khơng xét tới các yếu tố bảo lãnh rủi ro này nên dễ dàng làm sai lệch các quyết định của chính phủ.

- Thứ ba là mơ hình này khơng tạo ra động lực cho Một người mua duy nhất kiếm lợi nhuận tối đa trong việc mua bán điện qua biên giới. Vấn đề này trở thành nhược điểm lớn nếu các nước láng giềng áp dụng mơ hình thị trường điện bán bn.

- Thứ tư là mơ hình này thường dễ dẫn tới sự can thiệp sâu của chính phủ vào quá trình điều độ và nhà máy điện và phân bổ lại thu nhập của họ. Kinh nghiệm thế giới tại Ba Lan và Ucraina đã cho thấy có sự phân biệt đối xử của đơn vị cung cấp nhiên liệu đối với các nhà máy điện cùng sử dụng một loại nhiên liệu (than).

- Cuối cùng, kinh nghiệm thế giới cho thấy thị trường điện Một người Mua duy nhất thường có xu hướng trì hỗn qúa trình chuyển đổi sang một thị trường cạnh tranh hơn là thị trường bán bn.

Vì vậy, người ta cho rằng biện pháp tốt nhất là cần phải chuyển ngay sang thị trường cạnh tranh bán buôn khi điều kiện cho phép. Khi chuyển sang thị trường cạnh tranh bán buôn, tất cả các nhược điểm của mơ hình thị trường điện Một người mua đều được khắc phục.

Một phần của tài liệu Luan van Đại học bách khoa HN mba (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w